Trước khi có giấy vệ sinh mềm mịn nhiều lớp, con người thời xưa đã dùng gì để chùi bàn tọa?
Để có được loại giấy vệ sinh thân thiện với bàn tọa như bây giờ, con người đã phải dùng những thứ không được êm ái cho lắm.
Trừ một số quốc gia có vòi xịt (như Việt Nam chẳng hạn), nhiều nơi đã coi giấy vệ sinh như nhu yếu phẩm thiết yếu. Tức là, thiếu nó thì khá khó sống.
Trước khi con người của năm 2020 tranh giành mua giấy vệ sinh, chị em có bao giờ thắc mắc tổ tiên của chúng ta đã xài gì để chùi bàn tọa?
Một trong những loại giấy vệ sinh đầu tiên trên thế giới là của nhà Tống (Trung Quốc)
Theo CNN, các tài liệu lịch sử của Trung Quốc cho thấy người đời Tống (khoảng thế kỷ thứ 6) đã biết dùng giấy để chùi bàn tọa. Tuy nhiên, giấy vệ sinh thô sơ bằng sợi gai dầu thời đó không dành cho người nghèo, hầu như giới quyền quý mới được dùng.
Một sứ thần Trung Đông đã chép lại: ‘Quý tộc nhà Tống không quá lo nghĩ về sự sạch sẽ, họ hầu như chỉ dùng giấy để chùi, không rửa lại bằng nước’.
Một trong những loại giấy vệ sinh đầu tiên trên thế giới có mặt ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 6, chúng được làm từ sợi cây gai dầu
Người La Mã cổ đại dùng gậy cuốn bọt biển để chùi bàn tọa (đã từng gây chết người)
Ít ai biết rằng, nhà vệ sinh công cộng là đặc trưng của thời La Mã cổ đại. Khi đó, con người thích dùng tersorium (que gỗ cuốn bọt biển) để chùi bàn tọa sau khi hành sự.
Để đảm bảo ‘vệ sinh’, khi không dùng đến tersorium sẽ được ngâm trong nước muối hoặc dung dịch có tính a-xít.
Tersorium – dụng cụ mà người La Mã cổ đại dùng để chùi bàn tọa
Đấy, tranh vẽ còn cho thấy anh em đàn ông La Mã cổ đại rủ nhau đi vệ sinh, trên tay mỗi người là 1 chiếc tersorium
Không chỉ phổ biến, tersorium thậm chí còn được sử dụng chung. Tuy nhiên, không ít người sử dụng sai cách dẫn đến nhiễm trùng rồi tử vong (nhầm đầu).
Vài mẩu truyện cổ ghi lại rằng, các đấu sĩ Germanic vào khoảng những năm 64 SCN đã nhiều lần cố tự tử bằng tersorium. Về cơ bản, một số người thà chết vì nhiễm trùng còn hơn phải chết trên đấu trường giác đấu.
Video đang HOT
Nhật Bản và một số khu vực khác
Chgi
Thuở xưa, người Nhật sử dụng 1 cái que, vót từ gỗ, tre nứa và thậm chí làm bằng kim loại để ‘làm sạch những vùng khó tiếp cận’.
Thứ đó được gọi là chgi – tới giờ vẫn được trưng bày tại các bảo tàng Nhật Bản. Còn những nơi khác thì sao?
Trung Đông: Nhúng bàn tọa xuống sông suối, dùng tay trần để cọ rửa
Châu Âu: Chùi bằng giẻ vải, có thể giặt đi rồi tái sử dụng
Châu Phi, châu Mỹ: Chùi bằng lõi ngô, lông thú, vỏ hến…
Nhìn đã thấy khó tả rồi
Năm 1857, một nhà phát minh người Mỹ đã thay đổi cách con người trên toàn thế giới đối xử với bàn tọa
Bồn cầu giật nước được phát minh vào năm 1596, nhưng mãi đến năm 1857 – giấy vệ sinh mềm mại mới có mặt trên đời.
Cụ thể, vào năm 1857, nhà sáng chế người Mỹ Joseph Gayetty đã đem bán những mẫu giấy vệ sinh đầu tiên với giá 50 cent (nửa USD). Về bản chất, chúng là giấy mềm ngâm trong chiết xuất lô hội và được coi là dụng cụ y khoa – chuyên phục vụ người mắc bệnh trĩ.
Joseph Gayetty
Đáng tiếc, sản phẩm của Joseph lại trở thành thảm họa thương mại. Tuy nhiên nó chính là tiền đề để các phát minh tạo ra giấy vệ sinh cuộn trong tương lai.
(Tổng hợp)
Theo JJJ/Tổ Quốc
8X chân đất sáng chế máy cày "15 trong 1", ngồi bờ rung đùi bấm nút
Mới đây, nhà sáng chế chất đất đặc sệt nông dân-anh Tạ Đình Huy (SN 1982, trú tại thôn An Mỹ, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) đã phát triển thêm tính năng tự động, không người lái cho chiếc máy nông nghiệp đa năng "15 trong 1".
