Trước giờ bán vé f1 ở việt nam: Vé f1 thế giới đắt cỡ nào?
Tối 20/4, tại sự kiện Khởi động Giải đua công thức 1 Việt Nam diễn ra ở quảng trường sân vận động quốc gia Mỹ Đình, công ty Việt Nam Grand Prix – đơn vị tổ chức giải đua Công thức 1 tại Hà Nội sẽ chính thức công bố mở bán vé chặng đua F1 Hà Nội, diễn ra vào tháng 4/2020.
Xe đua F1 giá khoảng 180 tỷ đồng được trưng bày tại Hà Nội / Đường đua công thức 1 Hà Nội có gì đặc biệt?
Trước khi biết được giá vé xem đua xe F1 tại Việt Nam, hãy cùng nhìn ra thế giới xem những người dân ở các thành phố đăng cai F1 phải chi ra bao nhiêu tiền để sở hữu một tấm vé xem môn thể thao tốc độ hấp dẫn này.
Giá vé xem F1 đang có xu hướng tăng
Đua xe Công thức 1 được xem là sự kiện thể thao lớn thứ 3 thế giới chỉ sau World Cup và Olympic, mỗi chặng đua F1 đều tạo nên những cơn sốt thực sự không chỉ ở các quốc gia đăng cai mà còn lan tỏa đến người hâm mộ trên toàn thế giới.Đây cũng được xem là môn thể thao đắt đỏ nhất thế giới khi mỗi năm các đội đua đều tiêu tốn hàng trăm triệu USD. Chính vì vậy, vé xem những cỗ xe tốc độ tranh tài cũng thuộc dạng cao nhất trong số các môn thể thao.
Vé F1 dù đắt nhưng “xắt ra miếng” và trở thành sự khao khát với hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới.
Hiện nay, đa phần các chặng đua F1 trên thế giới đều bán 3 hạng vé xem được trong 3 ngày diễn ra cuộc đua, gồm vé tiêu chuẩn (General Admission), vé khán đài (Grandstand) và vé VIP (Paddock Club và Hospitality) được ngồi khu riêng, có phục đồ ăn, uống, chỗ đỗ xe, lối đi riêng…. Trong từng hạng vé cũng có sự chênh lệch về giá theo ví trí và loại khán đài. Theo trang f1destinations, do chặng đua F1 có giá vé rẻ nhất tại Malaysia không còn nữa và Pháp, Đức bổ sung thêm các mức vé hạng trung nên giá vé đang có xu hướng tăng.
Mỗi chặng có chính sách bán vé khác nhau, có chặng bán vé lẻ cho từng ngày đua, có chặng chỉ bán vé xem ít nhất 2 ngày đua, hoặc tất cả các ngày đua (thường là 3-4 ngày). Ở mùa giải 2018 bao gồm 21 chặng đua, giá vé trung bình vào khoảng 417 USD (9,6 triệu đồng). Trung Quốc (160 USD) và Nga (241 USD) là hai nơi có mặt bằng vé rẻ nhất, trong khi đắt nhất là chặng ở Abu Dhabi (632 USD) và Monaco (850 USD).
So với mùa giải trước, trung bình một vé tiêu chuẩn ở mùa giải 2018 có giá 161 USD, tăng 13,4%. Giá vé bình dân nhất là 264 USD, tăng 14,3%, trong khi một vé khán đài có chỗ ngồi đẹp nhất (loại ngồi đối diện vạch xuất phát khoảng) 637 USD, tăng 5,6%.
Nếu so về vé tiêu chuẩn (thường có lượng bán ra nhiều nhất), thì rẻ nhất tại chặng Thượng Hải (71 USD – không bao gồm bảo hiểm), trong khi đó đắt nhất tại Monaco là 517,5 USD, theo f1destinations.
Giá vé F1 “ đắt xắt ra miếng”
Vé F1 dù đắt nhưng “xắt ra miếng” và trở thành sự khao khát với hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới.
