Trước ngày cúng ông Công ông Táo, cá chép đỏ của ngôi làng nổi tiếng xứ Thanh cháy hàng
Trước ngày cúng ông Công ông Táo, người dân nuôi cá chép đỏ ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa tất bật chuẩn bị cá kịp phục vụ bà con trong và ngoài tỉnh đúng ngày ông Táo về chầu trời.
Từ bao đời nay, người dân các thôn Tân Cổ, Bái Trúc… (thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) nối tiếp nghề cha ông truyền lại nuôi cá giống, cá chép đỏ phục vụ bán vào ngày cúng ông Công, ông Táo.
Có mặt tại thôn Tân Cổ vào chiều 22 tháng Chạp, con đường vào làng mọi khi vắng vẻ, nay trở nên nhộn nhịp lạ thường.
Từng đoàn xe máy, xe đạp, xe tải lớn nhỏ nối đuôi nhau tới nhà các chủ cá để lấy hàng đưa đi các nơi tiêu thụ. Ở đây, hầu như nhà nào cũng có ao bên cạnh nhà để nuôi cá.
Hàng năm, cứ đến dịp 23 tháng Chạp, người dân ở các thôn Tân Cổ, Bái Trúc… (thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) lại tất bật thu hoạch cá chép đỏ để bán cho người dân. Ảnh: Hoài Thu
Đang vớt cá bán cho thương lái, ông Nguyễn Xuân Mến (thôn Bái Trúc, thị trấn Tân Phong) cho biết, gia đình ông làm nghề nuôi cá đến nay đã hơn 20 năm.
Từ 20 đến 22/12 Âm lịch, ông bắt đầu hút ao, kéo cá, bắt cá để phục vụ cho người dân địa phương cũng như cho các thương lái trong và ngoài tỉnh.
Cá sau khi đánh khỏi ao được cho vào các bể tạm chờ khách đến chọn. Cá có đủ các kích cỡ, từ 30 – 40 con/kg đến 100 con/kg cho khách thoải mái chọn lựa.
Gia đình ông Nguyễn Xuân Mến (thôn Bái Trúc, thị trấn Tân Phong) năm nay cung cấp ra thị trường khoảng 2 tấn cá chép đỏ. Ảnh: Hoài Thu
“Nhà tôi có 8 sào ao nuôi cá chép đỏ, vụ Tết năm nay, tôi thu được gần 2 tấn cá nhưng đến hôm nay cũng đã bán hết sạch. Tôi bán với giá 150.000 – 180.000 đồng/kg. Trừ chi phí, uớc tính thu nhập trên 100 triệu đồng”, ông Mến nói.
Video đang HOT
Ông Hoàng Trọng Thông (thôn Tân Hậu, thị Trấn Tân Phong) cũng là người có kinh nghiệm hàng chục năm nuôi cá chép cúng ông Công ông Táo. Năm nay, gia đình ông Thông cung cấp ra thị trường khoảng 1 tấn cá chép đỏ và cá chép thường.
Đến chiều 24/1, mỗi kg cá chép được bán với giá 180.000 đồng. Ảnh: Hoài Thu
Ông Thông cho hay: “Thời tiết thuận lợi nên cá chép không bị dịch bệnh cũng như chất lượng cá tốt hơn so với mọi năm, nuôi rất nhanh lớn. Năm nay người mua đến mua nhiều hơn, giá cũng cao. Đến sáng nay (22 tháng Chạp), nhà nào có cá đẹp đều đã cháy hàng”.
Theo người nuôi cá ở đây, ngay khi cá bắt đầu được bà con xuống giống, nhiều thương lái đã đến tận nơi đặt cọc. Đến cận ngày, thương lái chỉ việc đánh xe đến lấy hàng, vận chuyển cá đi tiêu thụ.
Việc nuôi cá vừa giữ được nghề truyền thống, vừa đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân ở đây. Ảnh: Hoài Thu
Một số thương lái cho biết, cá chép ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng vì cá sống khỏe, to đều nhau, màu đỏ au, bóng đẹp.
Ông Nguyễn Văn Hùng (thương lái) chia sẻ: “Mỗi dịp tết ông Công ông Táo tôi thường đến làng Tân Cổ mua cá về bán cho bà con. Năm nay giá thành cá cao hơn mọi năm nhưng bù lại cá rất đẹp, đều con, khỏe cá”.
Thương lái đến mua cá từ các hộ gia đình, trang trại. Ảnh: Hoài Thu
Nhiều năm nay, việc nuôi cá chép đỏ đã đem lại lợi ích kinh tế lớn cho các hộ nuôi. Theo người dân, việc nuôi cá giống kết hợp cá ông Công, ông Táo lợi nhuận đem lại cao gấp 8 lần so với việc trồng lúa.