Chỉ cần ngồi trên bờ rung đùi bấm nút điều khiển từ xa, chiếc máy sẽ tự cày bừa, làm việc theo ý muốn.
Đam mê từ nhỏ
Về xã Thượng Vực hỏi nhà sáng chế máy nông nghiệp trẻ Tạ Đình Huy ai ai cũng biết. Anh Huy nổi tiếng khi chế tạo ra hàng loạt máy nông nghiệp đa năng giúp người dân trên cả nước giảm công sức trong lao động. Dù đã nhiều lần gặp anh trong đợt một số cơ quan trung ương trao bằng khen cho anh, nhưng để gặp được nhà sáng chế trẻ này chúng tôi phải mất rất nhiều công sức. Phải qua nhiều lần hò hẹn chúng tôi mới gặp được anh.
Anh Huy cho biết, ngay từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với xe cô, với máy móc cơ khí
Nói về cơ duyên đến với nghề, nhà sáng chế trẻ cười cho biết, từ nhỏ anh đã đam mê với xe cộ, cơ khí. Khi học tiểu học, rồi cấp 2, mỗi dịp hè về, anh lại đi nhặt những bông hoa gạo dùng tăm tre nhỏ để ghép chúng thành chiếc xe nhỏ. Các trò chơi thuở nhỏ của Huy đều gắn với xe cộ, cơ khí.
Thế rồi, Huy cũng không biết mình đam mê với cơ khí tự bao giờ. Lớn lên anh mơ ước được học chuyên ngành cơ khí, thế nhưng con đường học hành của anh đứt gánh khi năm lớp 12 bố anh mất sớm, kinh tế gia đình eo hẹp, anh phải gác lại việc học hành.
Huy tìm học nghề sửa xe máy. Phải mất gần 4 năm học và làm nghề không công, Huy trở về quê hương mở tiệm sửa xe máy. "Thời gian đầu, tôi chế tạo những chiếc xe máy không giống ai, có hình thù dị dạng khiến mỗi khi đi ra đường dừng chỗ đèn xanh đèn đỏ ai ai cũng ngước nhìn.
Lúc đó, họ nhìn mình như người ở sao hoả đến, thế rồi dần dần mình nhận ra việc chế tạo những chiếc xe như vậy vô vị. Mình nghĩ tại sao mình không thử chế tạo ra cái gì đó có ích hơn. Và rồi suy nghĩ chế tạo máy nông nghiệp loé lên trong đầu tôi...", anh Huy kể.
... thành nhà sáng chế
Vừa sửa xe máy, anh lại vừa thu mua thêm những chiếc xe máy cũ, hỏng đã hết hạn sử dụng đem về nghiên cứu chế tạo máy nông nghiệp. Có những lần đam mê chế tìm tòi, nghiên cứu anh quên cả ăn, cả ngủ.
Anh Tạ Đình Huy kể: có nhiều đêm anh thức trắng để nghiên cứu, tính toán các thông số kỹ thuật. Nghe ý tưởng của anh, nhiều người gạt đi và cho rằng anh ảo tưởng, viển vông, thậm chí có người còn bảo tôi là hâm, dở... nhưng bỏ ngoài tai tất cả anh vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê của mình.
Trong nhiều năm đeo đuổi mơ ước chế tạo ra chiếc máy nông nghiệp, anh đã "khăn gói quả mướp" đi khắp nơi học tập kinh nghiệm của những người đi trước. Năm 2005, anh cho ra lò chiếc máy nông nghiệp với 3 chức năng làm đất, phun thuốc sâu, và bơm nước. Đây là bước ngoặt đối với cuộc đời anh.
"Sau nhiều ngày "dầm mưa dãi nắng" chiếc máy nông nghiệp đầu tay được thử nghiệm thành công. Nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời tôi, là động lực để tôi tiếp tục hoàn thiện sản phẩm...", anh Huy nói.
Hàng ngày anh vùi đầu vào đống máy móc. Nhiều khi anh yêu máy móc còn hơn chính mình.
Năm 2014, anh tiếp tục chế tạo, bổ sung thành công 7 chức năng: cày, bừa, rạch luống, gieo hạt, làm cỏ, phun thuốc trừ sâu, tời , bơm nước cho chiếc máy nông nghiệp.
Khi chiếc máy nông nghiệp với 7 chức năng theo những chuyến xe tải vận chuyển đi khắp mọi miền của tổ quốc phục vụ công tác cày cấy cho người dân, anh Huy lại tiếp tục tìm tòi bổ sung, cải tiến đưa chiếc máy lên 12 chức năng. 4 chức năng được bổ sung là: Đào bùn cà phê, đảo phân vi sinh, cấy lúa và di chuyển vật nặng trong vườn. Đầu 2016, anh tiếp tục tăng thêm 3 chức năng cho máy là: Đào hố trồng cây, phát điện, đào mương.
Giờ đây, người dân khắp mọi miền tổ quốc biết đến máy nông nghiệp đa năng với tên gọi quen thuộc "15 trong 1". Chiếc máy có giá thành hợp lý, phù hợp với túi tiền của người dân với giá thành đa dạng.