Những tiếng gầm rú như sấm sét là một phần tất yếu không thể thiếu với bất cứ một fan F1 nào. Âm thanh gầm rú như một khuôn nhạc với những hợp âm kim loại nặng mà nốt nhạc là những âm thanh ống xả rít lên như tiếng sét, những tiếng nổ lộp bộp từ ống xả khi xe giảm tốc vào cua, tiếng nổ rú lên như sấm khi xe vào số, tăng tốc, tiếng rít như gió bão sấm sét của ống bô từ tốc độ 50 km/giờ lên đến 300 km/h. Mỗi một con quái thú kim loại từ các đội đua hàng đầu như Red Bull, Ferrari, McLaren, Mercedes… đều có những âm thanh rất khác nhau, thanh, trầm, cao, thấp, đanh, rè… tạo ra những ấn tượng khó phai với những khán giả trực tiếp đến trường đua.
Luôn được tổ chức vào các ngày cuối tuần, F1 mang đến những lễ hội cực kỳ sôi động khác với sự hiện diện của các ngôi sao ca nhạc nổi tiếng hàng đầu thế giới. Việc sở hữu tấm vé giúp khán giả có cơ hội hoà mình vào những ngày hội thực sự từ F1 mang lại.Xen kẽ với các giờ đua là các hoạt động giải trí liên tục như tour thăm quan khám phá đường đua, đặc biệt sẽ được ghé khu vực chỉ dành riêng cho các đội đua – Pit Lane, nơi diễn ra các màn thay lốp chớp nhoáng và có cơ hội gặp gỡ, chụp hình cùng các tay đua nổi tiếng.
Việc F1 đến Hà Nội vào tháng 4/2020 tạo cơ hội cho khán giả trong nước được tận mắt chứng kiến những siêu sao Lewis Hamilton, Max Verstappen, Sebastian Vettel so tài tại Việt Nam mà không phải bỏ ra hàng nghìn USD ra nước ngoài xem thi đấu. Giá vé tại chặng đua Mỹ Đình cũng được kỳ vọng phù hợp với thu nhập của phần đông người dân, để có thể hoà mình vào không khí sôi động ở giải đua tốc độ hấp dẫn nhất thế giới. Theo nguồn tin riêng, vé F1 Việt Nam sẽ được bán trên website www.f1vietnamgp.com và trang Adayroi.com
Ngày 20/4, Công ty Việt Nam Grand Prix – đơn vị tổ chức giải đua Công thức 1 tại Việt Nam phối hợp nhà tài trợ sự kiện Heineken tổ chức sự kiện “Khởi động Formula 1 Việt Nam Grand Prix” tại Mỹ Đình. Sự kiện vô cùng hấp dẫn với màn phô diễn tốc độ đẳng cấp của những cỗ xe đua F1 dưới sự điều khiển của tay đua huyền thoại David Coulthard cùng Đội đua Aston Martin Red Bull ngay tại Mỹ Đình. Đây cũng sẽ là đêm nhạc đỉnh cao với DJ hàng đầu thế giới và các ca sỹ nổi tiếng được yêu thích nhất tại Việt Nam. Đặc biệt, các thông tin quan trọng liên quan đến cơ chế bán vé như hạng vé, số lượng, giá bán… của chặng đua Hà Nội cũng sẽ được công bố trong dịp này.
Theo Anh Quân (forum.autodaily.vn)
Đây là lý do tại sao các tay đua F1 không ấn nhầm nút trên tay lái cực phức tạp
Chắc chắn sẽ không ai muốn thấy cảnh một tay đua Công thức Một đưa ra lý do thất bại là "Tôi lỡ tay ấn nhầm nút" cả.
