Trước khi ra tay với chị dâu trong khách sạn vì mâu thuẫn tình ái, người em rể đăng facebook ‘lần cuối lên sân khấu, vĩnh biệt’
Trước khi ra tay ra tay chị dâu trong khách sạn, đối tượng Bùi Anh Mỹ đăng tải lên facebook với nội dung: Lần cuối lên sân khấu, vĩnh biệt” kèm với đó là một số hình ảnh anh ta dẫn chương trình MC cho một đám cưới.
Gần một ngày nay, dư luận vẫn xôn xao bàn tán về vụ việc em rể giết chị dâu trong khách sạn Phương Th., ở tổ 9, phường Hợp Minh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Qua xác định, nạn nhân trong vụ việc là chị Hoàng Thị L. (27 tuổi). Nghi phạm gây án là Bùi Anh Mỹ (34 tuổi, trú tại xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, Yên Bái).
Một người nhà của Bùi Anh Mỹ cho biết, mặc dù Mỹ và L. là chị dâu và em rể nhưng hai người lén lút quan hệ tình cảm với nhau, đã bị người thân trong gia đình nhắc nhở nhiều lần. Sau khi ra tay sát hại chị L. trong khách sạn do mâu thuẫn tình ái, Bùi Anh Mỹ đã nhanh chóng lấy xe máy rời khỏi hiện trường.
Đối tượng Bùi Anh Mỹ.
Sau đó đối tượng di chuyển lên huyện Trấn Yên và vào nhà 1 người dân để gửi xe máy. Sau khi gửi xe xong, Mỹ đi bộ lên đường Âu Cơ lao đầu vào ô tô tự tử nhưng bất thành. Đối tượng này ngay sau đó được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện Mỹ đã kể cho vợ mình nghe lại toàn bộ sự việc sát hại người chị dâu. Quá sốc trước những lời nói của Mỹ, vợ anh ta đã nhanh chóng gọi về Công an xã Việt Hồng trình báo sự việc.
Video đang HOT
Ngay sau khi nhận được thông tin Công an xã Việt Hồng đã báo cáo Công an huyện Trấn Yên và Công an TP Yên Bái. Xác minh lời khai của Bùi Anh Mỹ, lực lượng công an đã phát hiện chị Hoàng Thị L. tử vong trong tư thế nằm trên giường, mặc nguyên quần áo, các tài sản gồm điện thoại, túi, nhẫn còn nguyên vẹn.
Trước khi gây án 2 ngày, Mỹ đăng lên facebook với nội dung: “Lần cuối lên sân khấu, vĩnh biệt”.
Chia sẻ thêm về đối tượng, lãnh đạo Công an xã Việt Hồng cho hay, ở địa phương Bùi Anh Mỹ chủ yếu ở nhà làm MC, phục vụ phông bạt cho đám cưới. Cuộc sống gia đình của Mỹ bình thường và đã có 2 con gái.
Trước khi gây án 2 ngày, Bùi Anh Mỹ đăng tải lên mạng xã hội facebook với nội dung: “Lần cuối lên sân khấu, vĩnh biệt” cùng với đó là hình ảnh anh ta đang dẫn chương trình (MC) cho một đám cưới. Ngay sau đó status này đã được gỡ bỏ.
Về mối quan hệ giữa người này với chị dâu, công an xã chỉ nghe trong dư luận chứ chưa nghe gia đình hai bên trình báo hay giải quyết vấn đề này.
Hiện vụ việc đang được công an điều tra làm rõ.
Theo saostar.vn
Cảnh báo từ những vụ trọng án (Kỳ cuối: Phòng ngừa bằng cách nào?)
Theo Cơ quan CSĐT CATP Đà Nẵng, nguyên nhân dẫn đến các vụ trọng án tại TP Đà Nẵng hầu hết có nguồn gốc từ mất năng lực hành vi (ảo giác ma túy, tâm thần, thiểu năng trí tuệ), mâu thuẫn tình ái, bộc phát và nợ nần (tín dụng đen).
Vậy nên, việc phòng ngừa đối với loại tội phạm này cần phải có giải pháp căn cơ, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc mới thực sự phát huy hiệu quả.
