Trước thềm Lễ trao giải phim cực chất cho teen
Cùng lắng nghe những nhà làm phim 9x chia sẻ về chuyện học và làm phim trong dự án “ We Are the Film Makers” nhé!
Còn nhớ, vào mùa hè 2010 và 2011, Lễ trao giải Búp sen vàng của dự án Chúng ta làm phim (WAFM) đã gây được tiếng vang lớn, mà trong đó yếu tố chủ đạo thu hút khán giả chính là chất lượng của các tác phẩm. Liệu Búp sen vàng 2012 có đủ sức làm nên cú hích đầy ấn tượng đối với cộng đồng làm phim không chuyên tại Việt Nam hay không?
Dễ dàng nhận thấy, các nhà làm phim trẻ 9x không còn muốn bó hẹp mình trong phạm vi gia đình, mà đã tích cực tìm kiếm những góc nhìn mới mẻ hơn. Phần lớn các phim tài liệu dự giải năm Búp sen vàng 2012 đều hướng đến đề tài mang tính thời đại và tính xã hội sâu sắc.
Đó có thể là sự nổi loạn của một bộ phận giới trẻ ( Hào Rock, Nga xà beng), hành trình kiếm tìm hạnh phúc của người phụ nữ (Hành trình), những mâu thuẫn giữa cha mẹ với con cái (Xin cho tôi một vé về tuổi thơ) hoặc thậm chí là vấn đề giới tính ( Bạn là ai)… Tất cả những đề tài đều được khai thác triệt để, mang đến cho người xem những thước phim đa diện và nhiều màu sắc.
Nếu như coi mảng phim tài liệu của Búp sen vàng 2012 là sự đổi mới trên phương diện nội dung thì 10 phim truyện ngắn của năm nay chính là cuộc cách mạng về mặt thể loại. Từ những thể loại quen thuộc như tình cảm, hài ( Làm bạn ma) cho đến một số thể loại phức tạp hơn như tâm lý ( Ngược dòng, Nhà tôi có Osin), giả tưởng (Thần tượng hóa học), kinh dị ( Thường xuân) đều được thử nghiệm tại Búp sen vàng 2012.
Tiếp tục duy trì tinh thần cố gắng hết mình, với những thiết bị gọn nhẹ và thông dụng tới mức tối đa, các tác giả đã tận dụng hết mức có thể những sản phẩm cây nhà lá vườn để phục vụ việc quay phim của mình.
Phỏng vấn những nhà làm phim 9x
Nguyễn Lê Hoàng Việt – Đại học Kinh tế quốc dân
Các phim đã làm: Mẹ tôi (tài liệu ngắn), SMS, The Visitor (phim ngắn – đạo diễn), 7711 (sản xuất),Trực nhật với Thư Kỳ, Cá chuối (Phó đạo diễn)
Làm phim giúp mình tự tin hơn, có tinh thần làm việc nhóm tốt hơn, giao tiếp tốt hơn. Mình học tài chính doanh nghiệp, mà điện ảnh cũng cần tài chính thì cũng liên quan đấy chứ! Bởi vậy mình hi vọng được gắn bó với việc làm phim trong tương lai.
Bùi Thị Hà (H19) – Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Các phim đã làm: Những đứa trẻ, Người giàu có, Nợ (Phim tài liệu), BVS (Phim truyện ngắn)
Video đang HOT
Ban đầu, mình nghĩ làm phim là một điều gì đó cao siêu và xa vời lắm. Bây giờ thì mình thấy điều đó chỉ còn đúng 1 nửa. Bởi làm phim vẫn rất khó, thế nhưng nó không còn xa vời nữa.
Năm nay mình tiếp tục tham dự giải Búp sen vàng với bộ phim Nợ. Nội dung kể về Ca nương ca trù Lê Thị Bạch Vân.