Nếu bạn từng có cơ hội nhìn thấy tay lái của một chiếc xe đua Công thức Một, có khả năng là bạn đã cảm thấy kinh ngạc và thắc mắc: "Thứ gì thế này?" Nguyên nhân là bởi tay lái xe F1 có rất nhiều nút bấm và núm xoay mà mỗi cái lại có tính năng khác nhau và hình dáng trông rất kích thích nữa. Đội đua Mercedes AMG Petronas F1 hiểu rõ sự bối rối này và họ đã tốt bụng mà tiết lộ cho chúng ta biết tại sao các tay đua F1 lại không hề ấn nhầm một nút nào đó giữa cuộc đua.
Dựa theo sự chia sẻ của Mercedes, tay lái F1 có 12 nút bấm, 6 núm xoay, 3 núm vặn, 2 lẫy chuyển số, và một màn hình - cùng với 25 đèn LED. Với số lượng nút điều khiển nhiều như thế, các nhà sản xuất có thể đưa ra hàng trăm triệu kết hợp cài đặt khác nhau. Đó là cả tấn thông tin trong một cái tay lái bé nhỏ - và với mỗi đội lại sử dụng một bố cục khác nhau đôi chút, mọi thứ hẳn là rất rối rắm.
Tay lái xe đua F1 của Mercedes
Bên cạnh việc bẻ lái và chuyển số, một tay đua có thể thông qua tay lái để truy cập thông tin cốt yếu trên màn hình hiển thị trung tâm, ví như tốc độ động cơ, thời gian delta tới các xe khác hoặc thông tin các bộ cảm biến ví như nhiệt độ lốp. Tay lái cũng được sử dụng để ảnh hưởng tới một số chế độ cài đặt của xe, ví dụ thay đổi độ cân bằng phanh hoặc điều chỉnh bộ vi sai. Chế độ cài đặt động cơ quyết định tới công suất, cũng được lựa chọn trên tay lái.
Nhưng câu hỏi quan trọng của chúng ta ở đây là: Với tất cả số nút bấm và công tắc và núm xoay - với đôi găng tay dày mà tay đua phải đeo trong cuộc đua - làm cách nào mà các tay đua không phạm thêm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong khi đua? Tại sao câu nói "Tôi vừa ấn nhầm nút" lại không trở thành một lý do biện hộ phổ biến hơn cho việc thất bại ở giữa cuộc đua? Mercedes giải thích rằng:
Để giảm bớt nguy cơ vô tình ấn nhầm một nút bấm, đội ngũ kỹ thuật đã cài đặt một vòng nhựa nhỏ quanh một số nút bấm. Các rào cản đó có thể thay đổi theo từng cuộc đua. Chúng đặc biệt quan trọng đối với các đường đua như ở Monaco khi các tay đua sử dụng tối góc bẻ lái. Ngoài các rào cản quanh nút bấm, đội ngũ kỹ thuật sử còn sử dụng các nút bấm có độ đáng tin cậy cao mà cũng được sử dụng trong máy bay, và chúng cần một lực tiếp xúc khá mạnh mới có thể kích hoạt. Như thế, tay đua có thể cảm nhận tốt hơn khi anh ấy ấn một nút bấm với găng tay.
Với sự căng thẳng và áp lực của một cuộc đua F1, chuyện không ấn nhầm nút trên tay lái là rất quan trọng
Nói một cách đơn giản hơn, bạn không thể bấm nút trừ phi bạn thực sự muốn ấn nút đó với một lực tác động đủ mạnh. Trong khi điều đó không phải là biện pháp phòng ngừa 100%, nhưng ít nhất nó sẽ khiến một tay đua không dễ dàng lỡ tay ấn một nút nào đó khi đang tiến hành bẻ lái tốc độ.
Theo tin xe
Xe đua điện 500 km/h, biết biến hình, và tích hợp AI là viễn cảnh về Công thức 1 năm 2050 của McLaren Với những ý tưởng điên rồ và xa vời thế này, McLaren dường như đã nghĩ đến Công thức 1 của năm 2150 chứ không phải là 2050. Tương lai của lái xe trong vài thập kỷ nước là một chuyện xa và khó ai có thể hình dung ra nổi, nhưng dựa theo những xu hướng công nghệ ngày nay, nó có...