Trước thềm họp mặt Mỹ – Trung: Còn nhiều căng thẳng
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng khi Trung Quốc tiếp tục thực hiện việc xây dựng đảo trên biển Đông và Bắc Kinh bị nghi ngờ đứng sau vụ đánh cắp thông tin của hơn 14 triệu nhân viên và nhà thầu Mỹ.
Những nhà ngoại giao hàng đầu và các quan chức tài chính của hai nước sẽ gặp nhau vào tuần tới trong cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung hàng năm. Chính quyền Obama nói rằng chính phủ hai nước không che giấu sự khác biệt của họ mà sẽ làm nổi bật những mặt tích cực, nhấn mạnh hợp tác trong những vấn đề khu vực như biến đổi khí hậu.
Các quan chức dân sự và quân sự sẽ gặp nhau vào ngày 22-6 để thảo luận về các vấn đề an ninh. Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew bắt đầu hai ngày đàm phán với Phó Thủ tướng Wang Yang và Uỷ viên Yang Jiechi vào thứ ba về một chương trình đặc sắc, trong đó có kế hoạch cho một hiệp định đầu tư song phương.
Cuộc đối thoại của Trung Quốc như một khúc dạo đầu cho chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình tới Nhà Trắng vào tháng chín tới. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông kể từ khi trở thành chủ tịch nước vào năm 2013.
Ông Tập Cận Bình chuẩn bị đến thăm Nhà Trắng vào tháng Chín tới
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Lu Kang gọi đây là một cơ hội để “thúc đẩy sự tiến bộ trong việc xây dựng mô hình quan hệ quyền lực mới giữa hai nước lớn”, hãng tin Xinhua trích dẫn.
Nhưng đó là một mô hình với các vết nứt. Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, với hệ thống chính trị đa dạng và các ưu tiên của họ, hiếm khi vận hành trơn tru, đặc biệt là trong những tháng gần đây. Hành động xây đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc là dấu hiệu đáng báo động về tham vọng lãnh thổ của nước này. Washington đã có những bước đi bất thường vào tháng trước khi cho một máy bay giám sát bay trên vùng nước này để nghiên cứu tình hình phía Trung Quốc.
Video đang HOT
Trung Quốc ngang ngược khẳng địng các đảo này thuộc chủ quyền của họ, nhưng Washington cho rằng việc việc xây đắp và quân sự hóa các đảo này có thể châm ngòi cho xung đột và tác động đến quyền tự do hàng hải ở các tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại thế giới.
Hoạt động xây đắp đảo nhân tạo là một trong những nút thắt căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ
An ninh mạng cũng là một nguồn mâu thuẫn được đem ra thảo luận. Vấn đề này được cho là khá cấp bách khi vi phạm các quyền bảo mật dẫn đến các hành vi trộm cắp thông tin cá nhân của hơn 14 triệu nhân viên liên bang Mỹ.
Chính quyền Obama tin rằng chính phủ của Trung Quốc, chứ không phải tin tặc, phải chịu trách nhiệm cho những vi phạm đó, theo tin tình báo. Trung Quốc thì phủ nhận sự cáo buộc của Mỹ và nói rằng họ cũng là một nạn nhân của nhóm tin tặc đó. Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, trong khi đó, lo ngại rằng rào cản pháp lý tại Trung Quốc không hề có dấu hiệu giảm bớt như lời hứa của chủ tịch Tập Cận Bình để thúc đẩy cải cách kinh tế. Hiệp ước đầu tư song phương giữa Mỹ và Trung Quốc được ký kết cách đây 2 năm đang bị chậm tiến độ, và Trung Quốc lại vừa báo cáo một danh sách dài các nhân tố họ muốn loại trừ. Biến đổi khí hậu cũng sẽ là một “chủ đề nóng” tại cuộc đối thoại tuần này tại Washington. Vấn đề biển Đông và an ninh mạng vẫn chưa được đề cập đến.
