Trước nguy cơ lại bị Mỹ trừng phạt, Nga tuyên bố sẵn sàng đối phó
Một loạt quan chức Nga đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhằm phản ứng trước dự luật trừng phạt mới nhằm vào Nga của một nhóm nghị sỹ Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Phát biểu trước báo giới ngày 13/2, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Vladimir Dzhabarov khẳng định: “Nếu dự luật trừng phạt mới được Mỹ thông qua thì chúng tôi sẽ đáp trả. Tôi tin rằng nước Nga sẽ tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để đối phó với biện pháp trừng phạt này”.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 14/2 thì cho biết Nga có đầy đủ biện pháp để bảo vệ nền kinh tế trước bất cứ biện pháp trừng phạt mới nào của Mỹ.
Theo đó, Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương Nga đã tạo ra một “rào chắn” để bảo vệ các ngân hàng của nước này.
Những tuyên bố cứng rắn này nhằm phản ứng trước việc nhóm Thượng nghị sỹ Mỹ ngày 13/2 đã giới thiệu dự luật “Bảo vệ an ninh Mỹ khỏi hành vi gây hấn của Điện Kremlin” (viết tắt là DASKA) năm 2019.
Dự luật sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với ngân hàng, dự án khí hóa lỏng, nợ quốc gia của Nga. Bên cạnh đó, dự luật mới cũng sẽ áp đặt trừng phạt đối với lĩnh vực đóng tàu của Nga với cáo buộc Nga “đã vi phạm quyền tự do hàng hải ở Eo biển Kerch hoặc bất cứ nơi nào trên thế giới”.
Dự luật này cũng sẽ nhắm vào các nhà tài phiệt, nhân vật chính trị cấp cao và các đặc vụ của Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) liên quan đến vụ việc xảy ra tại Eo biển Kerch tháng 11/2018, dẫn tới căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
Dự luật do Thượng nghị sỹ Cộng hòa Lindsey Graham (bang Nam Carolina) và Thượng nghị sỹ Dân chủ Bob Menendez (bang New Jersey) cùng nhiều thành viên khác của Ủy ban đối ngoại Thượng viện đề xuất.
Video đang HOT
Đây là phiên bản cứng rắn hơn “dự luật trừng phạt từ địa ngục” do Thượng nghị sỹ Graham đề xuất nhưng đã không được thông qua vào năm 2018.
Theo Reuters, dự luật mới có cơ hội lớn được Quốc hội thông qua, dù với hình thức một văn bản chỉnh sửa hay một điều luật khác, khi các thành viên lưỡng đảng cùng tỏ ra tức giạn đối với Nga trước cáo buộc Nga can thiệp công việc nội bộ các nước khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ phải ký vào dự luật mới trước khi nó trở thành luật, mặc dù ông vẫn còn ngần ngại. Hiện Nhà Trắng chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về dự luật này.
Gần đây nhất, căng thẳng Nga-Mỹ lại tiếp tục leo thang sau khi Bộ Tài chính Mỹ ngày hồi cuối tháng 12/2018 tuyên bố áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào 15 cá nhân và 4 thực thể Nga.
Cụ thể, trong danh sách bị Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt có 15 thành viên thuộc Cơ quan Tình báo Nga (GRU) vì cáo buộc liên quan tới việc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, các cuộc tấn công mạng nhằm vào Cơ quan Chống Doping Thế giới, Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học và những tổ chức khác trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.
Các lệnh trừng phạt còn cấm người Mỹ và những công ty có chi nhánh tại Mỹ làm ăn với các tổ chức hay cá nhân Nga bị Washington trừng phạt. Lệnh trừng phạt cũng cho phép Washington đóng băng bất kỳ tài sản nào của các cá nhân và tổ chức Nga nằm trong “danh sách đen”.
Không những vậy, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin còn tuyên bố rằng Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với các đồng minh và đối tác quốc tế để đưa ra hành động tập thể nhằm ngăn chặn và phòng vệ trước các hành động sai phạm của Nga, các đối tượng ủy nhiệm và cơ quan tình báo của Nga.
Minh Đăng
Theo VNF
Bộ trưởng Tài chính Nga: EU sắp ngừng giao dịch USD
Hoạt động ngừng giao dịch bằng đồng đô-la Mỹ của châu Âu được thực hiện trong giao dịch với Nga.
