Trước “tận thế”, tìm hiểu 9 sự thật về Trái đất
Có nhiều điều chúng ta vẫn lầm tưởng về Trái đất và sự thật khiến nhiều người ngỡ ngàng
1. Trái đất không tròn
Trái đất là một hình cầu nhưng do lực hấp dẫn của nó, nó không phải là một vòng tròn hoàn hảo. Trong thực tế có một chỗ phình ra xung quanh đường xích đạo. Bán kính vùng cực của Trái đất là 3,949.99 dặm, trong khi bán kính xích đạo là 3,963.34 dặm. Nói một cách hóm hỉnh thì trái đấtkhông phải là “vòng tròn tình yêu”.
2. Tên “Trái đất” (Earth) bắt nguồn từ ngôn ngữ Anglo-Saxon
Tất cả các hành tinh khác trong hệ mặt trời được đặt theo tên một vị chúa Hy Lạp hay La Mã, ngoại trừ hành tinh của chúng ta. Từ “Trái đất” (Earth) bắt nguồn từ ngôn ngữ Anglo-Saxon trong từ Erda, nghĩa là mặt đất, sỏi đất. Trớ trêu thay, hành tinh trái đất lại được bao phủ bởi 71% là nước chứ không phải sỏi đá. Trái đất cũng là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời mà ở đó nước có trong tất cả các trạng thái vật chất: khí, chất lỏng và rắn.
3. Một ngày không phải có 24 giờ
Mọi người thường than phiền không có đủ thời gian trong một ngày và họ nói đúng, bởi thực tế một ngày không có đủ 24 giờ. Thời gian thực tế mà hành tinh xoay trên trục của nó là 23 giờ 56 phút 4 giây. Đó là một ngày thiên văn, ngày năng lượng mặt trời, thời gian cần cho mặt trời trở lại cùng một điểm trên kinh tuyến.
Video đang HOT
4. Trái đất là hành tinh duy nhất với lớp kiến tạo mảng đặc biệt
Các nhà khoa học tin rằng Trái đất được tạo thành từ 8 mảng kiến tạo chính: mảng châu Phi, mảng Nam Cực, mảng Australia, mảng Ấn Độ, mảng Á-Âu, mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Thái Bình Dương. Bên cạnh đó còn có các mảng nhỏ như mảng Ả Rập, mảng Caribe, và mảng Juan de Fuca, mảng Cocos, mảng Nazca, mảng Philippin và mảng Scotia.
5. Trái đất có một hành tinh sinh đôi khác
Hành tinh này mới được các nhà thiên văn học châu Âu phát hiện ra. Nó có khối lượng nhẹ nhất trong số những hành tinh nằm trong hệ thống sao Alpha Centauri gần Trái Đất từng phát hiện trước đó. Alpha Centauri B là hành tinh giống Mặt trời, có kích thước lớn nhưng không sáng bằng.
6. Sự bí ẩn của mặt trăng
Mặt trăng được bao phủ trong một lớp bụi kỳ lạ có mùi giống như thuốc súng, mặc dù có nhiều chất khí hoàn toàn khác nhau.
7. 90% điều chưa biết về đại dương
Thực tế chúng ta mới chỉ khám phá được dưới 10% các vùng biển xanh thẳm. Đại dương chiếm 99% khu vực sống và 97% lượng nước của trái đất. Chúng ta đã xác định được 212.906 loài sinh vật biển và có thể có 25 triệu sinh vật khác chưa được biết đến.
8. Nơi lạnh nhất: âm 89,2 độ C
Trong khi nơi lạnh nhất trên Trái đất là Nam cực (âm 100 độ C) thì tại địa điểm lạnh nhất được ghi nhận vào ngày 21/7/1983 tại Vostok Station ở Anarctica là âm 128,6 độ F (âm 89,2 độ C).
Điểm nóng nhất của Trái đất được ghi lại vào ngày 13/9/1922 tại El Azizia ở Lybia là 136 độ F (57,8 độ C).
9. Điểm cao nhất của trái đất không phải là đỉnh Everest
Đúng nó là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất trên thế giới, cao ở mức 29.035 feet so với mực nước biển. Tuy nhiên, vì Trái đất không tròn nên đỉnh của núi Chimborazo ở Ecuador chỉ là 20.564 feet trên mực nước biển nhưng nó lại xa trung tâm của trái đất hơn Everest khoảng 1,5 dặm.
Theo 24h
3 nhà leo núi thiệt mạng, 2 người khác mất tích trên đỉnh Everest
Giới chức Nepal cho hay 3 nhà leo núi đã thiệt mạng và 2 người khác cũng mất tích khi đang trên đường trở về từ Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới.
3 người chết được tin là một người Đức, một công dân Canada sinh tại Nepal và một người Hàn Quốc. Họ tử nạn hôm 19/5 khi đang trèo xuống từ đỉnh núi cao 8.850m.
Điều kiện thời tiết rất thuận lợi hôm thứ 6 và sáng thứ 7, nhưng một cơn bão đã tràn qua đỉnh núi vào chiều thứ 7, một quan chức Nepal cho biết.
2 nhà leo núi khác hiện cũng đang mất tích, gồm một công dân Trung Quốc và hướng dẫn viên Nepal.
Những người tử nạn được xác định là Eberhard Schaaf, một bác sĩ Đức 61 tuổi; nhà leo núi Canada Shriya Shah và một người Hàn Quốc tên là Song Won-bin. Một nguồn tin cho biết nhà leo núi Hàn Quốc đã tử nạn tại Balcony, một khu vực gần đỉnh Everest.
Hồi tháng 4, hai nhà leo núi người Nepal đã thiệt mạng trên đỉnh Everest, trong đó một người rơi xuống một khe nứt ở độ cao 5.900m và người kia bị hội chứng sốc độ cao.
Vào ngày 10/5/1996, tám người cũng tử nạn trong một ngày được tin là tồi tệ nhất trên Everest sau khi họ gặp phải một trận bão tuyết vốn tràn qua đỉnh núi.
Theo Dân Trí
Chinh phục đỉnh cao mọi lục địa ở tuổi 15 Một cậu bé 15 tuổi người Mỹ đã trở thành người trẻ tuổi nhất leo lên các đỉnh núi cao nhất của cả bảy lục địa sau khi hoàn tất kỳ công bằng cách đặt chân lên đỉnh Vinson Massif của Nam Cực vào cuối tuần qua, theo AFP. Jordan Romero, người trẻ tuổi nhất từng chinh phục đỉnh Everest, đã leo xuống...