Trưởng ban giải phóng mặt bằng bán đất trên giấy
Mặc dù chưa có đất sạch nhưng ông Cấn Văn Lai, Trưởng ban GPMB huyện Thạch Thất, Hà Nội đã ký hợp đồng mua bán đất với nhà đầu tư. Khi không được giao đất, nhà đầu tư đã “tố” ông tới các cơ quan điều tra.
Dự án Bắc Phú Cát hiện đang để cỏ mọc hoang.
Năm 2010, Hà Nội sục sôi trong những cơn sốt đất, nắm bắt nguồn tin của nhiều dự án, ông Lai đứng tên ký hợp đồng bán đất cho nhiều nhà đầu tư ở Hà Nội tại Dự án khu đất dân dụng Bắc Phú Cát (cuối Đại lộ Thăng Long).
Sau 4 năm trôi qua, khu dân dụng Bắc Phú Cát chỉ mới mọc lên một số căn nhà theo diện tái định cư, số diện tích đất còn lại chủ yếu bỏ hoang cho bò gặm cỏ. Người dân cho rằng, khu tái định cư này chưa làm xong các cơ sở hạ tầng mà “bắt” dân ra đó ở rồi mặc kệ người dân vật lộn với điện, đường, trường, trạm. Với cuộc sống như vậy sẽ khiến người dân thêm khó khăn.
Vì lẽ đó, UBND huyện Thạch Thất đã dừng việc cấp quyền sở hữu đất cho người dân ở khu tái định cư, chưa di dời tiếp dân ra đó ở. Nói cách khác, người dân chưa có đất ở khu tái định cư Bắc Phú Cát. Từ đó dẫn đến câu chuyện mua bán đất của ông Lai – Trưởng ban GPMB – với các nhà đầu tư bị đổ bể.
Các hợp đồng giao dịch của ông Lai bất thành, đất không giao được; hàng tỷ đồng đã thu của người mua không trả lại. Các nhà đầu tư tá hỏa vì tiền ngân hàng lãi mẹ đẻ lãi con, liền quyết định “tố” ông Lai ra chính quyền địa phương và cơ quan CSĐT.
Anh Bùi Thanh Long (Đống Đa, Hà Nội) – một nhà đầu tư đã mua đất qua ông Lai – than phiền: “Mấy anh em cùng chung tiền mua một mảnh đất 1,6 tỷ đồng. Nhiều người vay ngân hàng góp vào; 4 năm trời chỉ cầm mỗi mảnh giấy ông Lai ký; lãi suất đẻ ra hằng ngày. Đến thời hạn bàn giao đất thì ông Lai cứ nói là phải… chờ, vì chưa có đất”.
Video đang HOT
Chờ đợi nhiều tháng không nhận được đất như đã thỏa thuận; nhiều lần “nhờ vả” người quen để gặp ông Lai đòi lại số tiền mua đất không được, anh Long đã làm đơn gửi đến cơ quan CSĐT “tố” ông Lai về hành vi chiếm dụng tài sản.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về vụ việc trên, ông Lai xác nhận mình không có tên trong danh sách các hộ dân được cấp đất tại khu vực Bắc Phú Cát. Tại thời điểm bán, các lô thửa ký bán mới trong giai đoạn hình thành, chưa được cấp sổ đỏ (không được phép giao dịch theo quy định).
Niềm tin để ông Lai đứng tên ký hợp đồng mua bán đất trên giấy với nhà đầu tư, theo ông thừa nhận: “Vì tôi là người xét, cấp, giao giấy tờ. Ai được đền bù đất, tôi đều biết và giới thiệu cho người ta mua”.
Tuy nhiên, không dừng ở việc giới thiệu, ông Lai đã đứng ra ký hợp đồng mua bán đất của các hộ dân theo phương thức chính ông Lai nói là “bán non” (đất chưa có sổ đỏ). Về việc này ông Lai lý giải: “tôi không đọc” (khi ký hợp đồng).
Trao đổi về hướng giải quyết vụ việc tiếp theo giữa ông và nhà đầu tư, ông Lai cho biết, hiện khu dự án Bắc Phú Cát đang dừng việc cấp sổ đỏ; ông đang xin lãnh đạo huyện “đặc cách” cấp sổ đỏ để giao cho người mua (!?).
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Chơi cây cửu phẩm 4 tỷ: Ngả mũ trước đại gia Thanh Hóa
Giới chơi cây Hà Thành và toàn miền Bắc đang râm ran câu chuyện trong thời khó khăn nhưng vẫn có một đại gia Thanh Hóa giấu tên bỏ ra 4 tỷ mua một cây sanh dáng cửu phẩm...
Đây quả là một giao dịch gây sốc khi thị trường cây cảnh rất ảm đạm trong 3 năm qua. Vì thế, khi đại gia xứ Thanh bỏ ra 4 tỷ để sở hữu một cây sanh cửu phẩm có tuổi đời một trăm năm khiến tất cả phải ngả mũ thán phục.
