Trước khi dự G20, Thái tử Ả Rập bày binh chống đảo chính
Ả Rập Saudi được cho là đã triển khai quân đội trước nguy cơ về một cuộc đảo chính sẽ diễn ra khi Thái tử Mohammad bin Salman (MBS) sang Argentina để dự hội nghị G20.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salman. Ảnh: Getty.
Theo Daily Star, trước khi rời Ả Rập Saudi để tới Argentina dự hội nghị thượng đỉnh G20, Thái tử MBS đã cho điều động binh sĩ, vũ khí từ phía đông và tây của đất nước về thủ đô Riyadh. Dựa trên các thông tin của truyền thông Ả Rập Saudi, việc triển khai quân đội là để đối phó với các âm mưu thâu tóm quyền lực của phe đối lập trong lúc nhà lãnh đạo vắng mặt.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với báo chí, ông Khalid bin Farhan al-Saud – một Hoàng tử Ả Rập Saudi đang sống lưu vong ở Đức – cho biết, một phe cánh đối lập với ông MBS đã hình thành và đang chuẩn bị một cuộc đảo chính hoàng gia. Nhận định về tình hình, ông bin Farhan cho rằng mục tiêu duy nhất của phe cánh này là lập đổ vị Thái tử với lý do MBS là người “thiếu ảo tưởng và bị ảo tưởng”.
Video đang HOT
Được biết, sau khi Quốc vương Salman – nhà lãnh đạo chính thức của Ả Rập Saudi – qua đời, ông MBS sẽ kế vị, trở thành người đứng đầu vương quốc. Tuy nhiên, vị Thái tử hiện tại đã được coi là nhà lãnh đạo trên thực tế của Ả Rập Saudi.
Sau vụ việc nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại tại Lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), vị trí của MBS đang ngày càng lung lay trong mắt Gia tộc Hoàng gia Saud. Theo Daily Star Online, Thái tử Ahmad bin Abdulaziz (76 tuổi), em trai cùng cha mẹ với Quốc vương Salman, đang là ứng cử viên sáng giá để thay thế người cháu của mình.
Theo Danviet
Chuyên gia: Thái tử Ả Rập sắp "ngã ngựa" vì Khashoggi
Trước một cộng đồng quốc tế giận dữ về vụ việc nhà báo Jamal Khashoggi, Thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salman (MBS) rất có thể sẽ phải ra đi, RT dẫn lời một chuyên gia phân tích cho hay.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salman. Ảnh: Reuters.
Hiện tại, áp lực quốc tế về vụ nhà báo Khashoggi bị hạ sát đang ngày đè nặng lên đôi vai của MBS - nhà lãnh đạo trẻ từng thề sẽ cải cách vương quốc bảo thủ, hướng tới một quốc gia hiện đại, năng động hơn. Theo RT, mặc dù nắm quyền lực thực tế trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế và mới đây là tình báo, vị thế của vị Thái tử đang lung lay dữ dội.
Theo ông Michael Maloof - cựu cố vấn chính sách an ninh cao cấp tại Bộ Quốc phòng Mỹ, MBS có nhiều thù hơn là đồng minh trong gia đình hoàng gia cũng như đã có nhiều động thái khiến tầng lớp lãnh đạo "bất bình". Nhà phân tích Maloof cho rằng đang có một cuộc nổi loạn chống lại MBS ngay bên trong nội bộ gia tộc Saud.
"Ả Rập Saudi đang tìm cách thay thế MBS bằng một nhà lãnh đạo hợp với phương Tây hơn", ông Maloof bình luận.
Cũng theo Maloof, một cuộc "đảo chính cung điện" là viễn cảnh có thể xảy ra. Lý do là vị Thái tử đã hạ bệ nhiều thành viên Hoàng gia nên việc ông "ngã ngựa" có lẽ chỉ là "sớm hay muộn". Vị cựu cố vấn còn chỉ ra rằng những người đang âm mưu chống lại MBS hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây.
"Tuy nhiên, hiện đang là quá sớm để cho rằng chuyện này sẽ xảy ra", Maloof cho hay.
Trước đó, truyền thông Ả Rập Saudi đã đưa tin rằng ông Ahmed bin Abdulaziz - em trai của Quốc vương Salman bin Abdulaziz al Saud - đã quay về nước sau một thời gian sống lưu vong ở Anh. Theo đó, ông Ahmed đã trở về với sự bảo trợ của các cơ quan an ninh Mỹ và Anh.
"Tại sao Ả Rập Saudi lại gọi em trai của quốc vương về nước nếu ông ấy không được ủng hộ tại quê nhà?", Maloof đặt vấn đề.
Theo RT, không chỉ tại quê nhà, nhiều chính trị gia Mỹ cũng đã kêu gọi Riyadh tước quyền lực của MBS. Cụ thể, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham - một trong những người ủng hộ mạnh mẽ Ả Rập Saudi tại Quốc hội Mỹ - cũng đã khẳng định MBS "phải ra đi".
"Ông ta là một người nguy hiểm. MBS đã cho đặc vụ hạ sát một nhà báo tại Lãnh sự quán ở Thổ Nhĩ Kỳ và mong chờ tôi lờ đi việc này. Tôi cảm thấy bị lợi dụng và lạm dụng", Thượng nghị sĩ Graham - thành viên đầy ảnh hưởng của Ủy ban Quân vụ thuộc Thượng viện Mỹ, đồng thời là một đồng minh thân thiết với Tổng thống Donald Trump - nó vào hồi tháng 10, đồng thời nhận định rằng vị Thái tử "sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà lãnh đạo thế giới trên trường quốc tế".
Theo RT dẫn lời nhà báo điều tra Max Blumenthal, MBS rất có thể sẽ xoay trục ra phương đông, tìm kiếm sự ủng hộ từ Trung Quốc, Nga và các đồng minh khác trước khi Mỹ và Anh quyết định tước quyền lực của ông.
Theo Danviet
Mỹ, Anh, Nga gặp mặt tại G20: Chấn động xảy ra ở hội nghị Vào hôm nay (1.12), một cơn động đất đã tấn công hội nghị thượng đỉnh G20 - nơi các nhà lãnh đạo thế giới đang tập trung ở thủ đô Buenos Aires của Argentina. Đã có động đất ở gần thủ đô Buenos Aires - nơi nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga...