Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều, ông Kim Jong Un nhận thông điệp nghiêm khắc

Theo dõi VGT trên

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (21/2) đã lên tiếng khẳng định, các biện pháp trừng phạt về kinh tế nhằm vào Triều Tiên sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi mối đe dọa về chiến tranh hạt nhân từ quốc gia Đông Á này ít nhất không giảm đi một cách đáng kể.

Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều, ông Kim Jong Un nhận thông điệp nghiêm khắc - Hình 1

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đã có cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ nhất ở Singapore hồi tháng Sáu năm 2018

Đây được xem là thông điệp nghiêm khắc mà Mỹ muốn nhắn gửi Triều Tiên ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 ở Hà Nội. Tuy nhiên, thông điệp này cũng cho thấy Mỹ để ngỏ khả năng giảm nhẹ sức ép trừng phạt lên Triều Tiên trước khi nước này phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

“Người dân Mỹ nên biết chúng ta đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế hà khắc nhất từng có lên Triều Tiên và chúng ta sẽ không từ bỏ áp lực này cho đến khi khi chúng ta tự tin rằng chúng ta đã giảm được đáng kể nguy cơ đó (nguy cơ chiến tranh hạt nhân), ông Pompeo cho biết trên chương trình truyền hình Today của đài NBC ngày hôm qua.

Ngoại trưởng Pompeo tái khẳng định mục đích cuối cùng của Mỹ là phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, nhấn mạnh rằng tiến bộ trong tiến trình này đã đạt được khi Triều Tiên không tiến hành thử tên lửa trong hơn một năm qua. Tuy nhiên, mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên vẫn còn.

Ông Pompeo không muốn công khai chi tiết chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ở Hà Nội. Tuy nhiên, có tin cho rằng, hai bên sẽ tận dụng cơ hội gặp gỡ lần thứ hai này để đưa ra một tuyên bố chính thức về việc kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Cuộc chiến này đã chấm dứt bằng một lệnh ngừng bắn được ký kết vào tháng Bảy năm 1953. Tuy nhiên, một hiệp ước hòa bình vẫn chưa được ký kết và điều này đồng nghĩa rằng cuộc chiến tranh Triều Tiên về mặt lý thuyết vẫn đang diễn ra.

Khi được hỏi về việc liệu có bất kỳ nhượng bộ nào trong mục đích phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có kiểm chứng trên bán đảo Triều Tiên hay không, Ngoại trưởng Pompeo cứng rắn trả lời: “Không, điều chúng tôi cần là vì người dân Mỹ. Để giữ cho người dân Mỹ an toàn. Chúng ta phải giảm mối đe dọa từ một nước Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân và từ đó chúng ta có thể phấn đấu cho hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, đem đến một tương lai tươi sáng hơn cho nhân dân Triều Tiên”.

Một cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đã diễn ra ở Singapore hồi tháng Sáu năm 2018. Trong cuộc gặp lịch sử này, hai bên đã ký được một văn bản chung mà theo đó Triều Tiên cam kết sẽ tiến tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên để đổi lại sự đảm bảo về an ninh từ phía Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng cam kết sẽ ngừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc ở gần biên giới Triều Tiên.

Tổng thống Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Kim Jong Un trong hội nghị thượng đỉnh thứ hai diễn ra ở Việt Nam vào ngày 27/2 tới. Một cuộc gặp như vậy đang được dư luận chờ đợi bởi người ta hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai giữa ông Trump và ông Kim Jong Un sẽ giúp tìm được một bước đột phá trên con đường giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân mang tên Triều Tiên.

Thông tin về một cuộc gặp mới giữa hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên đã giúp nhóm lên niềm hy vọng về khả năng tháo ngòi nổ cho một trong những cuộc khủng hoàng nghiêm trọng nhất trên thế giới liên quan đến vấn đề tên lửa và vũ khí hạt nhân. Tiến triển đầy tích cực này bắt đầu được mở ra một cách bất ngờ từ phía Bình Nhưỡng. Trong thông điệp hồi đầu năm mới 2018, Chủ tịch Kim Jong Un đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi “chìa tay” ra với nước láng giềng Hàn Quốc sau khi gây ra “một trận sóng to, gió lớn” đầy nguy hiểm trên bán đảo Triều Tiên bằng những vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp trong liên tiếp vài năm trước đó.

Video đang HOT

Từ màn “chìa tay” bất ngờ nói trên, trong suốt hơn một năm qua, thế giới chứng kiến Triều Tiên liên tiếp có những động thái và phát biểu đầy dịu nhé, phát đi tín hiệu về sự mong muốn hòa giải của Bình Nhưỡng.