Với Nợ, mình gặp phải rất nhiều khó khăn, như do mình “tham” trong việc quay nhân vật, để đến khi có trong tay 300G nháp thì không biết phải bắt đầu từ đâu với nó. Làm phim Nợ trong thời tiết Hà Nội nóng bức và nhân vật lại có lịch hoạt động dày đặc nên nhiều lúc một người trẻ như mình cũng cảm thấy kiệt sức.
Đạo diễn – Diễn viên Đỗ Quốc Trung
Thủ khoa và tốt nghiệp trường đại học Sân khấu điện ảnh
Phim xuất sắc nhì cuộc thi Làm phim 48h 2011
Các phim đã làm: Những tia nắng nhảy múa, Cùng nhau đơn độc, Cá chuối, Trực nhật với Thư Kỳ …
Là một người gắn bó với Chúng ta làm phim từ những ngày đầu, mình thấy đến bây giờ, hầu như tất cả thành viên đều có thể tự tin kể câu chuyện mà mình yêu thích. Chúng mình đã thực sự trưởng thành rất nhiều trong 3 năm lăn lộn vừa qua.
Theo TTVN
"Tân" Tứ đại kỳ thư bị chê tơi tả
Rất nhiều nhà làm phim đã ôm mộng "đột phá", "tân trang" lại Hồng lâu lộng, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký nhưng có vẻ các phiên bản thế hệ "sinh sau đẻ muộn" này đã bị khán giả chê không tiếc lời.
Tân hồng lâu mộng, Tân thủy hử, Tân tây du ký, Tân tam quốc - những người em "phiên bản hai" ngay từ khi mới lên sóng đã không gây được những hiệu ứng tốt từ phía khán giả như những lời hứa hẹn "đao toa búa lớn" của các nhà làm phim. Từ tạo hình, sự thay đổi một số chi tiết so với nguyên tác, âm nhạc hay việc thêm nếm cảnh nóng... khán giả đều tìm ra được các điểm hạn chế đáng tiếc.
Tạo hình
Tây du ký là phim bộ phim dành cho thiếu nhi nhưng lại được người trưởng thành của nhiều thế hệ yêu thích. Hình ảnh của 4 thầy trò Đường tăng phiên bản năm 1986 đã trở thành một thương hiệu mà bất cứ phim nào ra đời sau đều được khán giả lấy đó làm chuẩn mực để so sánh. Vẫn biết mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng đúng là so sánh rồi mới thấy... quá khập khiễng.
Tạo hình các nhân vật trong Tân Tây du kí của đạo diễn Trương Kỷ Trung đã bị khán giả chê tơi bời. Nhất là tạo hình của các yêu quái quá kinh dị, ghê rợn, nhiều máu me làm mất đi tính thần thoại của nguyên bản cộng thêm phim có nhiều cảnh bạo lực không hề phù hợp với trẻ nhỏ.
Tạo hình yêu quái quá kinh dị, ghê rợn không phù hợp với thiếu nhi
Ngay cả Tân tây du ký của đài Triết Giang, Trung Quốc của đạo diễn Trình Lực Đống sản xuất cũng không nằm ngoài "tầm ngắm" của khán giả. Nhất là tạo hình của 4 thầy trò Đường tăng luôn bị "đào xới" trên nhiều diễn đàn và mặt báo. Diễn viên thủ vai Tôn Ngộ Không trong bản mới của Triết Giang - Phí Dương có gương mặt khá... nhẵn nhụi vì được sử dụng một "khuôn" lông làm sẵn. Tiện lợi, sạch sẽ và tiết kiệm thời gian nhưng đổi lại, hiệu quả hình ảnh của nó lại không chân thực và chẳng đem lại ấn tượng nào cho khán giả.
Tạo hình Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới của đài Triết Giang bị chê thậm tệ
Trư Bát Giới cũng bị chê bai thậm tệ. Đó là sự thiếu tinh tế trong việc hóa trang nhân vật. Điển hình nhất là việc "khuôn bụng", tai và mũi của Thiên bồng nguyên soái sau khi bị biến hình trông đều giống như vừa được ... nặn bằng đất sét dẻo, bề mặt láng bóng thiếu chân thật, độ cao thấp và tỉ lệ bộ phận cũng không đồng đều.
