Trước khi bị bắt, Phạm Công Danh giàu cỡ nào?
Vụ Phạm Công Danh là đại án kinh tế gây thiệt hại số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Thiệt hại mà ông Danh và đồng phạm gây ra nhiều gấp đôi vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng tín dụng Vietinbank) và đồng phạm được đưa ra xét xử hai năm trước.
Chỉ trong vòng 2 năm, Phạm Công Danh và đồng phạm đã làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng của VNCB. Toàn bộ số tiền bị thất thoát này, Phạm Công Danh dùng để trả nợ cho nhóm cổ đông cũ khi mua lại cổ phần VNCB, trả nợ cho tập đoàn Thiên Thanh và trả tiền chăm sóc khách hàng khi huy động vốn.
Trong quá trình phá án vụ Ngân hàng Xây dựng, Cơ quan điều tra Bộ Công an tạm thời kê biên, tạm giữ tài sản “khủng” của Phạm Công Danh và những đối tượng liên quan.
Theo Cơ quan điều tra, tại thời điểm khám xét bắt giam ông Phạm Công Danh, Cơ quan điều tra thu giữ 217 triệu đồng và 121 nghìn USD mà ông Danh mang theo trong người cùng 500 nghìn USD thu ở khách sạn Sofiel Plaza Hà Nội ( tổng cộng tương đương hơn 12 tỷ VND).
Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ 21 sổ Chứng nhận sở hữu cổ phần tại VNCB và các giấy tờ ủy quyền ký sẵn liên quan tới 84% cổ phần VNCB của Phạm Công Danh. Đáng lưu ý là 84% cổ phần này ông Danh nhờ người thân, quen đứng tên.
Cơ quan điều tra cũng đã kê biên 37 bất động sản, trong đó có 14 bất động sản tại TPHCM, số còn lại tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Nam và Đà Nẵng. Các tài sản này đang được đảm bảo cho khoản vay 7.100 tỷ đồng (nợ gốc). Theo định giá, ngoại trừ các tài sản tại Đà Nẵng (đất tại 209 Trường Chinh, đất sân vận động Chi Lăng có giá trị hơn 2.000 tỷ) thì các tài sản này lên tới 642 tỷ đồng.
Cũng theo cơ quan điều tra, số dư tài khoản của Phạm Công Danh và các công ty của Phạm Công Danh tại Ngân hàng Á Châu là 3.629 tỷ đồng và số dư còn lại ở VNCB là 1.377 tỷ đồng
Liên quan tới các đối tượng khác trong vụ án, ngày 18/12/2014, bị can Nguyễn Thị Kim Vân (Tổng giám đốc Công ty Hương Việt) đã tự nguyện nộp 52 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra.
Video đang HOT
Với nhóm bà Trần Ngọc Bích, Cơ quan điều tra cũng thu giữ 124 sổ tiết kiệm, tổng trị giá gần 6.000 tỷ đồng. Hiện các đồ vật, tài sản liên quan này do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quản lý theo quy định của pháp luật và sẽ được định đoạt theo phán quyết của tòa.
Theo_VietNamNet
Các bị cáo đại án Agribank bị đề nghị 163 - 176 năm tù giam
Sáng nay (25/12), đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án đối với từng bị cáo trong vụ án gây thiệt hại gần 2.500 tỷ đồng xảy ra tại Agribank.
Nguyên Tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân bị đề nghị mức hình phạt 20 - 22 năm tù giam
Vụ án xảy ra từ năm 2010 - 2011, có 18 bị cáo là cán bộ ngân hàng và công chức hải quan bị truy tố theo 3 tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Vi phạm các quy định về cho vay của tổ chức tín dụng, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đối với nhóm cán bộ ngân hàng, đại diện Viện Kiểm sát xác định hành vi của các bị cáo gây thất thoát cho nhà nước hơn 2.500 tỷ đồng, gây mất lòng tin của nhân dân, gây ảnh hưởng đến hệ thống tài chính tiền tệ và những hậu quả phi vậy chất khác, vì vậy phải có mức hình phạt nghiêm khắc với các bị cáo. Viện Kiểm sát giữ nguyên cáo trạng truy tố đối với các bị cáo.
Nhóm cán bộ, lãnh đạo của Agribank:
1. Phạm Thị Bích Lương (SN 1969, cựu Giám đốc Chi nhánh Nam Hà Nội): vi phạm quy định về cho vay trái quy định của các tổ chức tín dụng gây thiệt hại, đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Lương được hưởng lợi 1 tỷ đồng. Ngoài ra, còn được hưởng lợi 1 xe ô tô Bentley giá 3,5 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt Lương 19-20 năm tù tội vi phạm quy đinh về cho vay, 14-15 năm tù đối với tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp mức hình phạt là 30 năm tù. Đề nghị tịch thu tài sản hưởng lợi bất chính.
2. Chử Thị Kim Hiền (SN 1958, cựu Phó giám đốc Chi nhánh Nam Hà Nội): Bị đề nghị 19-20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và 13-14 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp hình phạt đối với bị cáo Hiền là 30 năm tù giam. Đề nghị tịch thu tài sản thu lợi bất chính 800 triệu đồng và 50.000 USD.
3. Đỗ Tiến Long (SN 1975, cán bộ phòng tín dụng): Bị tuy tố tội vi phạm quy định về cho vay... Long được hưởng lợi 20.000 USD và 200 triệu đồng. Gia đình đã nộp 600 triệu đồng. Long thực hiện hành vi phạm tội tích cực. Bởi vậy, Viện Kiểm sát đề nghị phạt 15-16 năm tù giam. Tịch thu số tiền thu lợi bất chính.
