Trước khi làm Tổng thống Mỹ, họ đã làm gì ?
Công việc đầu đời của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama là phục vụ và xúc kem. Bảy cựu tổng thống còn lại cũng đã nếm trải nhiều công việc khác nhau trước khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng.
Trong khi một số Tổng thống Mỹ như Franklin D. Roosevelt, George W. Bush, John F. Kennedy được xem là tương đối khá giả so với mặt bằng chung của người dân Mỹ, nhiều tổng thống khác lại từng trải qua thời gian làm việc khó khăn và nhận mức lương thấp.
1. Tổng thống đương nhiệm Barack Obama
Tổng thống Mỹ thứ 44, ông Barack Obama – Ảnh: Reuters
Tổng thống Obama mới đây trả lời phỏng vấn một tạp chí cho hay công việc đầu đời của ông là nhân viên xúc kem ở cửa hàng Baskin-Robbins, thợ sơn và người chạy bàn. Ông chỉ được trả mức lương tối thiểu hoặc rất thấp cho những công việc này. Ông còn từng làm công việc dọn dẹp công trường ở khu Upper West Side thuộc thành phố New York khi còn là sinh viên Trường đại học Columbia.
2. Cựu Tổng thống Ronald Reagan
Cựu Tổng thống Ronald Reagan – Ảnh: Reuters
Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng là người lau rửa bát và cứu hộ. Ông Reagan làm việc này vào mùa hè, khi còn học trung học ở quê nhà là thành phố Dixon, bang Illinois. Ông cho hay mình đã cứu 77 người suốt thời gian làm công việc đó.
Khi đến học tại Đại học Eureka ở bang Illinois bằng học bổng bóng đá một phần, cựu Tổng thống Mỹ trang trải phần còn lại bằng cách đi rửa bát đĩa. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1932, ông trở thành một bình luận viên thể thao tại kênh radio WOC ở Davenport, bang Iowa. Ông nhận được 10 USD cho mỗi trận khi đó.
3. Cựu Tổng thống Gerald R.Ford
Cựu Tổng thống Gerald R.Ford – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Cựu Tổng thống Mỹ Gerald R.Ford từng giúp việc tại cửa hàng sơn của cha mình và nướng bánh burger ở một nhà hàng địa phương khi còn học trung học.
Ông cũng từng chơi bóng đá ở vị trí trung tâm tại Đại học Michigan. Câu lạc bộ Green Bay Packers và Detroit Lions từng đề nghị ông Ford ký hợp đồng nhưng cuối cùng ông lại chọn học luật.
Song Gerald R.Ford không được nhận vào học ngay lập tức. Ông phải làm huấn luyện viên bóng đá tại trường Yale, kiếm được 2.400 USD vào năm 1935. Ông cũng làm huấn luyện viên môn quyền anh để trả nợ và trang trải chi phí vào trường luật Yale, nơi ông được nhận vào năm 1938.
4. Cựu Tổng thống Richard Nixon
Cựu Tổng thống Mỹ thứ 37, ông Richard Nixon – Ảnh: AFP
Cựu Tổng thống Richard Nixon không được sinh ra trong nhung lụa. Vấn đề tài chính của ông Nixon bắt đầu khi các trại chanh của cha mẹ ông thất bại vào năm 1922. Sau đó, Tổng thống Mỹ thứ 37 phải đến Los Angeles để kiểm tra sản phẩm trước khi đi học. Năm 1930, ông được nhận vào Đại học Whittier và sau đó giành được học bổng vào trường luật của Đại học Luke.
5. Cựu Tổng thống Lyndon Johnson
Cựu Tổng thống Lyndon Johnson – Ảnh chụp màn hình trang US News
Sau khi kết thúc trung học vào năm 1924, cựu Tổng thống Mỹ thứ 36 có vài năm mà các nhà sử học gọi là “những năm mất phương hướng” trong cuộc đời ông. Ông mua một chiếc xe chạy từ bang Texas đến California cùng vài người bạn rồi làm vài công việc kỳ lạ ở đây trong vòng một năm. Sau đó, ông về lại Texas và làm việc như một người lao động bình thường.
Năm 1927, Johnson vào học Trường Southwest Texas State Teachers. Ông đã là một học sinh kiêm giáo viên tại một trường nói tiếng Tây Ban Nha ở một khu vực nghèo khó. Khi ông tốt nghiệp vào năm 1930, công việc đầu tiên ông làm là dạy học với mức lương 1.530 USD/năm. Ông làm việc này cho đến khi đến với chính trị.
6. Cựu Tổng thống Jimmy Carter
Cựu Tổng thống Jimmy Carter – Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ thứ 39 làm việc tại nông trại lạc của cha mẹ ở bang Georgia. Năm 10 tuổi, ông đã chở hàng vào thị trấn để bán.
