Trước khi bị tẩy chay, H&M có sức hút thế nào?
H&M từng được nhiều người tiêu dùng Việt yêu thích bởi giá thành bình dân và mẫu mã đa dạng.
H&M là nhà bán lẻ thời trang đứng thứ 2 trên thế giới. Trước khi có mặt tại Việt Nam vào năm 2017, nhãn hàng này đã được lòng người tiêu dùng ở nhiều nước bởi có giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng.
Thương hiệu lâu đời
Ít người biết H&M có mặt từ rất sớm. Năm 1947, Erling Persson – nhà sáng lập H&M – đã mở một cửa hàng thời trang nữ tên Hennes tại Vsters, Thụy Điển. Trong tiếng Anh, từ này có nghĩa là “của cô ấy”. Tới năm 1968, ông tiếp tục mở rộng việc kinh doanh bằng cách mua lại thương hiệu đồ đi săn và câu cá tên Mauritz Widforss.
Từ đó, nhãn hiệu Hennes & Mauritz ra đời. Ông Persson cũng bắt đầu bán thêm đồ nam. Để thuận tiện hơn, tên của thương hiệu được viết ngắn lại thành H&M. Giờ đây, H&M phát triển lớn mạnh, vượt xa khỏi biên giới Thụy Điển để đến nhiều nơi trên thế giới.
H&M là đế chế thời trang nhanh lớn mạnh. Ảnh: Hype Malaysia .
Theo Investopedia , bí quyết thành công của H&M hay một số thương hiệu bình dân khác chính là yếu tố nhanh. Họ có thể biến thiết kế trên bàn của các nhà mốt thành sản phẩm ở cửa hàng trong thời gian ngắn nhất có thể.
Tuy nhiên, một bí quyết khác giúp H&M hay Zara đạt thành công chính là cái mác “thời trang sang trọng nhưng giá rẻ”.
“Các thương hiệu thời trang nhanh như H&M hay Zara cho phép những người không có khả năng tài chính cập nhật xu hướng mới. Ví dụ, tôi không thể mua những món đồ Rick Owens vào mỗi mùa”, một tín đồ thời trang tên Luthfi Muhammad bình luận.
Điểm đặc biệt của H&M so với các hãng khác
Trên thị trường hiện nay, không thiếu các thương hiệu sản xuất thời trang nhanh, bình dân. Zara hay Uniqlo là 2 tên tuổi nổi bật đang cạnh tranh với H&M.
Video đang HOT
Trang Investopedia cho biết H&M có lịch sử lâu đời nhất. Bên cạnh nhiều chương trình giảm giá hấp dẫn, thương hiệu Thụy Điển còn tách ra không ít nhánh nhỏ, mang đặc trưng riêng như COS, Monki, Weekday, H&M Home, & Other Stories, Cheap Monday, Afound hay Arket.
Một phần trong chiến lược thúc đẩy doanh số của H&M là cho ra mắt loạt sản phẩm hợp tác với những tên tuổi lớn trong làng mốt như Versace, Alexander Wang. Gần đây nhất, hãng gây chú ý khi kết hợp với nhà thiết kế Simone Rocha. Loạt thiết kế độc đáo, sang trọng nhưng vẫn có giá thành hợp túi tiền được nhiều người yêu thời trang săn đón.
H&M khiến khách hàng thích thú khi kết hợp cùng thương hiệu xa xỉ. Ảnh: Grand Indonesia .
Zara xuất hiện từ năm 1975, muộn hơn so với H&M hay Uniqlo. Tuy nhiên, thương hiệu này cũng không còn xa lạ đối với người tiêu dùng. Điểm mạnh của Zara là mẫu mã đa dạng. Họ có thể cho một thiết kế lên kệ chỉ trong vòng một tháng.
Thương hiệu Tây Ban Nha luôn có số lượng lớn hàng sẵn. Trong khi các nhà bán lẻ khác chào bán 2.000-4.000 sản phẩm mới/năm, số lượng của Zara lên đến 10.000 sản phẩm. Đây chính là điểm giúp hãng thu hút khách hàng.
Bên cạnh đó, Uniqlo lại có thế mạnh là không đề cao số lượng sản phẩm mà nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng. Các mặt hàng của họ chủ yếu là những món đồ theo phong cách tối giản, tiện lợi. Vì vậy, Uniqlo có sức hấp dẫn lớn ở thị trường châu Á.
Đồ của H&M có đáng mua?
“Trước đây, tôi mua khá nhiều đồ của H&M. Khi lớn hơn, tôi cảm thấy chất lượng đồ của họ khá tệ, nhìn không còn đẹp sau vài lần giặt. Tuy nhiên, tôi vẫn bị thu hút bởi các thiết kế và chương trình giảm giá”, tài khoản kat1504 bày tỏ trên diễn đàn Reddit .
Tùy vào sở thích, mỗi người sẽ đưa ra được nhận định của riêng mình về thương hiệu H&M. Nhiều khách hàng nhận xét không phải sản phẩm nào của H&M cũng tệ và ngược lại.
Người dùng catlady133 khuyên: “Không có câu trả lời chính xác về chất lượng đồ đến từ H&M. Bạn nên đến tận nơi để thử và cảm nhận chất liệu của từng món”.
