Trước giờ áp dụng Chỉ thị 16 tại Cà Mau: Hàng thiết yếu đủ dùng trong 25 ngày
Trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Cà Mau không đóng cửa chợ truyền thống, hàng thiết yếu đủ dùng trong 25 ngày…
Quầy thịt gà ở Co.opmart Cà Mau. ẢNH: GIA BÁCH
Ngày 18.7, ghi nhận tại Cà Mau trước giờ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, chợ, không còn tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng dự trữ. Trong khi đó, ngành chức năng cho biết hàng hóa thiết yếu đảm bảo cung ứng cho dân số toàn tỉnh dùng trong 25 ngày.
Các mặt hàng rau củ có đông người dân đến mua, lượng hàng hóa cũng rất dồi dào. ẢNH: GIA BÁCH
Trước đó, ngày 17.7, ngay sau khi có Công văn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện giãn cách xã hội các tỉnh phía Nam theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 19.7, đã có tình trạng người dân đổ xô đi mua lương thực, hàng hóa dự trữ.
Lượng người đi chợ đầu mối P 7, TP.Cà Mau khá đông vào buổi sáng sớm, nhưng sau đó đã giảm nhiều. ẢNH: GIA BÁCH
Video đang HOT
Để giải quyết vấn đề này, các ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã vào cuộc tuyên truyền giúp người dân nắm rõ thông tin chỉ đạo và những điều cần thực hiện khi giãn cách theo Chỉ thị 16.
Quầy thịt heo thu hút khá đông người dân đến mua, thịt heo có giá từ 130 – 150.000 đồng/kg. ẢNH: GIA BÁCH
Trong Hội nghị trực tuyến triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện giãn cách xã hội của tỉnh Cà Mau hôm nay, Sở Công thương tỉnh cho biết, ngày hôm qua khi có thông tin sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, người dân đã đổ xô mua hàng hóa dự trữ. Lượng người mua hàng tăng đột biến khoảng 300%. Đối với các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, giá hàng hóa ổn định. Tuy nhiên, tại các chợ truyền thống giá cả các mặt hàng tăng, đặc biệt, một số loại rau củ tăng giá gấp đôi.
Sức mua tăng đột biến đã tạo sự khan hiếm một số loại hàng hóa nhất thời. Tuy nhiên, hàng hóa hiện nay đã được trung chuyển về đầy đủ, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Các loại hàng hóa thiết yếu được dự trữ trên địa bàn tỉnh hiện nay rất dồi dào, gạo còn 44.000 tấn; thịt lợn hơn 900 tấn; thịt gia cầm gần 2.500 tấn; rau củ quả còn 149.000 tấn… Với lượng hàng này, đảm bảo cung ứng cho dân số toàn tỉnh dùng trong 25 ngày.
Anh Nguyễn Văn Hà (ở P. 4, TP.Cà Mau), chia sẻ: “Người dân đổ xô đi chợ như vậy làm tăng nguy cơ lây nhiễm lên gấp nhiều lần. Trong khi đó, giãn cách xã hội nhưng vẫn cho người dân mua hàng khi cần thiết. Còn nếu có tình trạng khan hiếm hàng hay thiếu địa chỉ cung cấp thì tôi nghĩ rằng nhà nước sẽ điều phối và hỗ trợ người dân hết mức có thể”.
Ghi nhận của phóng viên tại một số điểm chợ truyền thống ở Cà Mau trước giờ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, lượng người đi mua sắm khá đông vào buổi sáng sớm. Các quầy hàng bán thịt heo thu hút đông người mua nhất. Tuy nhiên, đến trưa cùng ngày số người đã giảm hẳn.
Trong khi đó, tại một số chợ tuyến huyện như H.Đầm Dơi, H.Năm Căn, các quầy rau củ vẫn còn khá nhiều; lượng người mua sắm tập trung nhiều hơn ở các quầy tạp hóa.
Người dân đi chợ TT.Đầm Dơi (H.Đầm Dơi) khá đông từ sáng sớm. ẢNH: GIA BÁCH
Còn tại Co.opmart Cà Mau (P.5, TP.Cà Mau), các quầy rau củ quả khá đông người mua, nhưng cũng không tăng đột biến. Các quầy thịt, thủy sản còn khá nhiều hàng trước giờ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Ba ưu tiên khi giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phía Nam
Trong thời gian giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phía Nam, chính quyền phải ưu tiên bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Chiều 17/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam họp với một số bộ, ngành về chuẩn bị triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phía Nam.