Còn với Tân hồng lâu mộng, đa số khán giả đều phê bình lựa chọn tạo hình trang phục, thiết kế tóc và trang điểm của bản mới quá lệch lạc so với miêu tả trong tác phẩm văn học. Không chỉ không tôn trọng yếu tố niên đại và tính chân thực trong đời sống, hình ảnh tô vẽ này càng giống với tạo hình sân khấu kịch hơn là áp dụng trong phim truyền hình. Với cách hóa trang này, người xem khó lòng phân biệt được từng nhân vật.
Tạo hình nhân vật của phim Tân thủy hử bị chê là giống xã hội đen vì có những hình xăm trổ đầy mình. Những nam tử hán đại trượng phu như Võ Tòng, Lâm Xung, Tống Giang lại xăm trổ ngang dọc trên cơ thể khiến người xem thấy sợ, phản cảm thay vì ngưỡng mộ. Ngay lập tức, những nhà làm phim Tân thủy hử bị lên án là thiếu tôn trọng các vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
Các vị anh hùng Lương Sơn Bạc bị coi là giống xã hội đen
Diễn xuất
Diễn xuất của các diễn viên trong các phim mới cũng là vấn đề cần được bàn đến. Một ví dụ nhỏ có thể khái quát đánh giá này thể hiện trong cử chỉ rất "phô" của Tưởng Mộng Tiệp khi lột tả các động tác đã trở thành dấu ấn kinh điển của nhân vật Lâm Đại Ngọc trong Tân hồng lâu mộng. Ở phiên bản cũ, Trần Hiểu Húc thư thái yêu kiều thì sang đến Tân Hồng Lâu Mộng tất cả ưu điểm này biến mất hoàn toàn.
Diễn xuất của Tưởng Mộng Tiệp quá "phô" so với Trần Hiểu Húc
Hay diễn viên Phí Dương vai Tôn Ngộ Không của Tân tây du ký đài Triết Giang cũng bị chê về mặt diễn xuất cứng và chưa phù hợp.
Nhiều chi tiết mới không hợp lý
Trong Tân tam quốc cảnh Lưu Bị - Trương Phi - Quan Vân Trường kết nghĩa vườn đào chỉ trong tích tắc 10 giây mất đi vẻ thiêng liêng, hùng tráng của những anh hùng cùng chí hướng thời loạn lạc. Và "Tam anh chiến Lã Bố" là một tình tiết có tính kinh điển trong truyện Tam quốc. Trong bản cũ, hai tướng Quan, Trương đánh không thắng Lã Bố, Lưu Bị nhảy vào, Lã Bố mới bại trận mà chạy. Nhưng trong Tân tam quốc, câu chuyện đã được cải biên: Trương Phi đánh Lã Bố trước, không thắng được, Quan Vũ nhảy vào, cục diện thay đổi, suýt chém Lã Bố ngã ngựa. Lưu Bị thấy thế quất ngựa xông vào, giúp chặn cho Lã Bố thoát một đòn chí mạng.
Thậm chí trong 30/86 tập đầu phim chỉ dành nói về nhân vật Tào tháo khiến bố cục phim không hợp lý. Bên cạnh đó, trong sách "Tam quốc diễn nghĩa", khi Tào Tháo bỏ trốn, ông không có gia quyến ở kinh thành. Nhưng khi Tào Tháo giết Đổng Trác không thành phải bỏ trốn, Đổng Trác nổi giận, sai Lã Bố tắm máu Tào phủ. Trong phim, già trẻ trai gái nhà họ Tào đều bị tàn sát, cảnh tượng rất rùng rợn.