Cao trào của diễn biến trên chính là hai cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử riêng rẽ giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un với Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Mỹ. Trong những cuộc gặp như vậy, ông Kim Jong Un đều tuyên bố sẵn sàng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Diễn biến đầy tích cực nói trên từng có vài khoảng lặng khi Bình Nhưỡng tỏ ý bất mãn về việc Mỹ tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên. Chính quyền của ông Kim Jong Un thậm chí còn đe dọa đi theo “con đường khác”.

Tuy nhiên, việc cả Bình Nhưỡng và Washington đều đang tích cực xúc tiến kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai khiến cộng đồng thế giới lại một lần nữa hy vọng về viễn cảnh tháo gỡ cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Kiệt Linh (tổng hợp)

Theo VNMedia.vn

Đã tới lúc tính chuyện đoàn tụ gia đình Mỹ-Triều?

Một số chuyên gia cho rằng khi gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai tại Việt Nam sắp tới, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un nên bàn chuyện đoàn tụ người Mỹ gốc Triều Tiên với gia đình bị ly tán.

Việc gia đình ly tán là điều xảy ra phổ biến thời Chiến tranh Triều Tiên giai đoạn 1950-1953. Theo tờ The Diplomat, ít nhất 10 triệu gia đình Triều Tiên đã bị ly tán. Những người này đều ở độ tuổi 70 hoặc 80. Nhiều người đã qua đời.

Đã tới lúc tính chuyện đoàn tụ gia đình Mỹ-Triều? - Hình 1

Gia đình ly tán là một vấn đề bi kịch. Ảnh: AP

Trong khi Triều Tiên và Hàn Quốc đã sắp xếp hơn 20 cuộc đoàn tụ gia đình kể từ những năm 1980 nhưng gần như chưa ai chú ý tới việc đoàn tụ người Mỹ gốc Triều Tiên với gia đình họ tại Triều Tiên.

Có tới 100.000 gia đình người Mỹ gốc Triều Tiên bị ly tán đang sống ở Mỹ.

Gia đình ly tán là một vấn đề bi kịch nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu với cả Triều Tiên và Hàn Quốc trong bối cảnh Triều Tiên bị trừng phạt quốc tế vì phát triển vũ khí hạt nhân.

Mặc dù có chương trình đoàn tụ nhỏ được tổ chức sau cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un năm 2018, nhưng cuộc đoàn tụ chỉ dành cho công dân Triều Tiên và Hàn Quốc.

Đã tới lúc tính chuyện đoàn tụ gia đình Mỹ-Triều? - Hình 2

Ông Lee Soo-nam 76 tuổi và các bức ảnh thành viên gia đình bị ly tán còn ở Triều Tiên.

Năm 2015, Quốc hội Mỹ đã thông qua một nghị quyết khuyến khích Triều Tiên cho phép người Mỹ gốc Triều Tiên gặp thành viên gia đình ở Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Triều Tiên thực hiện bước đi cụ thể để xây dựng thiện chí, đóng góp cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ tiến triển nào dành cho các gia đình bị ly tán của người Mỹ gốc Triều Tiên.

Theo thông tin trong nghị quyết nói trên, có Mỹ có 1,7 triệu người Mỹ gốc Triều Tiên. Theo số liệu thống kê lần mới nhất năm 2001, có hơn 100.000 thành viên gia đình bị ly tán ở Mỹ và con số này đã giảm mạnh vì nhiều người đã qua đời. Nhiều người Mỹ gốc Triều Tiên đang chờ cơ hội gặp họ hàng ở Triều Tiên lần đầu tiên trong hơn 60 năm.

Ông Kyung Joo Lee, người đã chạy khỏi Triều Tiên khi chiến tranh bùng nổ, giờ đã 91 tuổi và đang sống ở Annandale, bang Virginia. Ngày nào ông cũng cầu nguyện cho bốn anh chị em của ông được an toàn và sống tốt ở Triều Tiên. Ông nói: "Với tôi, thà không biết và không nghe tin gì về họ còn thoải mái hơn là nghe tin xấu và phải đau đớn vì họ".

Một số người Mỹ đã tự tìm đường tới Triều Tiên, một trong số đó là Heang Ki Paik. Ông là giáo viên dạy taekwondo 69 tuổi sống ở San Francisco. Ông là con trai của một bà mẹ Triều Tiên và ông bố Hàn Quốc. Hai người kết hôn trước Chiến tranh Triều Tiên. Cha mẹ và 5 anh em ông đã chạy tới Hàn Quốc năm 1951, bỏ lại gia đình bên ngoại ở Triều Tiên.