Ngoài việc ưu tiên bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, Phó thủ tướng lưu ý ưu tiên thứ hai là đảm bảo hệ thống y tế hoạt động hiệu quả, không quá tải, bởi không chỉ chữa người nhiễm Covid-19 mà còn điều trị bệnh nhân khác. Thứ ba , Việt Nam chưa có đủ vaccine để đạt miễn dịch cộng đồng, nên phải kiềm chế dịch ở mức thấp nhất có thể.
Theo Phó thủ tướng, trong các đợt dịch trước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu; dập được các ổ dịch tại Bắc Ninh, Bắc Giang khi đợt dịch thứ tư bùng phát. Nhưng tình hình hiện nay tại TP HCM và các tỉnh lân cận đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng nhanh, nguy cơ bùng phát diện rộng.
"Tình hình mới đòi hỏi chúng ta phải có bước đi mới, giải pháp mới, cách làm mới cho phù hợp", Phó thủ tướng nói.
Vì thế Chính phủ phải đi đến quyết định khó khăn nhưng cần thiết là giãn cách xã hội với 19 tỉnh, thành phía Nam. "Chúng ta áp dụng giãn cách xã hội cho cả khu vực này, trước hết nhằm giảm tốc độ lây lan của dịch bệnh, không để dịch bệnh lan rộng ra cả khu vực và từ đó ra cả nước", ông Đam nhấn mạnh và lưu ý nơi còn an toàn phải quyết tâm giữ, nơi đã bị lây nhiễm phải đẩy lùi, khoanh lại, tiến tới dập dịch.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Đình Nam
Ông Đam cũng nêu rõ, nếu không kiểm soát tốt, dịch lây lan trên diện rộng, hệ thống y tế sẽ quá tải, nhiều người bị nặng, nhiều người tử vong và có thể đe dọa đến sự ổn định, phát triển của đất nước.
Vì vậy, Chính phủ mong muốn người dân thấu hiểu, chia sẻ và tham gia. Ông kêu gọi cả nước hướng về tuyến đầu, mọi người dân thể hiện lòng biết ơn với đội ngũ y, bác sỹ và lực lượng chống dịch bằng cách thực hiện nghiêm quy định.
"Nếu tất cả người dân Việt Nam cùng đồng lòng, quyết tâm, nhất định chúng ta sẽ đẩy lùi được dịch bệnh lần này, để đất nước sớm quay lại cuộc sống bình thường mới", Phó thủ tướng bày tỏ.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết đã cử nhiều đội công tác đặc biệt vào hỗ trợ TP HCM và các tỉnh phía Nam. Đồng thời, Bộ phối hợp với các địa phương "chuẩn bị mọi kịch bản có thể xảy ra".
Bộ Y tế sẽ đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ truy vết, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị. Bộ cũng đảm bảo trang thiết bị, máy móc, vật tư, thuốc men, sinh phẩm qua đấu thầu, mua sắm tập trung và huy động mọi nguồn lực, kể cả xã hội hóa cho việc này.
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, Bộ đã tổ chức phân luồng, phân tuyến, áp dụng công nghệ thông tin, dùng mã QR thống nhất với các địa phương để đảm bảo xe vận tải hàng hóa lưu thông trong khu vực có dịch và bên ngoài. Giao thông trong 19 tỉnh, thành và giữa khu vực này với các địa phương khác sẽ thông suốt. Bộ cũng cử cán bộ phối hợp với ngành y tế xét nghiệm nhanh lái xe ngay tại chốt kiểm soát tại các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận.
Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Y tế sẽ phối hợp xem xét điều chỉnh thời gian hiệu lực của giấy xét nghiệm với lái xe để phù hợp với tình hình, thay vì ba ngày như hiện nay. Việc thực hiện "luồng xanh" hàng hóa tại một số nơi còn bất cập, nên Tổng cục Đường bộ sẽ cấp mã QR để doanh nghiệp và lái xe được lưu thông nhanh hơn.
Ngày 17/7, căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Y tế và ý kiến thống nhất của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16, đối với: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai (đã thực hiện); bổ sung TP Cần Thơ và các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.
Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đối với các tỉnh, thành bổ sung nêu trên do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, nhưng không muộn hơn 0h ngày 19/7.
17 địa phương triển khai hỗ trợ tiền người dân khó khăn vì Covid-19 Đến nay đã có 17 tỉnh, TP ban hành kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện hỗ trợ tiền người dân khó khăn vì Covid-19 . Ngày 16.7, Bộ LĐ-TB-XH cho biết, sau hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết (NQ) số 68/NQ-CP hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19, đến nay đã có 17 tỉnh, TP...