Sputnik hôm 5/10 dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov phát biểu trên đài truyền hình Rossiya 24 cho biết, các công ty châu Âu đang xem xét ý tưởng từ bỏ đồng đô-la trong giao dịch với Nga. Thay vào đó, các giao dịch sẽ được thực hiện bằng đồng euro.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov
"Hiện đã có báo cáo về sáng kiến để tạo ra một hệ thống thanh toán euro-SWIFT sẽ được sử dụng độc quyền giữa các ngân hàng châu Âu, các tổ chức tài chính châu Âu về thương mại dầu, các sản phẩm dầu mỏ và các mặt hàng khác.
Tôi nghĩ người châu Âu đang nghĩ về điều này. Chúng tôi sẵn sàng tham gia các sáng kiến như vậy " - ông Siluanov phát biểu.
Ông Siluanov cho rằng, việc lập nên một hệ thống thanh toán như vậy là "phản ứng tương xứng đối với những lệnh trừng phạt của Mỹ, bao gồm việc chống lại các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính sử dụng đồng USD khi giao dịch".
Trước đó, ông Anton Siluanov đã từng nhiều lần nhận định rằng, đồng đô-la Mỹ đang dần trở nên thất sủng trong một số giao dịch.
Hồi tháng 5/2018, Bộ trưởng Anton Siluanov nói rằng, việc sử dụng đồng USD đã trở nên quá mạo hiểm.
Trong các giao dịch song phương Nga-Trung Quốc, đồng USD ngày càng chiếm ít chỗ. Từ tháng 12/2014, hai nước này đã thực hiện thỏa thuận thương mại trực tiếp bằng đồng ruble, loại các ngân hàng Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) ra ngoài, nhờ đó giảm bớt sự phụ thuộc của Nga và Trung Quốc vào các nước thứ ba.
Sau Trung Quốc là Iran. Hồi tháng 4/2018, Iran tuyên bố từ bỏ đồng tiền Mỹ và chuyển tất cả các thanh toán quốc tế sang đồng euro.
Bất chấp án phạt mới của Mỹ, châu Âu tiếp tục mua dầu của Iran, song các hợp đồng được thực hiện bằng đồng euro chứ không bằng USD nữa.
Ấn Độ cũng thanh toán tiền "vàng đen" cho Iran bằng đồng euro và đề nghị cả phương án dùng đồng rupee.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng ấp ủ kế hoạch từ bỏ đồng USD từ lâu và giờ đây, trước các mối quan hệ căng thẳng với Mỹ, khả năng Ankara dừng sử dụng đồng đô-la là lớn hơn khi nào hết. Tại phiên giao dịch hôm 10/8, đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ đã sụt giá 18%, xuống mức thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD. Điều này sẽ sớm biến Ankara hành động hoặc là cùng với châu Âu, hoặc cùng với Nga để tự cứu mình.
Trước mắt, Nga đã đi đầu trong việc dừng sử dụng đồng USD trong một số giao dịch với các đồng minh là mục tiêu chiến lược của Mỹ như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố chính phủ đang xem xét khả năng chuyển sang thanh toán dầu mỏ bằng đồng nội tệ, nhất là với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, để né tránh đồng USD.
Giới phân tích tin rằng nên từ bỏ đồng USD không chỉ trong các thanh toán dầu mỏ, mà trong tất cả các thanh toán khác, và nên bắt đầu từ EU.
Nếu các đối tác đồng ý đầu tư đồng tiền của mình vào đồng ruble để sau đó dùng thanh toán cho dầu mỏ, điều đó sẽ khiến đồng ruble mạnh lên. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế chỉ ra rủi ro cao của đồng ruble. Chuyên gia kinh tế Sergey Khestanov cho rằng muốn các đối tác chuyển sang đồng ruble, Chính phủ Nga cần có nhượng bộ hoặc ưu đãi cho họ để ít nhất họ bù lại được những rủi ro đó.
Theo chuyên gia của Hội đồng Nga về các vấn đề đối ngoại Dmitry Danilov, việc chuyển sang đồng euro là "con bài và biện pháp kinh tế lớn", có khả năng bảo đảm an toàn cho hợp tác song phương trước những hạn chế từ phía Washington.
Huy Vũ
Theo baodatviet
Israel phớt lờ cảnh báo - Nga đáp trả bằng cách huấn luyện quân Palestine Cuối tuần qua, các quan chức Nga chính thức lên án các cuộc tấn công của Israel vào Syria. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố rằng các cuộc tấn công của Israel vào Syria là vi phạm luật pháp quốc tế và là yếu tố phá hoại hòa bình của quốc gia này. Các chiến binh Palestine huấn...