Nhiều khách hàng phương Tây chia sẻ họ khá hài lòng với sản phẩm của H&M.
“Tôi thường mua những thiết kế đơn giản, thậm chí đồ H&M đã qua sử dụng và thấy chất lượng không đến nỗi tệ so với tầm giá”, Sammuel August bình luận.
Người tiêu dùng có đánh giá khác nhau về sản phẩm của H&M. Ảnh: Fashionista .
Xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ năm 2017, H&M cũng có được sự quan tâm của lượng khách hàng nhất định. Tuy nhiên, sau khi công nhận đường lưỡi bò phi pháp, thương hiệu phải đối mặt làn sóng tẩy chay lớn từ người tiêu dùng Việt.
Tiến Huy (20 tuổi, Hà Nội) chia sẻ với Zing : “Mình thích H&M vì hãng có nhiều thiết kế đơn giản. Về giá tiền cũng khá ổn nếu trong một năm mua vài lần. Mình thường ghé H&M 3-4 lần/năm”.
Anh đánh giá chất lượng đồ H&M ở mức bình thường. Ngoài ra, khách hàng này cho rằng điểm mạnh của hãng là tới từ Thụy Điển.
“Điều này khiến nhiều người tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của hãng hơn những loại quần áo không rõ nguồn gốc”, Huy nói thêm.
Ngoài ra, cũng có một số người tiêu dùng Việt để lại bình luận về thiết kế của H&M trên các trang mạng xã hội.
Tài khoản Lan Chi viết: “Mình thấy đồ H&M khá mỏng. Tuy nhiên, có một số món lại quá dày”.
Đa số đều khẳng định sẽ tẩy chay thương hiệu H&M sau khi thương hiệu này công nhận đường lưỡi bò phi pháp.
Hiện, H&M Việt Nam chưa đưa ra phát ngôn chính thức về việc này.
6 điều ít biết về H&M
Thương hiệu Thụy Điển có thể cho ra mắt sản phẩm mới chỉ trong 2 tuần.
Gần đây, thương hiệu H&M được nhiều người quan tâm. Hãng vướng phải làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng Việt Nam khi công nhận đường lưỡi bò phi pháp. Ảnh: Shift London .
Năm 1946, Erling Persson mở một cửa hàng quần áo dành cho phái đẹp tên Hennes. Trong tiếng Thụy Điển, từ này có nghĩa là "của cô ấy". Khoảng hai năm sau, Persson mua lại thương hiệu chuyên bán quần áo câu cá tên Mauritz Widforss. Khi kết hợp hai cái tên, H&M ra đời. Từ đó, thương hiệu bắt đầu bán thời trang nam lẫn nữ. Ảnh: H&M .
Nhãn hiệu phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những đế chế "thời trang nhanh" lớn nhất thế giới. Hiện tại, H&M có mặt ở 68 quốc gia. Trên thế giới có tới hơn 4.500 cửa hàng. Ảnh: Yahoo .
Theo Insider , H&M có truyền thống thú vị mỗi khi khai trương của hàng mới. Các nhân viên sẽ cùng nhau nhảy flashmob trước cửa hàng dưới sự chứng kiến của công chúng và báo giới. Năm 2015, 100 nhân viên của hãng gây ấn tượng với nhiều khách hàng chờ đợi vào cửa hàng mới tại Australia với điệu nhảy này. Ảnh: Rik Beattie .
Trong khi các thương hiệu khác mất tới 6 tháng để thiết kế, H&M có thể cho ra mắt sản phẩm mới trong vòng 2 tuần. Họ có đội ngũ nhà thiết kế lớn. Đó là lý do bạn luôn thấy đồ mới khi quay lại cửa hàng. Ảnh: Drew Angerer .
Thương hiệu cho phép khách hàng mang các loại quần áo cũ tới cửa hàng. Sau đó, nhân viên của họ sẽ tiến hành phân loại để tái chế. Trong năm 2017, nhãn hàng giúp ngăn 2,5 triệu tấn quần áo bị đưa vào bãi chôn lấp tại Mỹ một cách lãng phí. Ảnh: Life Gate .
Ngoài ra, H&M từng vướng phải những tranh cãi về phân biệt chủng tộc và việc sử dụng lao động. Năm 2018, hãng bị chỉ trích vì đăng tải hình ảnh một cậu bé da màu mặc chiếc áo in chữ "Coolest Monkey in the Jungle" (Tạm dịch: Chú khỉ ngầu nhất khu rừng). Bên cạnh đó, điều kiện lao động tại các nhà máy đặt ở Campuchia, Bangladesh bị lên án không đủ tiêu chuẩn. Ảnh: Sara Sette .
H&M và những bê bối trong lịch sử Thương hiệu thời trang nhiều lần làm dấy lên làn sóng phản đối, phải thu hồi sản phẩm. H&M là thương hiệu thời trang đa quốc gia của Thụy Điển. Hãng có mặt tại 68 quốc gia, vùng lãnh thổ, nổi tiếng với những mặt hàng may mặc giá rẻ. Dù là nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai trên thế giới,...