Trước ngày xét xử, “trùm” đường dây đánh bạc nghìn tỉ bật khóc khi nhắc tới gia đình
Trước ngày tham gia bào chữa cho bị cáo Phan Sào Nam, luật sư Giang Hồng Thanh đã vào trại tạm giam tiếp xúc với thân chủ. Khi nhắc đến gia đình, Phan Sào Nam không cầm được nước mắt.
Theo Báo Công an Nhân dân, ngày 29/10, ông Ngô Tố Dụng, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Phú Thọ cho biết: TAND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Quyết định số 28/2018/QĐ XXST-HS, ngày 29/10, đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong vụ án tổ chức đánh bạc nghìn tỷ đồng qua internet. Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra vào lúc 8h ngày 12/11.
Theo đó, TAND tỉnh Phú Thọ sẽ đưa ra xét xử đối với 92 bị cáo, với các tội danh: Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, mua bán trái phép hóa đơn, rửa tiền, sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm dụng tài sản.
Dự kiến, phiên tòa xét xử sẽ có mặt của 73 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Từ trái qua phải: Bị can Phan Văn Vĩnh, Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Thanh Hóa – Ảnh: Dân trí
Thẩm phán Nguyễn Thị Thủy Hưởng làm chủ tọa, ngoài ra còn một thẩm phán dự khuyết, hai hội thẩm nhân dân dự khuyết và hai thư ký phiên tòa dự khuyết. Về phía Viện kiểm sát tỉnh tỉnh Phú Thọ, có bốn kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố tại tòa.
Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, có 30 luật sư bào chữa cho bị cáo; ba luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong đó, ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa đều mời ba luật sư bào chữa cho mình; Nguyễn Văn Dương có năm luật sư và Phan Sào Nam có ba luật sư…
Trong phiên tòa, TAND tỉnh Phú Thọ sẽ triệu tập ba điều tra viên của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, phiên tòa còn có sự tham dự của 87 người/công ty được triệu tập tới tòa với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan hoặc người làm chứng.
Theo VietNamNet, trước ngày tham gia bào chữa cho bị cáo Phan Sào Nam, luật sư Giang Hồng Thanh đã vào trại tạm giam tiếp xúc với thân chủ. Khi nhắc đến gia đình, Phan Sào Nam không cầm được nước mắt.
Luật sư Thanh cho hay: “Phan Sào Nam sức khỏe tốt, luôn tỏ ra hối hận vì sự thiếu hiểu biết pháp luật mà phạm tội. Anh ta rất ăn năn nên đã tự nguyện giao nộp hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó có 800 tỷ đồng tiền mặt”.
Video đang HOT
Nam cũng gửi lời cám ơn tới cơ quan điều tra, VKS đã có đánh giá khách quan và các cơ quan này đã đề nghị giảm nhẹ tội cho bị cáo.
Theo bản cáo trạng dài 235 trang của VKSND Phú Thọ, năm 2011, Nguyễn Văn Dương thành lập Công ty CNC. Sau đó, được ông Phan Văn Vĩnh giới thiệu, Dương gặp ông Nguyễn Thanh Hóa để thống nhất CNC trở thành doanh nghiệp bình phong của C50. Theo thỏa thuận, CNC hưởng 80% lợi nhuận kinh doanh, còn lại 20% dành cho C50.
Năm 2015, Phan Sào Nam biết CNC là công ty bình phong nên đề nghị Dương hợp tác phát hành phần mềm đánh bạc qua mạng. Dương sau đó đã chỉ đạo cấp dưới soạn hợp đồng để ăn chia lợi nhuận từ gama đánh bạc.
Quá trình hoạt động, đường dây đánh bạc của 2 ông trùm được các ông Vĩnh và ông Hóa bảo kê, tạo điều kiện để vận hành và tránh bị điều tra. Tháng 7/2017, Công an tỉnh Phú Thọ phát giác hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam.
Điều tra mở rộng, đầu 2018, Cơ quan công an khởi tố 2 bị can Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa. Quá trình điều tra, 2 ông trùm khai cho ông Vĩnh 27 tỷ đồng và 1,7 triệu USD; khai cho ông Hóa 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, Vĩnh và Hóa đã phủ nhận.
Cự Giải ( T/h)
Theo doisongphapluat
Những con số 'khủng' trong phiên tòa xử ông Phan Văn Vĩnh
Ngoài 92 bị cáo, tòa án triệu tập hơn 30 luật sư, gần 100 người liên quan và làm chứng... Phiên tòa sẽ diễn ra trên khu vực sân rộng hơn 1.000m2 hiện đã được lợp mái tôn.
Khu vực xét xử dự kiến đã được lợp mái tôn.
Ngày 29/10, TAND tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định số 28 về việc đưa ra xét xử sơ thẩm với 92 bị cáo gồm Phan Văn Vĩnh - nguyên Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát; Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50); Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch Cty đầu tư phát triển An ninh công nghệ cao (CNC)....
Theo Quyết định, phiên tòa sẽ diễn ra vào 7h30 ngày 12/11. Các bị cáo được đưa ra xét xử về các tội sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc; đánh bạc; mua bán trái phép hóa đơn; rửa tiền; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.
Hội đồng xét xử vụ án có 5 người gồm 2 thẩm phán là chủ tọa Nguyễn Thị Thùy Hương và thẩm phán Đỗ Ngọc Tuấn; 2 thư ký ghi biên bản phiên tòa. Ngoài ra, có 1 thẩm phán, 2 hội thẩm, 2 thư ký dụ khuyết.