4. Nguyễn Thị Nguyệt Thanh (SN 1980, cựu Trưởng phòng Thanh toán quốc tế): Thanh được hưởng lợi 350 triệu đồng. Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt 12-13 năm tù. Tịch thu tiền thu lợi bất chính.
5. Nguyễn Hữu Thanh (SN 1977, cựu Phó trưởng phòng Thanh toán quốc tế): Thanh không hưởng lợi, bị cáo phạm tội lần đầu, nhưng khai báo không thành khẩn. Viện Kiểm sát đề nghị 12-13 năm tù giam.
6. Đặng Quang Chung (SN 1977, cựu Phó trưởng phòng phụ trách phòng tín dụng): Bị cáo hưởng lợi 780 triệu đồng. Chung là người thực hiện hành vi tích cực. Viện Kiểm sát đề nghị 14-15 năm tù giam. Tịch thu tiền thu lợi bất chính.
7. Hoàng Thị Thu Hiền (SN 1963 cựu Trưởng phòng tín dụng): Bị cáo Hiền không được hưởng lợi, phạm tội lần đầu, nhưng khai báo không thành khẩn. Bị cáo cũng là người có nhiều thành tích. Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt 2-3 năm tù giam.
8. Trương Thị Út (SN 1967, cựu Trưởng ban Tín dụng doanh nghiệp): Theo Viện kiểm sát, bị cáo hưởng lợi hơn 100 triệu đồng. Bị cáo phạm tội lần đầu và khai báo thành khẩn. Hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, nên Viện Kiểm sát đề nghị 7-8 năm tù giam.
9. Phạm Thanh Tân (SN 1955, cựu Tổng giám đốc): Bị Viện Kiểm sát đề nghị từ 12 - 13 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và 8-9 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt đối với Tân là từ 20-22 năm tù. Tịch thu 310.000 USD thu lợi bất chính.
10. Hoàng Anh Tuấn (SN 1962, nguyên Ủy viên HĐQT): Bị cáo được hưởng lợi 100.000 USD. Khi bị thanh tra làm việc thì đã trả lại cho Lương và Hiền. Hành vi của bị cáo Tuấn là đặc biệt nghiêm trọng. Viện Kiểm sát đề nghị phạt 6-7 năm tù giam.
11. Kiều Trọng Tuyến (SN 1953, nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách): Bị cáo được hưởng lợi hơn 200 triệu đồng. Bị cáo khai báo thành khẩn, là người có nhiều thành tích trong công tác. Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt 3-4 năm tù giam.
12. Đỗ Quang Vinh (SN 1964, cựu Trưởng ban tín dụng doanh nghiệp): Vinh khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu... Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt 3-4 năm tù giam.
13. Phan Quý Dương (37 tuổi, cựu chuyên viên ban Tín dụng doanh nghiệp): Viện kiểm sát cho hay, không xác định bị cáo hưởng lợi, tuy nhiên, bị cáo đã không khai báo thành khẩn. Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt 5-6 năm tù giam.
14. Lê Minh Hiếu (SN 1974, lãnh đạo CTCP Vietmade, CTCP Lifepro Việt Nam), bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn, được hưởng lợi hơn 16 tỷ đồng. Hiếu là đồng phạm với Phạm Thị Bích Lương và Chử Thị Kim Hiền. Gia đình bị cáo đã khắc phục hơn 1,5 tỷ đồng. Viện Kiểm sát đề nghị phạt 12-13 năm tù giam. Tịch thu số tiền thu lợi bất chính.
Các bị cáo cũng bị đề nghị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề từ 2-5 năm liên quan đến tín dụng.
Đối với nhóm cán bộ Chi cục Hải quan Hà Tây, đại diện Viện Kiểm sát xác định, quá trình thực hiện nhiệm vụ thông quan, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của Công ty Enzo Việt và Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam, mặc dù các công ty này còn nợ tiền thuế nhưng các bị cáo là lãnh đạo và cán bộ Chi cục Hải quan Hà Tây đã giải quyết cho thông quan số hàng hóa của công ty, gây thất thoát tiền thuế nhập khẩu cho Nhà nước và gián tiếp tạo thuận lợi cho các bị can người nước ngoài có các bộ tờ khai hải quan, lừa dối Agribank Nam Hà Nội giải ngân theo giá trị hàng hóa nhập khẩu.
Đại diện Viện Kiểm sát nhận định, hành vi của các bị cáo đã gây thất thoát tiền thuế của Nhà nước là 76 tỷ đồng, xâm phạm nghiêm trọng đến hoạt động hải quan. Vì vậy đại diện Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố với các bị cáo như trong bản cáo trạng.
Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt Lương Thị Yên (SN 1958, cựu Phó chi cục trưởng), Hoàng Tuấn Khanh (SN 1973), Đỗ Thị Liên Hương (SN 1978), Nguyễn Thị Thúy Hằng (SN 1978) cùng mức án 30-36 tháng tù giam.
Bùi Trang - Đỗ Mến
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Tội phạm tham nhũng kinh tế luôn tinh vi và phức tạp Sau khi một số vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Nguyễn Đức Kiên, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh... bị phát hiện, điều tra, xử lý đã có tác dụng răn đe tội phạm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tội phạm kinh tế vẫn xảy ra nhiều và gây thiệt hại lớn trong lĩnh...