Ông rời Georgia để vào Học viện Hải quân Mỹ. Sau khi phục vụ trong Hải quân vài năm, ông quay lại trang trại khi cha ông mất. Trận hạn hán vào năm 1954 tàn phá nông trại của gia đình ông và ông chỉ còn lại 187 USD lợi nhuận vào năm đó. Ông Carter sau đó đã thay đổi mô hình nông trại một cách thành công trước khi bước chân vào con đường chính trị.
7. Cựu Tổng thống Bill Clinton
Cựu Tổng thống Bill Clinton – Ảnh: Reuters
Cựu Tổng thống Bill Clinton học Đại học Georgetown, được nhận học bổng và sự hỗ trợ từ cha mẹ mình. Cha dượng của ông là chủ một đại lý Buick và mẹ ông là y tá.
Clinton viết trong tự truyện của mình rằng ông cảm thấy nhẹ nhõm khi nhận được công việc bán thời gian là một thư ký của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, vị trí mà ông được trả 3.500 USD/năm. “Tôi chưa từng tiết lộ với ai khi đó rằng tôi sợ phải rời Georgetown để trở về nhà, dù ở quê nhà thì học đại học ít tốn kém hơn”.
8. Cựu Tổng thống George H.W. Bush
Cựu Tổng thống George H.W. Bush – Ảnh: Reuters
Vị Tổng thống thứ 41 không hề thiếu tiền. Theo lời của chuyên gia về tổng thống Barbara Perry, “ông ấy hoàn toàn thuộc tầng lớp quý tộc New England nhưng muốn thử tự kiếm tiền”. Sau khi phục vụ trong Thế chiến thứ hai và kết thúc học tập tại Trường Yale, Tổng thống Bush (cha) cùng gia đình chuyển về Texas với hy vọng có thể kinh doanh dầu.
Công việc đầu tiên của ông là nhân viên bán hàng tại một công ty khoan dầu thuộc sở hữu của một người bạn của cha ông. Hằng tháng, ông kiếm được 375 USD. Song công việc này không kéo dài lâu. Năm 1950, ông cùng một người bạn lập công ty dầu riêng. Công ty này sau đó được sáp nhập vào Zapata Petroleum và ông Bush trở thành chủ tịch một trong những công ty con của hãng.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Tại sao đàn ông lại 'được' ví như... con lợn?
Được moi ra từ một bài viết cũ của nhà văn Trang Hạ, câu" Đàn ông về nhà chỉ ăn, tắm, ngủ khác gì con lợn" đang khiến cộng đồng mạng dậy sóng.
Người tán thành, kẻ phản bác hoàn toàn ý kiến của Trang Hạ cũng có, mà người tán thành một nửa, phản bác một nửa, cũng có. Có cả những nhà thơ trẻ, nhà văn trẻ đăng đàn, tự nhận mình là con lợn để trò chuyện với nhà văn Trang Hạ với một câu kết khiến nhiều anh chàng vỗ tay rào rào: "Nay cả khi là con lợn tôi cũng không có diễm phúc và không bao giờ chấp nhận làm con lợn của cô".
Mà tôi thấy thật lạ là... chuyện việc nhà ấy, cần phải chia sẻ giữa vợ và chồng, có gì mới đâu nhỉ. Bàn hoài, bàn mãi, bàn nát nước cả ra rồi. Cả sáng nay, phòng tôi cũng bàn tán về chuyện ấy. Các anh đàn ông trong phòng lập tức bị phỏng vấn, hay là tra khảo thì đúng hơn: Các ông có làm việc nhà hay không? Sao các ông bực tức thế với ý kiến của chị Trang Hạ. Đa phần ông nào cũng bảo: Có chứ, có thằng đàn ông nào bây giờ có chút hiểu biết, học thức mà không biết là phải giúp vợ chút việc nhà. Ba cái chuyện rửa bát, quét nhà, nấu ăn đó là chuyện nhỏ, đàn ông làm mấy việc đó... dễ ợt.
Mấy ông hay nịnh vợ thì bảo: giúp vợ, chia sẻ với vợ là hạnh phúc. Mấy chàng nghiêm túc thì nhận xét: hạnh phúc là của chung, trách nhiệm cũng là của chung. Còn mấy ông hay triết lý dài dòng, cũng dài dòng hơn một chút: vấn đề ở đây là sự phân công lao động như thế nào cho hợp lý thôi. Em thấy đấy, có những tháng anh nhận thêm công việc mang về làm, để có thêm khoản tiền cho cả gia đình đi nghỉ mát Phú Quốc thì về đến nhà ăn cơm xong là anh chui vào phòng đánh vật với hồ sơ, giấy tờ, máy tính. Lúc đó chẳng những vợ anh không bắt anh rửa chén, quét nhà mà còn rón rén pha cà phê, gọt trái cây để trên bàn làm việc cho anh....