Năm Ngọ, tuổi Ngọ, tên Ngọ đó là câu nói vui của ông Nguyễn Văn Ngọ (Đồng Trúc - Thạch Thất) khi ông vừa bán một cây sanh dáng cửu phẩm với giá 4 tỷ đồng cho một đại gia giấu tên ở Thanh Hóa. Đây quả là một điều vui vì kinh tế suy thoái, ông vẫn bán được với giá hời. Mấy năm trước, đó chỉ là giao dịch bình thường, không có gì đáng nói, nhưng trong thời buổi khó khăn thì đây quả là một chuyện đáng ghi nhớ của cả làng cây cảnh.
Ông Ngọ cho biết, vị đại gia quê Thanh Hóa đã đến cuộc triển lãm Hội chợ Xuân quê hương tại Hoàng Thành Thăng Long xuân Giáp Ngọ và rất chú ý đến cây của ông, với kiểu dáng đẹp, tuổi đời của cây rất cao và đi đến quyết định mua sau đó 2 ngày.
Vị đại gia này cũng như ông, vừa chơi vừa kinh doanh, ông cho rằng đây cũng là một quyết định đầu tư đầy mạo hiểm, đầy cảm tình vì niềm say mê hơn là toan tính lời lãi.
"Thị trường cây cảnh đúng là nhiều điều bất ngờ, cũng lắm đại gia chơi liều và không ít những quyết định tiền tỷ trong thời điểm khó lường", ông Ngọ nhận xét.
Tư lâu cây sanh cửu phẩm là một bảo bối trong khu vườn với hơn một trăm cây cảnh của ông Ngọ. Cây sanh này ông đã đổ nhiều tâm huyết, nâng niu chăm sóc cả chục năm qua. Tại các cuộc triển lãm sinh vật cảnh, bảo bối này đã cho ông nhiều giải thưởng cao.
Cây cửu phẩm là bảo bối trong khu vườn của ông Ngọ.
"Khi bán là rất tiếc, nhưng quy luật kinh doanh cây cảnh nó là vậy, mình bán để rồi có tiền đầu tư thêm nhiều cây khác, rồi lại vào một cuộc chơi mới", ông Ngọ cho biết.
Ông Nguyễn Văn Ngọ là người kinh doanh cây cảnh lâu năm và có tiếng ở đất Hà Nội khi sở hữu nhiều loại cây có tuổi đời cao. Mặc dù thị trường không còn đỉnh như trước, nhưng khu vườn có đến hơn 100 cây bonsai của ông vẫn được định giá hàng chục tỉ đồng. Vào thời sôi động cực điểm, khu vườn này không thể định giá chính xác được vì giá mỗi cây được các khách chơi cũng như người thu mua tranh nhau trả giá cao.
Trong vườn nhà ông Ngọ có đến gần một nửa số cây trước đây được ông định giá bạc tỷ. Tuy nhiên, thời buổi khó khăn, cái giá đó chỉ còn vài trăm triệu đồng. Cũng không đến nỗi quá bi đát, một số cây đẹp ông quyết không bán, dành để sau nàysẽ bán được tiền tỷ.
Trong khi nhiều đại gia cây cảnh đang than ngắn thở dài vì giá cây đi xuống thê thảm, nhiều người đã phải ôm nợ hàng tỷ đồng vì om thời điểm giá cao, ông Ngọ cũng không tránh khỏi. Song, đến nay cả gia đình ông vẫn sống ổn. Khu vườn của ông hàng ngày vẫn có đến 5 công nhân chăm sóc, tưới nước, tỉa lá...
Ông vẫn đi khắp nơi tìm kiếm những cây đẹp để mua rồi về chăm sóc, tạo dáng và bán có lãi, trung bình mỗi cây chỉ lãi từ 10-15 triệu. Đó là cách ông duy trì và phát triển trong thời khủng hoảng. Thị trường tuy ảm đạm là vậy nhưng lão nông đại gia này cho rằng, cần cù vẫn sống tốt.
"Thời buổi khó khăn như vậy để sống vào chính cái nghề này thì mới biết được tay nghề của ai cao", ông Ngọ chia sẻ.
Theo Tuấn Linh
VietnamNet
Đã khắc phục xong sự cố vỡ đường ống nước sạch Sông Đà Sáng nay 2-4, ông Nguyễn Anh Việt, Giám đốc Cty CP đầu tư kinh doanh nước sạch (VIWACO) cho hay, sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà đã được khắc phục vào hồi 9h sáng cùng ngày. Nước đã được cấp bình thường trở lại cho các hộ dân. Lần thứ 5, đường ống nước Sông Đà bị vỡ, gần 70.000 hộ...