Trước phẫu thuật ung thư dạ dày, bệnh nhân cần lưu ý gì trong ăn uống?
Thưa bác sĩ, ông tôi hơn 60 tuổi, được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn 2, điều trị từ tháng 2. Sắp tới, ông chuẩn bị mổ thì nên ăn uống và lưu ý gì?
Tôi đọc thông tin trên mạng thấy rằng, nếu người bệnh ung thư đặc biệt ung thư dạ dày duy trì chế độ ăn nhiều dưỡng chất thì đồng nghĩa nuôi tế bào ung thư, như vậy có đúng không?
GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương.
GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương: Ung thư là bệnh có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, vì thế dinh dưỡng với người bệnh ung thư hết sức quan trọng. Với ông bạn bị ung thư đường tiêu hoá, lại có tuổi thì vấn đề dinh dưỡng càng quan tâm nhiều hơn nữa.
Với những trường hợp bị ung thư đường tiêu hóa chuẩn bị cho phẫu thuật thì bao giờ chúng ta cũng phải chuẩn bị sức khỏe thật tốt. Có thể đẩy cân nặng lên để người bệnh có thể trải qua phẫu thuật và sau đó khi kết thúc phẫu thuật, thời kỳ nằm hậu phẫu sẽ ngắn hơn.
Quan điểm ăn nhiều nuôi tế bào ung thư là quan điểm hết sức sai lầm cần tránh. Người bệnh nếu không đủ dinh dưỡng thì không có đủ sức khỏe vượt qua cuộc mổ. Với một người bình thường như chúng ta việc trải qua cuộc mổ đã rất vất vả thì người bệnh ung thư còn vất vả hơn nữa.
Vì vậy, chúng ta hoàn toàn nên bỏ quan điểm ăn nhiều chất bổ thì nuôi tế bào ung thư. Đây là quan niệm sai lầm. Với ông bạn chuẩn bị phẫu thuật ung thư dạ dày cần có chiến lược nuôi dưỡng như thế nào đấy để người bệnh không bị sụt cân. Không có điều kiện trao đổi với bạn nhưng tôi chắc chắn là khi đã bị ung thư thì người bệnh ung thư sẽ bị mất cân, mất khối cơ, có khó khăn về ăn uống.
Với người có tuổi, có bệnh thì cần chế độ ăn đầy đủ về calo, protid, lipid, khoáng chất, vitamin. Với người già mắc ung thư đường tiêu hóa, chúng ta nên chọn thức ăn dễ tiêu hóa, đặc biệt với bệnh nhân ung thư dạ dày thì thức ăn phải mềm, tránh chất kích thích như cay, nóng quá.
Video đang HOT
Nếu ông bạn ăn được thì cho ăn cơm mềm, với thịt cá trứng hoặc thức ăn có nhóm cung cấp protein động vật hết sức quan trọng và tìm cách chế biến sao cho hợp khẩu vị với ông.
Bên cạnh đó, lựa chọn cách chế biến giúp dễ tiêu hóa như làm thịt, cá hấp hoặc ninh nhừ thay vì các món xào, rán. Điều này giúp việc tiêu hóa và nghiền nhỏ thức ăn trong dạ dày dễ hơn.
Sữa cũng rất quan trọng, rất tốt với người già, các protein trong sữa được gọi là protein quý. Tương tự trứng cũng vậy. Hai thực phẩm rất tốt cho người già và trẻ em là trứng và sữa.
Bạn có thể cho ông ăn các loại thịt, đặc biệt thịt trắng như thịt gia cầm, cá, tôm, bất kỳ loại thức ăn nào mang lại nguồn protein tốt thì nên cung cấp cho ông. Vấn đề là chúng ta chế biến như thế nào cho dễ hấp thu.
Nguồn rau và quả cũng rất quan trọng. Chúng ta phải tiếp tục cung cấp rau xanh và quả chín, khoảng 300g rau xanh mỗi ngày, 200g quả chín.
Đồng thời chia nhỏ bữa ăn, cung cấp bữa ăn còn ấm cho dễ hấp thu và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Có 5 dấu hiệu này bạn nên nghĩ đến ung thư dạ dày
Ngoài cảm giác no hoặc nóng ra sau khi ăn thì táo bón và tiêu chảy xen kẽ cũng là triệu chứng của tiền ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý ung thư tiêu hóa thường gặp hiện nay. Con số mắc ung thư dạ dày hàng năm trên thế giới có xu hướng gia tăng.
Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng. Dưới đây bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội chỉ ra 5 dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:
- Khó chịu ở bụng trên, cụ thể bạn sẽ cảm thấy no hoặc nóng rát sau khi ăn. Và mức độ đau sẽ ngày càng trở nên dữ dội, kéo dài hơn khi tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Mất cảm giác ngon miệng hoặc khó tiêu.
- Phân máu hoặc phân đen do nhiễm trùng đường tiết niệu và có một lượng máu nhỏ xuất hiện trong dạ dày người bệnh.
- Táo bón và tiêu chảy xen kẽ. Đây chính là triệu chứng tiền ung thư dạ dày.
- Sụt cân đột ngột: Triệu chứng dễ gặp ở bất kỳ bệnh nhân ung thư nào vì phải chia sẻ các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Bác sĩ khuyên bạn đừng chủ quan khi phát hiện cơ thể đang gặp phải những dấu hiệu bất thường. Hãy chủ động khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh ung thư dạ dày ngay từ giai đoạn đầu.
Người dân cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ từ ngoài 40 tuổi, trong đó có tầm soát ung thư. Những người tiền sử gia đình có người bị ung thư, đa polyp đại tràng, viêm gan B... nên khám sàng lọc sớm hơn. Với ung thư dạ dày, nên định kỳ nội soi dạ dày mỗi năm 1-2 lần, nếu kết quả bình thường thì có thể cách 2 năm nội soi một lần.
Nguy cơ ung thư dạ dày ở những người có tiền sử trong gia đình có người bị ung thư dạ dày là 1,33 lần so với người bình thường. Sự tăng cân cũng là một yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư tâm vị.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn
Điều trị ung thư dạ dày là điều trị đa mô thức, phẫu thuật, hóa chất, xạ trị. Trong đó phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất mang tính chất triệt căn.
Trong phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày có 2 phương pháp, một là phẫu thuật kinh điển mổ cắt toàn bộ hoặc gần toàn bộ, nạo vét hạch trong ung thư dạ dày.
Phương pháp thứ 2 là phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi là cách tiếp cận để cắt dạ dày bằng nội soi ổ bụng, từ nội soi 2D đến nội soi 3D và cuối cùng là phẫu thuật nội soi Robot, đó là phẫu thuật có tính thừa kế, phát triển, hoàn thiện ở mức độ cao hơn.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác về can thiệp qua nội soi ống mềm, là cắt niêm mạc dạ dày trong trường hợp ung thư dạ dày sớm.
Làm gì để phòng ung thư dạ dày?
Để phòng ung thư dạ dày, bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E. Hạn chế ăn đồ ăn mặn vì chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất độc nguy cơ gây ung thư. Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên. Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.
Đồng thời, từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích. Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày. Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.
Đau bụng đi khám ra ung thư giai đoạn cuối: Bác sĩ cảnh báo đừng chờ đến tận khi thấy đau Ung thư đại trực tràng là ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam. Nhiều trường hợp đến bệnh viện khám thì bệnh đã sang giai đoạn muộn do bỏ qua các triệu chứng ban đầu. Đau bụng đi khám ra ung thư di căn Chị Đỗ Thị Thanh H (29 tuổi, Yên Sở, Hà Nội) bị ung thư đại trực...