Trước TGDĐ, doanh nghiệp Việt nào bị hacker tấn công gây chấn động?
Thông tin Thế Giới Di Động bị hack khiến người tiêu dùng đang hoang mang khiến chúng ta nhớ lại những lần website các sân bay, hãng hàng không và ngân hàng từng bị tin tặc tấn công.
Nghi vấn Thế Giới Di Động bị hack
Thông tin Thế Giới Di Động bị hack ngày 7/11 đang trở thành vấn đề quan tâm của không ít người tiêu dùng. Sự việc bắt nguồn từ một người dùng có nick là erwincho đã liên tục chia sẻ các file được cho là email và số thẻ tín dụng của khách hàng Thế Giới Di Động.
Theo đó, trên diễn đàn RaidForums, nick erwincho đã đưa lên 3 file dữ liệu chứa các địa chỉ email, thẻ ngân hàng được cho là của hơn 5 triệu khách hàng Thế Giới Di Động.
File dữ liệu chứa các địa chỉ email được cho là của hơn 5 triệu khách hàng Thế Giới Di Động. Ảnh: Cand.
Ngay sau đó, Thế Giới Di Động đã phát đi thông báo phủ nhận toàn bộ sự việc trên và khẳng định hệ thống của công ty vẫn an toàn, hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, đến tối ngày 7/11, tài khoản Erwincho tiếp tục tung thêm một số dữ liệu khác được cho là thông tin thẻ tín dụng của người dùng, nhằm chứng minh cho việc hệ thống Thế Giới Di Động bị hack.
Hiện, sự việc vẫn đang chờ kết luận chính xác cuối cùng.
Video đang HOT
Website sân bay bị hack
Thông tin Thế Giới Di Động bị hack khiến nhiều người nhớ lại website của nhiều cảng hàng không tại Việt Nam như Tân Sơn Nhất (TP HCM), Rạch Giá (Kiên Giang), Tuy Hòa (Phú Yên) bị hacker tấn công trong 2 ngày 8-9/3/2017.
Tình trạng chung của các website này là hacker xâm nhập, thay đổi giao diện, để lại lời nhắn cảnh báo. Sự việc làm website của các cảng hàng không tê liệt, dù trong thời gian ngắn cũng khiến nhiều người lo lắng.
Giao diện website tansonnhatairport.vn đêm 8/3/2017
Qua điều tra, Cục An ninh mạng và Bộ Công an tìm ra thủ phạm là hai học sinh trung học phổ thông sinh năm 2002. Đáng chú ý, hai đối tượng khai nhận lý do hack website sân bay xuất phát từ sở thích khám phá, muốn thể hiện, khoe khoang thành tích trong giới hacker.
Webiste Vietnam Airlines bị tin tặc tấn công
Trước đó, chiều 19/7/2016, trang web của Vietnam Airlines tại địa chỉ https://www.vietnamairlines.com đã bị tin tặc tấn công, thay đổi giao diện.
Tin tặc đã cho phát tán một bảng danh sách ước tính hơn 400.000 tài khoản của những hội viên Vietnam Airlines trên mạng. Điều này khiến nhân viên của Vietnam Airlines được yêu cầu đổi mật khẩu email nội bộ đề phòng bị tin tặc tấn công.
Ảnh chụp màn hình website của Vietnam Airlines bị tin tặc tấn công
Đến 17h15 cùng ngày, trang mạng được khôi phục, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống dữ liệu của Vietnam Airlines bị tấn công đã được cô lập và kiểm soát.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bị hacker tấn công
Tối ngày 13/10/2018, website Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bị tấn công liên kết ngách. Trên web của ngân hàng hiển thị nội dung “Trang web đã bị hack bởi Sogo Nakamoto. Tôi có toàn bộ cơ sở dữ liệu của 275.000 người dùng và WHM (Web Host Manager)”. Tin tặc cũng đòi 100.000 USD tiền chuộc và trả bằng Bitcoin.
Trang web của ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam không thể truy cập khi bị tin tặc tấn công tối 13/10/2018.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, đại diện Ngân hàng Hợp tác xã khẳng định: “Toàn bộ thông tin dữ liệu khách hàng hoàn toàn an toàn và không bị ảnh hưởng bởi tấn công của hacker”.