Hiện đại, nhưng ai cũng sửa được
Dẫn chúng tôi "mục sở thị" chiếc máy nông nghiệp đa năng "15 trong 1" không người lái, anh Huy phấn khởi bật mí, anh vừa chế tạo thành công tính năng không người lái cho chiếc máy. Theo đó, chỉ cần bấm nút điều khiển từ xa chiếc máy sẽ tự động cày bừa, người nông dân sẽ không phải tốn công sức vận hành máy như trước đây.
Chiếc máy nông nghiệp "15 trong 1" sử dụng động cơ diesel ra đời được tích hợp thêm tính năng điều khiển từ xa được coi là "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam
Anh Huy cho biết: "Thay vì phải trực tiếp lái máy cày, bừa đất như trước đây thì giờ người nông dân có thể đứng ở trên bờ dùng điều khiển từ xa để điều khiển máy chạy như ý muốn. Tôi chế tạo ra tính năng này là muốn giúp người dân giảm thiểu công sức khi lao động, nhưng hiệu quả công việc vẫn cao".
Nói về logo AHM dán trên máy anh Huy cho biết, cụm từ này là viết tắt tên của 3 người trong gia đình anh. Đó là: Anh (tên con trai anh), Huy (tên của anh) và Minh (tên vợ anh).
Theo anh Huy, chiếc máy "độc nhất vô nhị" này vừa hiện đại vừa đơn giản. Hiện đại là máy có thể tự hoạt động mà không cần người lái. Đơn giản là do máy sử dụng động cơ diesel của xe công nông. Việc sử dụng động cơ này đáp ứng tiêu chí đơn giản hoá máy móc, vì là động cơ diesel của xe công nông nên nếu máy móc có hỏng hóc người nông dân có thể nhờ thợ trên địa bàn tự sửa chữa được mà không cần mang đến nơi sản xuất.
"Muốn làm được chiếc máy đứng vững ở thị trường thì anh phải làm được chiếc máy thật đơn giản, hiệu quả, và hiện đại đấy là điều người dân cần. Bà con nông dân thường sợ dùng những máy móc hiện đại, vì hiện đại thường sẽ khó sửa chữa. Mình phải giải quyết được bài toán đó, tức là hiện đại nhưng phải đơn giản. Hiện đại đó là tôi có thể điều khiển từ xa, còn đơn giản là tôi sử dụng động cơ rất là phổ thông. Thế nhưng, đơn giản mà không được lỗi thời...", anh Huy phân tích.
Chiếc máy này có những kết cấu chuyển động rất đơn giản mà ai nhìn vào cũng có thể sửa được... Tại sao tôi lại dùng đầu nổ diesel?- đầu nổ công nông thì đâu đâu cũng có, nó phổ thông ai cũng sửa chữa được. Giai đoạn làm khó nhất là chế bộ số, anh phải chế bộ số làm sao cho nó đơn giản nhất, nhỏ gọn nhất để lên xuống truyền tải được dễ dàng. Phải mất 6 tháng từ khi "phôi thai" ý tưởng, tôi đã chế tạo thành công tính năng không người lái cho chiếc máy. Qúa trình này cũng gặp không ít lần thất bại, nhiều lần chế tạo bộ phận xong lại phải bỏ đi vì nó không phù hợp...", anh Huy bật mí.
Trước đây, anh Huy chế tạo máy nông nghiệp đa năng "15 trong 1" ở phạm vi công suất nhỏ phục vụ những mô hình nhỏ, hiện nay chiếc máy đa năng này đã được nâng công suất lớn. Chiếc máy sử dụng động cơ 32 mã lực, với động cơ khoẻ, tiết kiệm nhiên liệu, hiện đại, dễ sửa chữa. Chiếc máy có 2 lựa chọn có thể điều khiển từ xa hoặc có thể trực tiếp điều khiển.
Chiếc máy nông nghiệp đa năng của Tạ Đình Huy đã đạt giải Nhất chương trình "Nhà sáng chế". Anh được Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng bằng khen "Gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010-2015". Cùng năm 2015, anh Huy đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở; Người tốt, việc tốt cấp huyện; Chiến sĩ Thi đua cấp thành phố; Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Năm 2016, anh Huy được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tặng Bằng khen. Anh còn là Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu của Thành đoàn Hà Nội và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen...
Ngày 19/3/2017, anh Tạ Đình Huy nhận được Bằng khen và tuyên dương của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2016.
Theo Danviet
Người thầy khơi nguồn đam mê sáng tạo cho học trò 4 năm gần đây, tại lễ trao giải các cuộc thi liên quan đến khoa học - kỹ thuật của tỉnh có rất nhiều học sinh đến từ Câu lạc bộ Ươm mầm khoa học kỹ thuật phổ thông (huyện Trảng Bom) tham dự. Các em nhận được nhiều giải thưởng cao, được đánh giá có khả năng sáng tạo tốt và nhiều...