Trong bản phim cũ, Điêu Thuyền sau khi hoàn thành sứ mạng đã lặng lẽ bỏ đi, từ đó bặt vô âm tín. Tân Tam Quốc đã để cho Điêu Thuyền chết ở tập 20. Tào Tháo vốn thích các thiếu phụ nên đã mê mẩn trước sắc đẹp của nàng. Danh tướng dưới trướng ông ta là Hứa Chử sợ Điêu Thuyền lại gây họa nên đã tự ý giết nàng. Tào Tháo rất tiếc nhưng đành chấp nhận thực tế đó.
Tân tây du ký trong phiên bản của đạo diễn Trình Lực Đông cũng đã thêm nếm nhiều chi tiết khác so với bản cũ. Không thể phủ nhận đã là tân thì phải làm mới nhưng có vẻ hành trình làm mới này của đạo diễn không mấy thành công. Nhất là chi tiết cả 4 thầy trò Đường tăng đều rơi vào "lưới tình" gây phản cảm cho khán giả.
Lạm dụng nhiều cảnh nóng
Có lẽ trào lưu dùng cảnh nóng để câu khách đang phát triển nên những nhà làm phim cách tân cũng đã "mạnh dạn" đưa những cảnh nhạy cảm vào màn ảnh nhỏ nhiều hơn, song lại gây ra tác dụng ngược với khán giả.
Tân tây du ký có nhiều cảnh mơn trớn, khiêu khích, nhạy cảm của các nhân vật yêu tinh
Trong Tân tây du ký, những hành động mơn trớn, lả lướt, khiêu khích của yêu tinh với Đường tăng, những hình ảnh có phần sexy, gợi cảm còn khiến người lớn đôi lúc phải đỏ mặt thì sao có thể phù hợp là bộ phim thiếu nhi được. Riêng ở điểm này, có lẽ Tân tây du kí đài Triết giang còn chưa khẳng định được đâu là đối tượng phục vụ chính.
Tân thủy hử ưu ái cảnh nóng của đôi gian phu, dâm phụ Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên
Trong nguyên tác Thủy hử, tuy là một nhân vật khá nổi bật nhưng nhân vật dâm phụ Phan Kim Liên xuất hiện không nhiều. Nhưng dường như nhà sản xuất Tân thủy hử lại tỏ ra ưu ái người đàn bà này. Cảnh phòng the của đôi gian phu, dâm phụ Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên kéo quá dài với những cảnh khiến người xem phải nóng mặt. Phim trở nên sa đà vào những chi tiết không thực sự cần thiết.
Âm nhạc
Âm nhạc trong Tân Hồng Lâu Mộng cũng bị các nhà nghiên cứu chê trách rất nhiều khi đa phần giai điệu được sử dụng đều đánh đồng sự bi thương ai oán với loại nhạc ủy mị sáo rỗng. Thêm vào đó, có nhiều trường đoạn kết hợp với hình ảnh âm u cô tịch được ví "chẳng khác nào nhạc phim Liêu trai"...
Trong nhiều năm gần đây, trào lưu ra đời các phim phiên bản hai, ba... của bộ gốc đang ngày càng rầm rộ. Tuy nhiên, không phải đổi mới lúc nào cũng hay và nó chỉ hay khi thực sự vượt được "đàn anh, đàn chị". Không hẳn khán giả quá khó tính khi săm soi và "nhặt sạn" trong phim mới mà chỉ bởi phiên bản gốc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem vì vậy, để vượt qua được ấn tượng này thật là một điều không hề dễ dàng.
Theo VNN
Bí sử - "Bình phong" lợi hại cho các nhà làm phim... chém gió! Khoảng vài năm trở lại đây, đề tài "bí sử" nở rộ trong làng truyền hình Hoa ngữ với hàng loạt tác phẩm hoành tráng. Nếu như ban đầu khán giả còn tỏ ra thích thú vì những tình tiết mới mẻ chưa từng có xung quanh cuộc đời của Dương Quý Phi, Võ Tắc Thiên... thì nay họ đã phải lên tiếng,...