Đã tới lúc tính chuyện đoàn tụ gia đình Mỹ-Triều? - Hình 3

Ông Yoon Heung-kyu 91 tuổi và một số món quà dành cho thành viên gia đình ở Triều Tiên trước chuyến thăm Triều Tiên để gặp họ năm 2018. Ảnh: AP

Khi mẹ ông qua đời, mẹ ông đã để lại cho ông địa chỉ của gia đình bà ở Triều Tiên. Khi ông Paik chuyển tới Mỹ sinh sống năm 1992, ông bắt đầu tìm gia đình bên ngoại.

Khi có một đoàn taekwondo từ Triều Tiên tới Mỹ, ông Paik đã làm quen với một trong số họ - Ung Chang, người đại diện Bình Nhưỡng tại Ủy ban Olympic Quốc tế. Ông đã nhờ tìm họ hàng của mẹ ở Triều Tiên. Ba tháng sau, ông nhận tin chú thím mình vẫn còn sống. Ba năm sau, ngày 22/10/2010, tại quê mẹ Nampo, ông Paik đã gặp gia đình bên ngoại và ở cùng họ ba ngày.

Không phải ai cũng may mắn như ông Paik. Nhiều người vẫn đang chờ đợi cơ hội cả đời.

Thời gian không còn nhiều với những người Mỹ gốc Triều Tiên lớn tuổi. Nhiều người trong số họ gần như đã từ bỏ hy vọng có ngày gặp lại gia đình trước khi chết, nhưng họ vẫn ước ao biết gia đình còn sống hay không và cầu nguyện được gặp họ một lần cuối.

Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ hai sắp được tổ chức tại Hà Nội ngày 27 và 28/2. Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên sẽ là trọng tâm hội nghị.

Đã tới lúc tính chuyện đoàn tụ gia đình Mỹ-Triều? - Hình 4

Ông Lee Soo-nam 76 tuổi và bức ảnh em trai ở Triều Tiên.

Tuy nhiên, theo ông Jina Kang, thành viên chương trình cấp cao tại tổ chức phi lợi nhuận Korean Americans in Action (KAA), phi hạt nhân hóa không nên là chủ đề duy nhất. Con đường tới phi hạt nhân hóa còn dài. Để nỗ lực phi hạt nhân hóa thành công, Mỹ và Triều Tiên cần xây dựng niềm tin vào nhau. Hợp tác trong các lĩnh vực khác ngoài phi hạt nhân có thể hỗ trợ quá trình đó.

Ví dụ, sau Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ nhất tại Singapore, việc Triều Tiên cho hồi hương 55 bộ hài cốt quân nhân Mỹ rõ ràng đã tăng lòng tin giữa hai quốc gia. Do đó, đoàn tụ người Mỹ gốc Triều Tiên với gia đình ở Triều Tiên sẽ là một cơ hội nữa để nâng cao niềm tin giữa hai nước.

Ông Jina Kang nhận định: Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên là quan trọng, nhưng không phải vấn đề duy nhất. Cho phép các gia đình này đoàn tụ không chỉ hoàn thành nguyện vọng cả đời của các gia đình người Mỹ gốc Triều Tiên bị ly tán, mà còn thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa.

Vấn đề đoàn tụ gia đình người Mỹ-Triều từng được nhắc tới nhiều năm trước đó. Theo Voanews, cản trở lớn nhất với cuộc đoàn tụ như vậy là căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Triều. Gần đây, khi quan hệ ấm dần lên, hy vọng bắt đầu nhen nhóm.

Thùy Dương/Báo Tin tức

Theo Tintuc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Ô nhiễm không khí cực kỳ nguy hiểm ở vùng thủ đô Ấn Độ

12:13:00 20/11/2024
Giải thích về sự chênh lệch lớn này, ông Dipankar Saha, nguyên lãnh đạo phụ trách phòng thí nghiệm không khí của CPCB cho biết, thang đo AQI của Ấn Độ được giới hạn ở mức 500.

Điểm yếu chí mạng của Hải quân Mỹ

12:09:14 20/11/2024
Tỷ lệ sản xuất cao hơn đồng nghĩa với chi phí cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động lớn hơn. Việc sửa chữa và bảo dưỡng cũng chịu hạn chế bởi số lượng khiêm tốn xưởng đóng, sữa chữa tàu của chính phủ.

Brazil hoàn thành năm Chủ tịch G20

11:47:41 20/11/2024
Tất cả những ưu tiên này hướng đến mục tiêu mà Brazil đề ra là xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary đoàn kết và hướng về quê hương

11:43:42 20/11/2024
Trong 16 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội đã thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động hiệu quả cho các chi hội thành viên, đại diện cho cộng đồng người Việt Nam tại Hungary.