Nhã Vy
Theo_PLO
Tự do hàng không và hàng hải bị đe dọa ở Biển Đông
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel trong họp báo 19/6 khẳng định, nguyên tắc tự do hàng không và hàng hải đang bị đe dọa ở Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel trong họp báo 19/6 khẳng định, nguyên tắc tự do hàng không và hàng hải đang bị đe dọa ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo ngày 19/6 về cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế thường niên sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc tại Washington, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel khẳng định, tự do hàng không và hàng hải đang bị đe dọa ở Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết, trong cuộc đối thoại lần thứ 7 sắp tới, Mỹ và Trung Quốc sẽ bàn thảo một loạt vấn về kinh tế, an ninh và giao lưu nhân dân.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel.
Theo ông Russel, đối thoại chiến lược về an ninh sẽ có sự tham gia của các quan chức ngoại giao và quân sự cấp cao của hai nước với một chương trình nghị sự bao gồm những vấn đề khó khăn, nhạy cảm, gây tranh cãi nhất và có khả năng tạo ra sự mất lòng tin chiến lược giữa hai bên như tin tặc, vũ trụ, hoạt động hàng hải, hàng không...
Trả lời câu hỏi về khả năng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định Mỹ luôn theo đuổi chính sách tránh đối đầu quân sự với các nước.
Ông Russel nêu rõ Biển Đông về cơ bản không phải là vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc mà là vấn đề giữa Trung Quốc và các nước đòi hỏi chủ quyền khác, giữa Trung Quốc và ASEAN, cũng như giữa Trung Quốc và luật pháp quốc tế.
"Ở đây có một số nguyên tắc, thứ nhất là quan hệ tốt. Mỹ muốn Trung Quốc có quan hệ hữu hảo với tất cả các nước láng giềng cũng như với Mỹ. Nguyên tắc tiếp theo là tự do hàng không, hàng hải nhưng nguyên tắc này thực sự đang bị đe dọa tại Biển Đông", ông Russel khẳng định.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh việc Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ tiếp tục mở rộng xây dựng cơ sở vật chất tại các tiền đồn mà Bắc Kinh vừa xây dựng tại Biển Đông đang gây lo ngại không chỉ đối với Mỹ mà còn cả các nước trong khu vực, khiến căng thẳng gia tăng.
"Rõ ràng là triển vọng quân sự hóa những tiền đồn tại Biển Đông đi ngược lại mục tiêu giảm căng thẳng. Đó là lý do Mỹ liên tục hối thúc Trung Quốc ngừng các hoạt động cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất và quân sự hóa các tiền đồn này", ông Russel nói thêm.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh những nguyên tắc mà các bên cần tuân thủ để có thể giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình như không chấp nhận cưỡng ép, đe dọa hay sử dụng vũ lực, không cản trở hoạt động thương mại hợp pháp.
Các bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển trong đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua con đường ngoại giao hoặc trọng tài...
Theo ông Russel, những nguyên tắc này đã được Trung Quốc và các nước ASEAN cam kết bằng văn bản vào năm 2002 và sẽ tiếp tục được đề cập đến trong cuộc đối thoại Mỹ-Trung lần này.
Gián tiếp chỉ trích hành vi đe dọa của Trung Quốc đối với các ngư dân nước ngoài tại Biển Đông, ông Russel nêu rõ Mỹ mong muốn rằng một chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhất của Philippines, Việt Nam hay Malaysia đều có thể tự tin hoạt động tại vùng biển quốc tế như một tàu chiến lớn nhất của Mỹ.
Đối thoại chiến lược và kinh tế là diễn đàn để Mỹ và Trung Quốc tăng cường hợp tác và giải quyết những thách thức trong các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu. Cuộc đối thoại sắp tới sẽ diễn ra tại Washington DC từ ngày 22-24/6.
Theo Nhật Quỳnh-Huy Hoàng/VOV
Theo_Kiến Thức
Đòn bẩy hạ tầng Trung Quốc bài 1: Bắc Kinh "trung tâm hóa" vùng rìa Việc xây dựng các tuyến đường xuyên quốc gia được Bắc Kinh sử dụng để kết nối các nước nhằm thúc đẩy sự phát triển các vùng đất còn nghèo đói của nước này. LTS: Mới đây,các công tyTrung Quốc và Thái Lan đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về dự án xây kênh đào Kra xuyên qua Thái Lan, nối Biển...