Trước khi lộ clip trộm túi Gucci, cô gái viết status ‘Sống ở đời không được ăn cắp’
Cô gái bị bắt quả tang trộm túi Gucci tối 30.5 từng đăng status đạo lý: “Sống ở đời phải thẳng thắn, chính trực, không được trộm cắp” đầu tháng 2.2019.
Theo nhân chứng, người phụ nữ đội nón bế con trai để túi xách Gucci trên ghế trong trung tâm mua sắm ở quận 2, TP.HCM tối 30.5. Chị đang loay hoay chăm sóc con thì cô gái mặc đồ trắng đi ngang qua tiện tay cầm chiếc túi. Cô gái này được xác định là N.A (sống ở TP.HCM, nghi nam chuyển giới sang nữ). Nghe tiếng động, chủ nhân quay lại và phát hiện N.A cầm túi của mình nhưng để rớt xuống sàn rồi bỏ đi.
Khi bị tố ăn cắp, N.A chối bay chối biến bằng giọng nó eo éo khó nghe. “ Thấy túi sắp rơi xuống nên em mới lượm lên. Chị hiểu không?” là lời giải thích cho hành vi cầm túi xách người khác của cô nàng.
Sau đó, N.A nói lời xin lỗi rồi đi nhưng bị trưởng đội bảo vệ giữ lại và mời vào phòng làm việc. Có khả năng phía bảo vệ đã xem camera an ninh và thấy cô cầm túi xách người khác nên mới làm vậy.
N.A bị trưởng đội bảo vệ giữ lại.
Quả thật nhận định này là chính xác và được thể hiện qua clip trích xuất từ camera an ninh.
Clip cho thấy N.A nhìn thấy chiếc túi Gucci trên ghế và có ý định ăn trộm. Ban đầu cô ngồi ở ghế trong quán nước gần nơi để túi Gucci. Khoảng 15 giây sau, khi thấy người phụ nữ bế con sơ hở, N.A liền tới ghế định cầm túi nhưng sợ bị phát giác nên đi thẳng.
Chỉ sau đó vài giây, N.A quay lại cầm túi Gucci rồi bỏ đi nhưng lỡ tay làm rơi xuống sàn nên gây ra tiếng động để rồi bị phát hiện ăn trộm.
Ngay lập tức, người phụ nữ bế con gọi N.A quay lại và cô nàng chối bay chối biến câu nói trở thành trào lưu trên mạng: “Em chỉ lượm lên. Chị hiểu không?”.
Có lẽ do chủ chiếc túi Gucci không muốn làm lớn chuyện hay phía bảo vệ thương tình nên thả N.A ra sau đó.
“Đã ăn cắp còn la làng”, N.A lên Facebook cá nhân khẳng định chỉ cầm nhầm túi Gucci chứ không trộm và chửi lại dân mạng mỉa mai mình.
N.A nói chỉ cầm nhầm túi và chửi cộng đồng mạng mất dạy.
Điều đáng chú ý là hôm 4.2.2019, N.A từng đăng status đạo lý: “Sống ở đời phải thẳng thắn, chính trực, không được trộm cắp”.
Status đạo lý của N.A.
Từ đó, nhiều người càng có lý do đả kích N.A nói riêng và những ai thường hay viết đạo lý trên Facebook nói chung.
Rộ tin N.A đã bị công an bắt vì từng trộm ba lô trong quán cà phê ở Ngã ba Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai cũng vào tối 30.5, trước khi “cầm nhầm” túi Gucci. Song, thông tin này đang được kiểm chứng.
Theo motthegioi
Không thèm làm game, studio Trung Quốc ngang nhiên ăn cắp trắng trợn Battlefield 1942 để lừa game thủ
Rõ ràng là ai đó đang cố gắng "copy" Battlefield 1942 để lừa đảo game thủ. Nhưng tại sao một tựa game lừa đảo này vẫn có thể ngang nhiên xuất hiện trên Steam?
Chắc chắn mọi người sẽ đều nhận ra rằng, trang Steam của Tank Battlegrounds , một tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất lấy bối cảnh Thế chiến II, thực ra chỉ là "bản sao" của Battlefield 1942. Đoạn trailer giống hệt như trailer của Battlefield 1942 nhưng bị cắt một cách vụng về ngắn gọn để người xem không nhìn thấy logo, các ảnh chụp màn hình giống nhau và thậm chí mô tả của tựa game còn ghi nhầm là Battlefield 1942 thay vì Tank Battlegrounds. Rõ ràng là ai đó đang cố gắng "copy" Battlefield 1942 để lừa đảo game thủ. Nhưng tại sao một tựa game lừa đảo này vẫn có thể ngang nhiên xuất hiện trên Steam?
Được phát hiện lần đầu tiên bởi "một số thám tử" trên subreddit Steam, Tank Battlegrounds đã xuất hiện trên Steam đã được ba ngày và dự kiến sẽ phát hành vào ngày 30 tháng 5 tới đây. Tựa game nhái này được phát triển bởi một studio Trung Quốc có tên " Ê49; É54;" (dịch nôm na sang tiếng anh là Free Partner - Đối tác miễn phí). Tank Battlegrounds là tựa game duy nhất của Free Partner trên Steam, có vẻ như studio đến từ Trung Quốc này không khác gì một kẻ lừa đảo, "ăn cắp" trắng trợn tựa game bắn súng huyền thoại Battlefield 1942 của EA để kinh doanh trên Steam một cách trái phép.
Điều thú vị là cách Tank Battlegrounds ngang nhiên công khai hành vi "ăn cắp" trắng trợn này của mình khi trong phần mô tả của game còn có một dòng ghi "Để giành chiến thắng, Battlefield 1942 cần chú ý nhiều hơn đến tinh thần đồng đội", giống như nhà phát triển chỉ copy và dán phần mô tả về Battlefield 1942 nhưng quên mất để chỉnh sửa tên. Thậm chí không rõ liệu Tank Battlegrounds có thực sự là một tựa game hay không. Tuy nhiên khi tìm kiếm những ảnh chụp màn hình trên Google thì ít nhất đây cũng là những hình ảnh được nhà phát triển chụp lại chứ không phải "ắn cắp" đầu đó từ Google.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là, tại sao một tựa game "đạo nhái" như Tank Battlegrounds lại có hẳn 1 trang trên Steam? Năm ngoái, Valve đã gây ra tranh cãi khi quyết định áp dụng phương pháp tiếp cận với cửa hàng Steam , cho phép mọi thứ (kể cả nội dung gợi cảm) trừ khi đó là bất hợp pháp hoặc "troll" xuất hiện trên Steam. Bằng cách quảng cáo ảnh chụp màn hình và đoạn giới thiệu của Battlefield 1942, Tank Battlegrounds rõ ràng là một tựa game "đạo nhái", nhưng không rõ làm thế nào mà nó có thể ngang nhiên xuất hiện trên Steam vì Valve chưa có bất kỳ một động thái giải thích về tựa game này.
Theo GameK
Đây là cách Huawei thu thập công nghệ hàng chục năm qua Công ty Trung Quốc luôn nói rằng mình tôn trọng bản quyền, nhưng trong lịch sử họ nhiều lần bị kiện về những hành vi ăn cắp công nghệ. Một tối mùa hè năm 2004, khu trưng bày ở hội nghị công nghệ Supercomm (Chicago) đã vắng người. Người đàn ông Trung Quốc trung niên đi quanh những quầy hàng, mở nắp các...