Kết quả bất ngờ về công dụng của thuốc Đông y nổi tiếng Trung Quốc trị xuất huyết não

11:43:31 20/11/2024
Nhóm điều trị bằng Zhongfeng Xingnao cũng không đạt tiến triển trong phục hồi chức năng, khả năng sinh tồn và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe.

Năm anh em trai cùng tử trận và câu chuyện truyền cảm hứng cho nước Mỹ

11:33:39 20/11/2024
Kết quả sau 9 tháng nhập ngũ, tàu USS Juneau chở tất cả anh em nhà Sullivan đã bị trúng ngư lôi của quân đội Nhật Bản và phát nổ trong trận chiến Guadalcanal. Ba người tử vong ngay tại chỗ và hai người còn lại qua đời ngay sau đó.

Tổng thống Ukraine lên tiếng sau khi Nga cáo buộc Kiev tấn công bằng tên lửa tầm xa ATACMS

11:30:52 20/11/2024
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh Kiev sẽ sử dụng tất cả những vũ khí này , đồng thời cho rằng sau khi nghe những phát biểu gần đây về vũ khí hạt nhân, đã đến lúc Đức cần hỗ trợ khả năng tấn công tầm xa của Ukraine.

Ukraine thông qua ngân sách năm 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng

11:29:01 20/11/2024
Nhu cầu chi lớn thứ hai của ngân sách là hỗ trợ người dân. Các chương trình hỗ trợ xã hội sẽ được chi 421 tỷ hryvnia, chi cho giáo dục 199 tỷ hryvnia, y tế 217 tỷ hryvnia.

Nước Anh đón tuyết đầu mùa

08:59:26 20/11/2024
Khoảng 64 trong tổng số 120 chuyến tàu của công ty đường sắt East Midlands Railway đã bị hủy hoặc chậm ít nhất nửa giờ. Gần 200 trường học ở England và xứ Wales cũng buộc phải đóng cửa do thời tiết lạnh.

Ba lỗ hổng lớn trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga lách lệnh trừng phạt

08:57:41 20/11/2024
Thứ nhất là liên quan đến việc một số nước châu Âu được miễn trừ khỏi lệnh cấm. Kể từ khi EU áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ vào tháng 12/2022, Nga vẫn xuất khẩu được 14 tỷ USD dầu thô sang CH Séc, Hungary, Slovakia và Bulgaria.

UNESCO vinh danh gốm Hy Lạp với kỹ thuật cổ xưa

08:51:35 20/11/2024
Ông Kouvdis chia sẻ: Được UNESCO công nhận là một vinh dự lớn đối với tôi. Máy móc có thể sản xuất gốm nhanh gấp nhiều lần, nhưng không thể thay thế được sự tỉ mỉ trong kỹ thuật thủ công .

Quan hệ ViệtNhật không ngừng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả trên các lĩnh vực

08:49:22 20/11/2024
Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất trong khu vực, Top 40 nền kinh tế hàng đầu, Top 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Lạ vui

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.

Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân

Tin nổi bật

11:51:04 20/11/2024
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng, đoạn thuộc khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông có 5 học sinh mất tích.

Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động

Netizen

11:44:39 20/11/2024
Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...

Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công

Sao việt

11:17:01 20/11/2024
Một trong những cuộc thi nhận được sự quan tâm hiện nay là Mr World 2024 . Phần thi National Costume - Trang phục dân tộc sẽ diễn ra vào tối 20/11.

Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù

Sao châu á

10:43:21 20/11/2024
Lisa tiếp tục bị chỉ trích vì trang phục quá ngắn trong fanmeeting; ảnh đế Yoo Ah In dùng cái chết của cha để xin giảm án tù.

Hoa sữa về trong gió - Tập 54: Hiếu phát hiện vợ gặp lại tình cũ

Phim việt

10:39:23 20/11/2024
Mặc dù việc Linh gặp lại người cũ chỉ là để nhờ giúp đỡ hộ chú Khang (NSƯT Ngọc Quỳnh) nhưng Linh vẫn sai khi không nói rõ với chồng.

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.

Lời cảnh báo của Mourinho thành sự thật

Sao thể thao

10:29:27 20/11/2024
Nhìn lại những lời phát biểu của Mourinho về ban lãnh đạo Roma - những người mà ông gọi là không hiểu gì về bóng đá , người hâm mộ đội bóng thủ đô Italy giờ đây càng thêm phần thấm thía.

Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc

Sáng tạo

10:25:25 20/11/2024
Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.

"Nấu gì cho bữa cơm nhà ngày trời trở lạnh?": Đây là 5 món nóng hổi, dễ làm và ngon miệng vô cùng

Ẩm thực

09:59:10 20/11/2024
Chúng ta hãy cùng khám phá 5 món ăn ngon nóng hổi, giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho những ngày thời tiết đầu mùa đông này.