CQĐT CATP Đà Nẵng lấy lời khai thủ phạm giết người Nguyễn Hùng Dũng.
Với các vụ trọng án xuất phát từ ảo giác ma túy, thời gian qua, Đà Nẵng đã có những giải pháp tích cực để từng bước kiềm chế. Ngoài việc tăng cường công tác đấu tranh, xử lý các đối tượng mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép các chất ma túy, Đà Nẵng còn xây dựng cơ chế để quản lý số đối tượng có biểu hiện loạn thần vì sử dụng chất độc hại này. Theo thống kê sơ bộ, Đà Nẵng hiện có hơn 150 trường hợp có biểu hiện loạn thần, "ngáo đá". Tháng 3-2017, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định số 901 cho phép tiếp nhận người bị loạn thần, có hành vi nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội vào cơ sở y tế để chữa bệnh. Đây là quyết định rất mạnh dạn và nhân văn của TP Đà Nẵng, bởi hiện nay tại Việt Nam chưa có luật về sức khỏe tinh thần hay cụ thể luật nào quy định phải đưa người có dấu hiệu loạn thần vào cơ sở y tế. Các cơ sở y tế muốn tiếp nhận không biết dựa trên căn cứ pháp lý nào, và khi có sự cố xảy ra cũng không quy định ai đứng ra chịu trách nhiệm. Để hạn chế loại tội phạm này, thiết nghĩ cần phải có hình thức xử lý nghiêm đối với những bị can thuộc diện "ngáo đá" khi gây án.
Theo Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp (TP Đà Nẵng), người phạm tội trong tình trạng "ngáo đá" và có lỗi, tự đẩy mình vào tình trạng "ngáo đá" (không bị người khác dùng vũ lực ép buộc sử dụng ma túy) sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về các vi phạm đã thực hiện. Việc sử dụng ma túy là trái pháp luật và tùy vào tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì thế, phạm tội trong tình trạng "ngáo đá" là tình tiết tăng nặng, chứ không phải giảm nhẹ như nhiều người nghĩ.
Với những vụ trọng án có nguyên nhân bộc phát, cần phải có biện pháp phòng ngừa xã hội mới thực sự mang lại hiệu quả thiết thực. Bởi lẽ, xuất phát điểm của các mâu thuẫn dẫn đến việc gây án là bộc phát, cơ quan chức năng khi tiếp nhận vụ việc đến hiện trường thì mọi chuyện đã an bài. Về vấn đề này, theo Phòng CSHS CATP Đà Nẵng, công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm ở cấp cơ sở, nhất là nâng cao nhận thức cho người dân về ý thức chấp hành pháp luật là yếu tố tiên quyết để ngăn chặn những hậu quả xấu xảy ra. Thêm nữa, việc kịp thời nắm bắt thông tin, giải quyết những mâu thuẫn bộc phát âm ỉ trong cộng đồng dân cư, kiểm soát chặt chẽ các băng ổ nhóm thường xuyên tụ tập gây rối đánh nhau cũng là cách để hạn chế đến mức thấp nhất những vụ án mạng có nguyên nhân mâu thuẫn bộc phát.
Đáng quan ngại nhất hiện nay là các vụ án có nguyên nhân từ mâu thuẫn tình ái. Bởi hầu hết những phát sinh mâu thuẫn đều không thể hiện ra bên ngoài, đến khi "lửa ghen" bùng phát thì hậu quả thật sự khôn lường. Thực tế là trong chuyện tình cảm, một khi đã ghen tuông thì hầu hết đối tượng phạm tội đều mất kiểm soát năng lực hành vi, có thể làm bất cứ chuyện gì. Nhẹ thì xâm hại sức khỏe, nặng thì sử dụng hung khí để tước đoạt mạng sống người mình yêu. Theo Thiếu tá Nguyễn Xuân Quang - Đội trưởng Đội trọng án (Phòng CSHS), không chỉ quan hệ yêu đương, thời gian gần đây, các cặp vợ chồng tại Đà Nẵng vì không giải quyết được mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả, xâm hại tính mạng, để lại nỗi đau cho gia đình và người thân. Thêm nữa, Đà Nẵng thời gian gần đây xảy ra tình trạng nợ nần liên quan đến hoạt động tín dụng đen dẫn đến hậu quả chết người.