Theo Báo Mới
Hàng loạt tài khoản Facebook người nổi tiếng bị hack, hacker đòi chuộc giá nhiều chục triệu đồng
Người mẫu Trần Quang Đại mới đây là 'nạn nhân' mới nhất, thế nhưng đáng ngại hơn là giờ thì hacker dường như không còn chỉ quan tâm đến những người nổi tiếng.
Thời gian gần đây, tài khoản cá nhân nhiều người nổi tiếng trên Facebook liên tục bị hack, ngay cả khi đã được Facebook tick dấu xanh xác thực, đồng nghĩa với việc chúng được xác nhận là tài khoản của người của công chúng, có tiếng nói hoặc có lượng người theo dõi cao. Mới đây nhất, người mẫu Quang Đại trở thành mục tiêu của kẻ xấu. Anh xác nhận thông tin này trên Instagram cá nhân. Chia sẻ trên Tổ Quốc, Quang Đại cho biết tài khoản Facebook của anh được bật chế độ bảo mật hai lớp.
Quang Đại là một trong những nạn nhân mới nhất của nạn "hack" Facebook.
Tuy nhiên, thời điểm Facebook bị hack anh đang ở nước ngoài nên có thể sóng được thoại chập chờn và không nhận được tin báo. Anh chỉ biết Facebook mình bị hack qua email. Quang Đại chia sẻ thêm rằng hiện tại nhóm hacker chưa đưa ra bất kì thông tin hay điều kiện gì để lấy lại tài khoản. Đáng lo ngại hơn là việc hacker gần đây không chỉ nhắm vào tài khoản của những người nổi tiếng mà còn tấn công cả tài khoản của nhóm người dùng bình thường nhưng có tiếng nói trong một cộng đồng nào đó hoặc có lượng người theo dõi lớn.
Chủ yếu các nhóm hacker gần đây tấn công Facebook của những đối tượng trên nhằm lấy tiền chuộc. Tận dụng tâm lý e ngại liên hệ với Facebook để được hỗ trợ và thời gian phản hồi của ông lớn mạng xã hội cũng có thể không quá kịp thời, nhóm hacker đưa ra mức giá để chủ nhân tài khoản Facebook có thể lấy lại được tài khoản một cách thẳng thắn. Mức giá này có thể dao động trong khoảng từ 5 triệu đồng tới 30 triệu đồng tùy trường hợp.
Nhóm người dùng bán hàng online dễ bị tấn công
Trang Tổ quốc thậm chí dần chia sẻ của một "nạn nhân" tên S chia sẻ thực tế hacker hoạt động theo hai nhóm, một nhóm chuyên giữ và một nhóm chuyên lấy. Hai nhóm này sống "cộng sinh" với nhau để thu lợi. Là một người bán hàng online, tài khoản Facebook cực kì quan trọng với chị S, vì thế, sau lần bị tấn công, mất tiền chuộc, chị S kết hợp với một nhóm hacker khác để được "bảo kê" và bảo vệ ở mức độ cao hơn. Mức phí mà chị cần bỏ ra là 6,5 triệu/ năm.
Trước thực tế hacker ngày càng hoạt động tinh vi đồng thời Facebook ngày càng là một phương tiện liên lạc của nhiều người, bạn cũng hoàn toàn có thể là mục tiêu của hacker. Vì vậy, hãy cần trọng trước những gì mình click trên mạng xã hội nói riêng và Internet nói chung. Quan trọng nhất, hãy kích hoạt chế độ bảo mật hai lớp ngay lúc này để tăng thêm mức độ bảo mật cho tài khoản của mình.
Theo Báo Mới
Hacker tấn công website Ngân hàng Hợp tác xã VN, đòi tiền chuộc 100.000 USD Website Ngân hàng Hợp tác xã VN (Co-opbank) đang bất ngờ bị hacker tấn công. Hacker tự giới thiệu mình là Sogo Nakamoto rồi cho biết sẽ bán 275.000 dữ liệu khách hàng với giá 100.000 USD và người mua phải thanh toán bằng Bitcoin hoặc Bitcoin Cash. Dòng tin trên website của ngân hàng hiển thị nội dung: "Trang web đã bị...