Ông Nguyễn Trọng Trung – Chủ tịch UBND thị trấn Tân Phong cho biết: Việc nuôi ương và xuất bán cá ông Công, ông Táo chủ yếu ở thôn Bái Trúc và 2 tổ dân phố liền kề Tân Cổ, Tân Hậu với tổng diện tích khoảng 10ha.
Cá chép ở đây được ưa chuộng vì cá sống khỏe, to đều nhau, màu đỏ au, bóng đẹp. Ảnh: Hoài Thu
Năm nay do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên chỉ có khoảng 140 hộ nuôi. Tổng sản lượng gần 40 tấn cá, giá bán buôn tính đến chiều ngày 24/1 là 180.000 đồng/kg.
Cũng theo ông Trung, việc nuôi cá đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Hiện địa phương đang có những chính sách hỗ trợ, phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện về vốn cho người dân kinh doanh sản xuất.
Nhiều hộ nuôi cho biết, nghề nuôi cá ông Công, ông Táo đã trở thành một nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở đây. Ảnh: Hoài Thu
Bên cạnh đó, địa phương cũng tạo điều kiện cho bà con tích lũy quỹ đất, chuyển từ diện tích chuyên trồng lúa sang đất phối hợp nuôi trồng thủy sản.
“Việc thay đổi mô hình này từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả cao. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng đề nghị Nhà nước quan tâm, hỗ trợ cho thuê đất lâu dài để có điều kiện tập trung đầu tư các mô hình nuôi cá cũng như việc hỗ trợ bao tiêu sản phẩm”, ông Trung nói.
Cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà đúng nhất
Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo quân về trời, báo cáo mọi việc dưới hạ giới với Ngọc Hoàng. Thế nên, mỗi người cần biết cách cúng ông Công ông Táo thật chính xác để mang lại phúc lộc, may mắn cho gia đình.
Theo quan niệm dân gian Việt Nam, cứ vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong năm với Ngọc Hoàng.
Do đó, cứ đến ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo, người dân lại chuẩn bị mâm cúng rất chu đáo.
Tuy vậy, hiện nay chưa có một tài liệu nào quy định rõ ràng về vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo.
Nhiều người quan niệm, ông Công là thần Thổ công, vị thần trông coi nhà cửa, đất cát trong gia đình. Do đó, bát hương ông Công được đặt chung tại bàn thờ tổ tiên.
Mỗi năm, đến ngày Tết ông Công ông Táo, người dân cũng tiến hành làm lễ, đặt mâm cúng ông Công tại bàn thờ tổ tiên.
Trong khi đó, ông Táo được cho là vị thần trông coi việc bếp núc nên các gia đình thờ ông Táo ở dưới bếp của mình. Đến dịp Tết ông Công ông Táo, người dân thường làm lễ, đặt mâm cúng ông Táo tại khu vực này.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo.
Quan điểm trên cũng được GS.TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Du lịch đồng tình. GS. TS Vũ Gia Hiền cho rằng, ông Công, ông Táo là 2 vị thần khác nhau.
Khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, gia chủ phải đặt mâm cúng ở 2 nơi. Cụ thể, người dân cần đặt mâm cúng ông Công tại bàn thờ tổ tiên, mâm cúng ông Táo tại khu bếp.
Nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng có chung quan điểm. Ông còn đưa ra nguyên tắc lập ban thờ ông Táo và cách cúng vị thần này trong ngày Tết ông Công ông Táo.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói: "Về nguyên tắc, bếp ở hướng nào thì lập ban thờ ông Táo ở hướng đó. Không được đặt ban thờ trực tiếp lên trên bếp. Khi cúng thì phải kê bàn để đặt mâm cúng và tiến hành lễ cúng tại bếp, trước ban thờ ông Táo".
"Sau khi cúng ông Công ông Táo xong, gia chủ mới tiến hành dọn dẹp nhà cửa, ban thờ, tảo mộ... Lúc này, gia chủ nên xông, rửa nhà bằng khói thơm.
Tuy nhiên, khi xông nhà cần chú ý xông từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Ngược lại, nếu rửa nhà thì rửa từ ngoài vào trong", nhà nghiên cứu này thông tin thêm.
Làng cá chép đỏ Thủy Trầm vào vụ Tết Làng Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ là ngôi làng chuyên nuôi cá chép đỏ phục vụ cho ngày tiễn ông Công ông Táo về trời (ngày 23 tháng Chạp). Đây là ngôi làng miền núi nằm ven sông Hồng, với tổng diện tích hơn 30 ha diện tích mặt nước và có hơn 250 hộ tham gia,...