Rõ nhất là vụ việc Nguyễn Hùng Dũng (1969, trú P.Thuận Phước, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) cùng vợ và Lê Thị Phương Oanh (1968, trú P. Nại Hiên Đông, Q. Sơn Trà) giết chủ nợ rồi vứt xác xuống biển gây chấn động dư luận Đà Nẵng hồi tháng 6-2018. Chuyện là Dũng và Oanh có vay, mượn tiền của nhiều người, trong đó có vay của bà Văn Thị Thanh N. (1962, trú P. Thạch Thang, Q. Hải Châu) 170 triệu đồng để chi tiêu, sinh hoạt trong gia đình, nhưng không đủ khả năng trả nợ. Do lâm vào "vay nóng" với lãi suất cắt cổ, nhiều lần bị chủ nợ đến thúc ép trả, cả hai nảy sinh giết bà N. để "xù nợ". 6 giờ ngày 20-6, Oanh nhắn tin, điện thoại cho bà N. với nội dung nhờ đi chợ mua một số thức ăn giúp rồi mang đến nhà cho Oanh. Đến 7 giờ 30 cùng ngày, khi bà N. đến phòng chung cư 612 (thuộc P. Nại Hiên Đông, Q.Sơn Trà), Dũng và vợ sử dụng dây chuẩn bị sẵn siết cổ đến chết, sau đó mang xác vứt xuống biển. Gây án xong, vợ chồng Dũng - Oanh chiếm đoạt tài sản của bị hại cho đến khi bị công an Đà Nẵng phát hiện bắt giữ. Vụ án này là lời cảnh báo đối với hoạt động tín dụng đen đang có chiều hướng gia tăng tại TP Đà Nẵng. Bởi thời gian gần đây, có một số đối tượng từ các tỉnh phía Bắc như: Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình... đến Đà Nẵng tổ chức hoạt động cho vay lãi nặng, đẩy nhiều gia đình vào cảnh nợ nần chồng chất. Một khi các con nợ không trả được tiền, số đối tượng cho vay tìm mọi cách để gây sức ép, gây mất ANTT ở khu dân cư. Để xử lý triệt để vấn nạn này, thiết nghĩ lực lượng an ninh ở cấp cơ sở cần bám sát địa bàn, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn, không để cho đối tượng xấu có cơ hội phạm pháp.
Theo Cơ quan CSĐT CATP Đà Nẵng, sở dĩ tỷ lệ trọng án, nhất là loại án giết người ngày càng gia tăng là do quy định mới của Luật tố tụng hình sự. Cụ thể, trước đây hành vi giết người chỉ khởi tố khi bị hại tử vong, nay chỉ cần bị can có hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm, tấn công bị hại ở vùng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, gây ra tỷ lệ thương tích thì đều bị truy tố về tội giết người. Để hạn chế trọng án gia tăng, thiết nghĩ cần phải có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, nhất là trong công tác tuyên truyền và phòng ngừa xã hội. Bởi lẽ, phòng ngừa nghiệp vụ là giải pháp nhất thời, chỉ có thể hạn chế các đối tượng hình sự trong diện quản lý gây án. Thực tế hiện nay, trọng án có xu hướng gia tăng bộc phát, nhất là đối với số đối tượng mất năng lực hành vi vì sử dụng chất kích thích. Qua bài viết này, thiết nghĩ sẽ là lời cảnh tỉnh đến cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc đảm bảo ANTT, góp phần xây dựng TP Đà Nẵng ngày một yên bình.
NGUYÊN THẢO
Theo cadn.com.vn
Án mạng chết 3 người ở Tiền Giang vì ghen: Học yêu, tại sao không? (bài cuối) Vụ án mạng chết 3 người ở Tiền Giang vì ghen gây rúng động vừa qua một lần nữa đặt ra câu hỏi: Chỉ cần bản năng yêu hay cần cả kỹ năng yêu? Bởi có ai ngờ những sự cố tình yêu - ghen tuông, chia ly, từ biệt mà phần lớn ai cũng gặp trong đời lại là mầm họa tai...