Đại diện VKSND tỉnh Phú Thọ tham gia thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử có 4 người gồm các ông Lê Xuân Lộc, Nguyễn Duy Hưng, Nguyễn Quang Hồng và bà Phạm Thị Bích Liên.
Có 30 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo trong đó Nguyễn Văn Dương có 5 luật sư; ông Phan Văn Vĩnh có 3 luật sư; ông Nguyễn Thanh Hóa 3 luật sư... Ngoài ra, Tổng Cty viễn thông Mobifone có 1 luật sư, Cty CP thanh toán điện tử VNPT (EPAY) có 2 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Khu vực các phóng viên theo dõi, đưa tin về phiên tòa.
Tiếp đến, tòa án cũng triệu tập 14 nhân chứng và 73 cá nhân, pháp nhân được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bao gồm cả 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone và Mobifone.
Cuối cùng, 3 điều tra viên thuộc Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ cũng được triệu tập tới phiên xử gồm các ông Nguyễn Quang Hòa, Nguyễn Phương Nam và Nguyễn Đình Trung.
Theo ghi nhận của phóng viên, khu vực xét xử là sân của TAND tỉnh Phú Thọ hiện đã được lợp mái tôn. Các phóng viên đưa tin về phiên tòa sẽ được bố trí tại một phòng riêng biệt. Một số người liên quan, luật sư trong vụ án đã có mặt để nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử và hoàn thiện các thủ tục cần thiết.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2011, Nguyễn Văn Dương thành lập Cty CNC và ký với ông Hóa bản ghi nhớ về hợp tác kinh doanh về việc CNC hưởng 80% lợi nhuận, C50 nhận 20%.
Tuy nhiên, C50 không góp vốn cũng như không cử cán bộ tham gia vào công ty này mà để Dương tự quyết. Ngày 3/5/2012, Dương gửi văn tới các ông Vĩnh và Hóa về hiện trạng hoạt động cờ bạc trực tuyến tại Việt Nam, đề nghị "tạo điều kiện hỗ trợ để CNC làm việc với đối tác trong việc xây dựng, tổ chức phát hành các trò chơi cờ bạc trên Internet, tạo nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ được giao".
Tháng 5/2015, ông Hóa chỉ đạo phòng tham mưu dự thảo quyết định thành lập Cty bình phong là CNC và được ông Vĩnh ký duyệt. Đầu năm 2016, ông Hóa trao đổi với ông Vĩnh hình thành ý tưởng xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng và giao cho CNC thực hiện.
Tuy nhiên để có điều kiện thực hiện, CNC cần tập trung xây dựng hệ thống mạng xã hội, cổng thanh toán trực tuyến để thu thập thông tin, nắm bắt tình hình tội phạm và có nguồn thu để lấy kinh phí xây dựng hệ thống phòng thủ.
Với ý đồ trên, Dương tiếp tục đề xuất để CNC triển khai kế hoạch xây dựng mô hình cổng các trò chơi trực tuyến, thí điểm cho phép người dùng chuyển đổi một phần tài khoản ảo sang thẻ ảo và ví điện tử của CNC. Sau đó ông Vĩnh có bút phê: "Kính chuyển đồng chí Cục trưởng và C50 nghiên cứu và đề xuất".
Thời điểm này, Dương đã ký hợp đồng với Công ty VTC Online của Phan Sào Nam về việc kinh doanh chơi game trực tuyến. Ông Vĩnh biết hai công ty này liên kết vận hành game bài Rik.Vip với hình thức đánh bạc trá hình, song không báo cáo lãnh đạo, không chỉ đạo các đơn vị chức năng xác minh để xử lý.
Khi cấp dưới đề xuất giao cho phòng 2 xác minh CNC có dấu hiệu tổ chức đánh bạc dưới hình thức game bài Rik.Vip, ông Hóa đã không đồng ý. Ông cho rằng CNC không vi phạm pháp luật và sẽ báo cáo Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an để CNC được hoạt động thí điểm phục vụ công tác nghiệp vụ. Phòng 2 tiếp tục phát hiện CNC đổi từ Rik.Vip sang Tipclub, báo cáo ông Hóa song đều được "chỉ đạo" không được xác minh.
Theo đó, CNC tổ chức đánh bạc trên mạng Internet thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng nhưng không có một khoản tiền nào từ hoạt động cờ bạc này được đầu tư cho hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng mà chỉ có một khoản rất nhỏ. Cụ thể, CNC chuyển cho C50 số tiền 700 triệu đồng và một bộ phần mềm diệt virut.
Tổng cộng, các bị cáo đã lôi kéo gần 43 triệu tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến, thu lời bất chính hơn 9.853 tỷ đồng. Trong đó, các nhà mạng được hưởng lợi hơn 1.232 tỷ đồng gồm Viettel hơn 913 tỷ đồng; Vinaphone gần 148 tỷ đồng; Mobifone hơn 171 tỷ đồng.
XUÂN ÂN
Theo TPO
Mua bán 21 bánh heroin, một người Lào bị tuyên án chung thân Sổm Lít Vị Sun Nạ Lát và Lò Văn Sinh bị bắt quả tang khi đang mua bán trái phép 21 bánh heroin, tương đương 7.318 gam. Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên vừa tuyên án chung thân đối với 2 đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép số lượng lớn heroin, trong đó có một đối tượng...