Trước khi đi ngủ uống một cốc nước có thể phòng chống tai biến mạch máu não
Nghiên cứu cho thấy, trước khi đi ngủ uống một cốc nước, trên một mức độ nào đó có thể phòng chống tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não thường xảy ra vào rạng sáng và buổi sáng, qua đó có thể thấy máu càng đặc càng có nguy cơ gây tai biến mạch máu não. Trong một ngày máu có lúc đặc lúc loãng, đồng thời có một quy luật nhất định, buổi sáng từ 4 giờ đến 8 là lúc máu đông đặc nhất, sau đó dần dần loãng ra, đến 12 giờ đêm là loãng nhất, rồi dần dần đặc lại, đến buổi sáng lại lên đến đỉnh cao.
Vì vậy, chúng ta, mà nhất là những người cao tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ uống khoảng 200 ml nước, như vậy, sáng ngủ dậy, không những máu không đông đặc, mà còn loãng ra. Giới y học cũng phổ biến cho rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, phòng chống tai biến mạch máu não.
Tất nhiên là có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh, nhưng ít nhiều có thể khẳng định, tạo cho mình thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
Bí quyết giữ gìn sức khỏe mà bạn cần biết.
Video đang HOT
Theo SKDS
Các bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi
Phổ biến nhất là chứng tai biến mạch máu não do tắc mạch, lấp mạch gây nhồi máu hoặc thiếu máu não cục bộ. Ngoài ra còn có hiện tượng chảy máu màng não, viêm màng não do mủ hoặc lao và bệnh Parkinson.
Các triệu chứng lâm sàng của các bệnh thần kinh ở người cao tuổi
- Điển hình nhất là chứng đau nửa đầu, nhức nửa mặt, đau thần kinh hông, đau mình mẩy, chân và bả vai.
- Chứng run, co giật, thường ở chân tay. Người bệnh đi đứng loạng choạng, nói run run. Có thể xuất hiện cơn co giật kiểu động kinh.
- Các rối loạn về tâm thần, chức năng điều hòa cử động, rối loạn nuốt, phát âm, trí nhớ. Người bệnh quên lẫn nhiều, hoặc có hiện tượng nhớ nhầm, ngộ nhận...
Một số bệnh hay gặp là tai biến mạch máu não, thường gặp là tắc mạch, lấp mạch gây nhồi máu não, thiếu máu não cục bộ. Các trường hợp chảy máu màng não, viêm màng não do mủ hoặc do lao...
Phương pháp chẩn đoán
- Cần có kế hoạch theo dõi bệnh cho lứa tuổi bốn chín chưa qua, năm ba đã tới. Lưu ý những biểu hiện như đau nhức ở thần kinh (đau đầu, đau ở nửa mặt, đau kiểu thắt lưng hông ...), chứng co giật, run chân tay, chóng mỏi nửa người, ở hai chân, đặc biệt là chứng cứng cơ khi cử động, dấu hiệu quên lẫn, nhớ nhầm ám ảnh, lo sợ.
- Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần kết hợp chẩn đoán bằng siêu âm tim mạch, siêu âm xuyên não, ghi điện não, chụp cắt lớp vi tính và các test thần kinh tâm lý...
Cách điều trị: do đặc điểm cơ thể người cao tuổi, việc điều trị các chứng bệnh thần kinh phải toàn diện:
- Sử dụng thuốc: cơ thể người già hấp thụ chuyển hóa và thải trừ kém nên phải thận trọng khi dùng thuốc. Cần chỉ định thêm các thuốc nâng cao thể trạng, các loại vitamin, nhất là nhóm B và kết hợp với thuốc Đông y.
- Phục hồi chức năng thần kinh: là một phương pháp điều trị tích cực, tổng hợp. Hiệu quả nhất vận dụng các phương pháp dưỡng sinh, thiền, khí công, luyện khí...
- Phục hồi chức năng vận động bằng xoa bóp, bấm nắn.
- Tác động tâm lý như việc tĩnh tâm phù hợp với các thời khắc trong ngày. Biện pháp này giúp người bệnh tự xác định việc tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Theo SKDS
Tăng huyết áp "kẻ" dẫn đường cho đột quỵ Cần phòng ngừa đột quỵ ở người tăng huyết áp Nếu tăng huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng" thì đột quỵ (tai biến mạch máu não) có thể coi là "phát súng cuối cùng" cướp đi tính mạng người bệnh. Các chuyên gia nói gì? TS. BS. Nguyễn Chương (Viện Quân y 103) cho biết: "Tai biến mạch máu não xuất...