Trước khi xử tệ với con dâu, hãy nhớ con gái mình cũng sẽ về nhà chồng: “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy”!
Sang nhà ai cũng gặp rất nhiều trẻ con, tập tiền mới đổi để mừng tuổi hết veo sau ngày đầu tiên đi chúc Tết bà con.
Tôi mới kết hôn được gần 2 tháng. Năm đầu về làm dâu, theo tục lệ của quê chồng là hai vợ chồng tôi phải đưa nhau đi chúc Tết bà con và nhận họ.
Mẹ chồng chuẩn bị cho chúng tôi đầy đủ quà cáp để đi biếu từng nhà cô, dì, chú, bác, bà con nội ngoại. Mẹ cũng dặn tôi nếu gặp người già và trẻ nhỏ thì nhớ mừng tuổi cho mọi người lấy may.
Vâng lời mẹ, tôi đổi sẵn 4 triệu tiền mệnh giá 50 nghìn đồng mới cứng để mừng tuổi.
Sáng mùng 1, hai vợ chồng tôi bắt đầu đi chúc Tết bà con . Thế nhưng, một sự cố bất ngờ đã xảy ra với tôi.
(Ảnh minh họa)
Ở quê nhà tôi, ngày mùng 2 Tết mọi người thường bắt đầu hóa vàng tụ tập ăn uống lần lượt ở từng nhà. Để chuẩn bị cỗ, mọi người thường sang nhà nhau giúp đỡ mỗi người một công một việc rất đông vui. Trẻ con thì hào hứng nô đùa chạy khắp sân.
Sang chơi nhà bà con , sau vài câu hỏi thăm thì tôi cũng bắt đầu thủ tục mừng tuổi cho các em, các cháu. Tuy nhiên, khi tôi vừa rút tập tiền ra để mừng tuổi thì cả đám trẻ con ở trong sân cũng chạy vào để nhận lì xì. Đứng trước hoàn cảnh trớ trêu này, tôi đành phải mừng tuổi hết lũ trẻ đông như lớp mẫu giáo.
Bà con nhà chồng tôi thì đông, đi qua 9, 10 nhà thì mất 6, 7 nhà gặp phải cảnh đông vui kể trên. Thế là đi chúc Tết xong, tập tiền mừng mới của tôi cũng gần hết dù trước đó tôi còn tính số tiền này đủ cho tôi mừng tuổi các cháu bên nhà ngoại cũng như con của các anh chị đồng nghiệp.
Về nhà, tôi thật thà kể chuyện với mẹ chồng, bà cười lớn bà bảo: “ Mẹ quên không nhắc con đổi tiền mệnh giá nhỏ hơn, khoảng 20 nghìn chẳng hạn. Chuyện mừng tuổi chỉ là tượng trưng để đem lại may mắn cho mọi người thôi, sang năm rút kinh nghiệm“.
Mặc dù cũng hơi “xót” tiền nhưng dù sao, tôi thấy đó cũng là một câu chuyện vui, đem lại tiếng cười trong ngày Tết.
Video đang HOT
Theo afamily.vn
Những tập tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc Việt Nam: Vỗ mông để thoát ế, xem gan lợn bói chuyện tương lai
Là một đất nước với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống chan hòa, nên chẳng có gì lạ khi dịp xuân về, ở mỗi vùng, mỗi tộc người Việt lại có cách đón Tết khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng..
Là một đất nước với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống chan hòa, nên chẳng có gì lạ khi dịp xuân về, ở mỗi vùng, mỗi tộc người Việt lại có cách đón Tết khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng không lẫn vào đâu được. Và cũng chính vì mang tính đặc thù riêng biệt ấy, những tập tục đón Tết này đôi khi sẽ khiến không ít người "ngoại tộc" cảm thấy vô cùng thú vị, vô cùng kỳ lạ.
Tục vỗ mông ngày Tết của người H'mông
(Ảnh: Thanh Hà)
Có lẽ với nhiều người chúng ta, vỗ mông người khác từ lâu đã được xem như là một hành vi không chuẩn mực. Tuy nhiên, hành động này lại là một nét văn hóa thú vị của người H'mông vào dịp Tết. Cụ thể, trong lễ hội Sài Sán diễn ra thường niên vào mùng 2 Tết, ngoài những hoạt động vui chơi thú vị thì nam thanh nữ tú thuộc dân tộc H'mông còn tranh thủ vỗ mông nhau để... "thoát ế".
(Ảnh: Thanh Hà)
Cụ thể hơn, khi một anh chàng người H'mông nào đó tham gia lễ hội mà may mắn bắt gặp được một cô nàng mình thích, anh ta lập tức tiến tới và vỗ mông cô ấy thay cho lời cầu hôn. Nếu cô nàng cũng thích anh chàng vừa vỗ mông mình, cô ấy hoàn toàn có quyền vỗ lại thay hành động "gật đầu đồng ý". Cứ thế cả hai sẽ vỗ qua vỗ lại đủ 9 lần, xong đợi ngày chính thức về chung một nhà thành vợ chồng.
Tục lấy trộm cầu may của người Lô Lô
Chẳng thua kém gì hành động vỗ mông người khác giới, việc ăn cắp ăn trộm cũng được liệt vào danh sách những hành động "xấu xí" trong suy nghĩ của phần đông chúng ta. Ấy thế mà, đó lại là tập tục thú vị vào ngày Tết của người Lô Lô - một dân sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang).
(Ảnh: Discovery Indochina)
Nghe có vẻ khó tin nhưng đây hoàn toàn là sự thật. Người Lô Lô tin rằng, việc lấy cắp một thứ gì đó từ nhà người khác vào đêm 30 chắc chắn sẽ giúp cho mình có nhiều may mắn và thuận lợi trong năm mới. Tuy nhiên, những thứ được họ lấy cắp thông thường không có giá trị gì quá lớn, đôi khi chỉ là củ tỏi, cọng hành, bắp ngô mà thôi.
Tục gọi hồn người đã khuất của người Thái
Thoạt nghe có vẻ đáng sợ, nhưng thực chất tập tục này không khác mấy với phong tục thờ cúng tổ tiên của người Kinh. Gọi hồn người thân đã khuất của người Thái chính xác là việc mời người thân, ông bà tổ tiên về gia đình cùng ăn Tết với con cháu chứ chẳng có gì siêu nhiên hay nhuốm màu kì bí.
(Ảnh: Trần Vân Hạc)
Ấy thế nhưng quá trình mời người đã khuất về nhà ăn Tết của người Thái cũng khá cầu kỳ. Đầu tiên, gia đình sẽ mời một thầy cúng tới để giúp làm lễ vào đêm 29 hoặc 30 Tết. Thầy cúng đến nhà, lấy những chiếc áo của tất cả các thành viên trong gia đình buộc lại với nhau. Sau đó thầy sẽ cầm một cây than củi còn nóng đỏ rực mang ra đầu làng để gọi hồn. Sau 2, 3 lần gọi, thầy cúng sẽ quay về nhà gia chủ tiếp tục gọi một lần nữa dưới chân cầu thang.
Cuối cùng để kết thúc nghi lễ, thầy cúng sẽ cột vào tay của những thành viên trong gia đình gia chủ một sợi chỉ đen để xua đuổi tà ma trong năm mới.
Tục bói gan lợn của người Hà Nhì
Không khác mấy người Kinh, với người Hà Nhì cứ Tết đến là phải mổ lợn. Dù nghèo hay giàu bắt buộc cũng phải có con lợn để mổ thịt vui xuân đón Tết. Nhưng đặc biệt hơn người Kinh ở chỗ, người Hà Nhì mổ lợn không đơn thuần chỉ là hoạt động phục vụ cho việc "ăn Tết" mà còn thông qua đó để thực hiện quẻ bói đầu năm: bói gan lợn.
(Ảnh: Đ.Loan)
Cụ thể, khi mổ lợn, người Hà Nhì đặc biệt chú ý đến lá gan nóng, tránh tổn thương lá gan trong lúc mổ. Mổ xong, họ sẽ đem lá gan ra rửa sạch và bắt đầu bói. Quẻ bói tốt nhất đầu năm chính là khi lá gan của con lợn mình vừa mổ căng bóng, lành lặn và tươi ngon. Người Hà Nhì rất tin vào quẻ bói này, nếu quẻ bói tốt chắc chắn họ sẽ có một năm mới thuận lợi, chăn nuôi phát triển, cuộc sống thuận hòa.
Tục thờ bát nước lã của người Pà Thẻn
(Ảnh: Thu Hòa)
Đây có lẽ là tập tục bí ẩn nhất vào ngày Tết của dân tộc Pà Thẻn được truyền từ đời này sang đời khác. Theo đó, trong văn hóa tín ngưỡng của người Pà Thẻn, bất kỳ gia đình nào cũng phải có một... bát nước lã để thờ phụng quanh năm. Họ đặc biệt chú trọng bát nước này, bảo vệ nó, và giữ cho nó luôn sạch trong và không bao giờ cạn.
(Ảnh: Đại Đoàn Kết)
Tết đến, người Pà Thẻn sẽ thực hiện nghi thức bí mật, không để ai nhìn thấy. Họ âm thầm đóng tất cả các cửa của gian nhà cho kín gió, từ từ hạ bát nước lã xuống để lau chùi, đổ thêm nước vào. Xong xuôi lại đặt bát nước lên lại và tiếp tục thờ phượng cho tới sang năm. Người Pà Thẻn tin rằng việc lau chùi này nếu bị lộ ra ngoài hoặc để ai khác nhìn thấy thì cả gia đình đó năm sau sẽ gặp xui xẻo, làm ăn vất vả, đau ốm liên miên...
(Nguồn: Sách Cộng đồng các dân tộc Việt Nam)
Theo helino
Rầm rộ trước bằng chứng 2 cặp sao hẹn hò ngay mùng 2 Tết: Bên là bảo vật nhan sắc, bên là 2 idol nam siêu hot? 2 cặp đôi idol Kpop đình đám này đã lộ loạt bằng chứng hẹn hò ngay vào những ngày đầu năm Tết Kỷ Hợi? Tin đồn về chuyện 2 cặp sao hẹn hò đang khiến mạng xã hội xôn xao. Tết đến Xuân về, làng giải trí Hàn đón nhận rất nhiều tin vui, hết cặp đôi Jisung - Lee Bo Young sinh...