Quay sang các chị, tôi thấy các chị cũng chẳng có mấy ai không đồng tình với ý kiến chị Trang Hạ. Bà nào cũng thích chồng mình làm việc nhà giúp mình khi rảnh rỗi. Cũng thích chồng thỉnh thoảng rửa bát quét nhà cho mình. Nhưng cũng chẳng buồn gì nếu chồng ráng sức kiếm ra tiền thật nhiều, mang về cho mình mua máy rửa chén hay thuê osin rửa chén. Thế nhưng bên cạnh những ý kiến đồng tình với chuyện chồng phải tự nhiên có nghĩa vụ giúp vợ việc nhà, cũng có chị bảo: Chồng là con lợn hay không còn do vợ.
Chị kể: Ở nhà em má em cực kỳ... cổ lỗ sĩ. Bà cho rằng đàn ông mà làm việc nhà thì dần dần sẽ có tính đàn bà. Bà không thích đàn ông rửa chén, quét nhà. Ngày xưa, lúc nuôi tụi em một mình ở nơi sơ tán, ba em làm hết được mọi việc, từ nuôi tụi em tới dọn dẹp, nấu nướng... Hết chiến tranh phá hoại, ba đưa tụi em về thành phố là mẹ em làm hết. Ở trong khu tập thể, bà sợ bị mọi người chê là không đảm đang, để chồng phải làm việc nhà. Từ đó bà làm hư ba em luôn. Ông quên hết mọi kỹ năng, chẳng biết tự phục vụ mình nữa. Em trai em đi học xa, rồi lấy vợ. Vợ chồng sống riêng nên nó chăm sóc vợ, phụ làm việc nhà. Mẹ em vì thế vô cùng ghét con dâu. Mà thế hệ của má em, em thấy nhiều người có tư tưởng như thế lắm, cho là đàn ông chỉ nên làm việc lớn. May mà em tiến bộ hơn má, em lấy chồng về là có thỏa thuận, phân công ngay từ đầu. Rồi cứ nếp đó, em và ổng dạy dỗ hai thằng con trai. Cho nên ba chàng nhà em đều... chuẩn 'men' luôn!
Nghe chuyện chị kể, cả phòng ồ lên cười: Vậy là chuyện đàn ông có là... lợn hay không phần nhiều là do chính phụ nữ chúng ta đó chứ. Đâu phải tự nhiên mà họ đang là người biến thành lợn!
Nói tóm lại... khi phỏng vấn, tìm hiểu hoàn cảnh từng người tôi thấy họ hết sức tiến bộ. Thế mà sao đọc trên mạng xã hội, tôi thấy mọi người đều sôi sùng sục lên với ý kiến của chị Trang Hạ? Cứ như là ai cũng bị chị Trang Hạ chửi xiên chửi xéo rằng họ là... lợn. Thậm chí có anh khi viết phản bác, như anh nhà thơ nào đó mà tôi nêu đầu bài, còn kể ra được rằng, chính anh ấy cũng có làm việc nhà, dù chỉ là chút chút. Nhưng anh ấy vẫn hết sức giận dữ, đến mức chả kiêng nể gì nhà văn Trang Hạ là phụ nữ mà nói nặng, như xỉ vả nhau vậy. Nghe tôi thắc mắc, mọi người mới cười ồ: Tại vì thế này: đàn ông thì không thích bị ví là lợn, đàn bà cũng không thích ý nghĩ tối tối phải... ôm lợn ngủ. Bởi dù gì đó cũng là người đàn ông, là chồng mình. Chả nên ví von như đồ bỏ đi như vậy. Nhất là chuyện việc nhà, ai làm, làm thế nào còn lắm cảnh, lắm tình, lắm nguồn cơn như thế...
Hóa ra, mọi chuyện cãi cọ nhau, chỉ là một cách viết, cách nói chẳng xuôi tai mà thôi. Bàn tới, bàn lui, cả phòng tôi kết luận như vậy. Thế nhưng cái kết luận đáng giá nhất mà tôi rút ra được lại là chuyện: tôi có hai thằng con trai. Bây giờ chúng mới chỉ lớp 5 và lớp 7. Thế nhưng nhất định tôi sẽ dạy dỗ, giáo dục chúng, để sau này, không có một cô nhà văn nào gọi chúng là ... lợn. Tối nay về, tôi sẽ bắt chúng rửa chén!
Theo PNO
Choáng trước gia cảnh giàu có của người yêu Tại sao cô lại yêu con trai tôi? Có phải vì cô biết gia đình tôi giàu có?- mẹ anh nhìn tôi chằm chằm hỏi. Tôi vốn là con nhà lao động, từ nhỏ bố mẹ tôi đã vất vả cực nhọc nuôi 4 chị em ăn học. Bố tôi là công nhân, mẹ tôi là nông dân. Tuy vất vả, nhưng tôi...