Trước Free Fire, PUBG đã quyết tâm “dìm” bằng được 2 kẻ “đạo nhái” và cái kết chí mạng không ai ngờ
Trước khi “xuống đao” với Free Fire, PUBG đã từng tố hai tựa game đạo nhái.
PUBG tuy không phải là tựa game sinh tồn đầu tiên trên thế giới nhưng đây lại là sản phẩm tạo nên xu hướng bùng nổ của dòng game này trên cả nền tảng PC lẫn Mobile sau này. Nói PUBG là tượng đài của dòng game sinh tồn. Còn nhớ vào thời điểm năm 2017 và 2018 chính là thời kỳ hoàng kim nhất của game sinh tồn mà không thể bỏ qua vai trò của PUBG.
Đây cũng là thời kỳ chứng minh nhiều cái tên khác trên cả nền tảng PC lẫn Mobile ra đời như Apex Legends, Fortnite, Rules of Survival, Knives Out và cả Free Fire lẫn PUBG Mobile sau này. Trong số đó, có hai cái tên đã bị PUBG kiện là Rules of Survival và Knives Out. Cũng giống như Free Fire sau này, Rules of Survival và Knives Out đều bị PUBG cho rằng đã vi phạm bản quyền những tính năng đặc trưng của tựa game này.
Thời điểm đó, NetEase đã bị PUBG Corp đâm đơn kiện và tương tự như Free Fire, PUBG đã chỉ ra một loạt các tính năng vi phạm như “vòng bo”, số lượng người chơi, sảnh chờ, phương tiện, vũ khí… Đó là vào những ngày tháng 4 của năm 2018, hẳn nhiều người chơi quan tâm đến thể loại sinh tồn vẫn chưa thể quên.
Video đang HOT
Và rồi cái kết thì sao? Rules of Survival và Knives Out vẫn sống sau vụ kiện đó, chỉ có điều hai tựa game này đã mờ nhạt dần sau khi PUBG Mobile chính chủ ra mắt mà thôi chứ thực chất không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi đơn kiện của PUBG. Nhưng đối với “ông trùm” của dòng game sinh tồn PC thì sau đó chứng kiến tà tụt dốc rất lớn về lượng người chơi.
PUBG tuy không còn giữ được vị thế của một ông lớn trên thị phần game sinh tồn thế giới. Tuy nhiên, với khoảng 20.000 người chơi trung bình mỗi ngày thì tựa game này vẫn được xem là một trò chơi phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này khác xa so với những kỷ lục trước đó mà tựa game này đã từng có cách đây vài năm.
PUBG giữ kỷ lục trên Steam vì có nhiều người chơi đồng thời nhất trên nền tảng này. Nó đã phá vỡ kỷ lục của chính mình nhiều lần liên tiếp cho đến khi đạt đến đỉnh cao khoảng 3.236 triệu người chơi cùng lúc vào tháng 1 năm 2018. Điều thậm chí điên rồ hơn là kỷ lục PUBG có số người chơi đồng thời gấp 3 lần so với kỷ lục Dota 2 trước đó.
Bây giờ tới lượt Free Fire cũng bị PUBG cho “lên thớt” nhưng tình hình vụ kiện xem ra cũng không mang lại lợi ích gì cho PUBG. Bởi lẽ, chả đơn vị nào nghe theo Krafton, từ Apple cho tới Google. Cần nhớ rằng, PUBG vào thời điểm “rồng phượng” nhất của mình cũng không thể khiến cho Rules of Survival và Knives Out bị ảnh hưởng thì gần như 99% Krafton cũng không thể làm gì Free Fire được. Không khéo, PUBG còn bị “phản dame” mạnh hơn sau vụ việc này không biết chừng.
Bốn năm trước, đây là niềm tự hào của trí tuệ và tài năng làm game đỉnh cao của người Việt, còn bây giờ thì...
Vào thời điểm dòng game sinh tồn thăng hoa nhất thì cũng là lúc cộng đồng game thủ được chứng kiến tài năng của chính người Việt.
Còn nhớ vào giai đoạn 2017 - 2018, dòng game sinh tồn (battle royale) đã phát triển đến đỉnh cao nhất. Từ PUBG, xu hướng game sinh tồn đã nở rộ và tạo cảm hứng cho nhiều nhà làm game ra mắt các sản phẩm tương tự. Đặc biệt là trên nền tảng di động, mảnh đất vốn dĩ là điểm đến tiềm năng của nhiều nhà phát hành cũng không thể thiếu.
Từ Rules of Survival của NetEase hay sau này PUBG Mobile của Tencent hoặc Fortnite của Epic Games... đều muốn trở thành tựa game sinh tồn "bá đạo" nhất trên nền tảng di động. Thú vị chăng khi vào thời điểm 2017, tại thị trường Việt Nam cũng có hai sản phẩm game sinh tồn do chính bàn tay người Việt làm nên. Một là Bullet Strike: Battlegrounds, còn tựa game thứ hai, chính là Free Fire.
Nghe thì thật lạ nhưng trước khi thuộc về Garena và phát hành toàn cầu như ngày ngay thì Free Fire là một tựa game do một nhóm nhà phát triển Việt là 111dots Studio làm ra. Thời điểm đó, Free Fire thậm chí còn nổi tiếng hơn cả Bullet Strike: Battlegrounds và rất rất nhiều game thủ muốn thử một lần chạm tay vào sản phẩm do chính bàn tay người Việt làm ra như thế nào.
Tất nhiên, Free Fire cũng lấy cảm hứng từ PUBG, tựa game sinh tồn ăn khách nhất ở thời điểm đó. Nhìn chung thì Free Fire ngày ấy cũng không quá khác biệt so với bản chất tựa game này ở thời điểm hiện tại. Đó là một lối chơi đơn giản và hình ảnh trung bình, cấu hình nhẹ và các hiệu ứng trong game không quá phức tạp. Cái cốt lõi của Free Fire thì dù có do Garena phát hành đi chăng nữa thì vẫn vậy mà thôi.
Thời điểm đó, để có được một "slot" để trải nghiệm sớm Free Fire không hề đơn giản. Tựa game này đã tạo nên một hiệu ứng có thể nói là áp đảo so với cả những cái tên nước ngoài như Rules of Survival. Điều này phần nào minh chứng được sức hút rất lớn của Free Fire, bởi một phần đến từ bàn tay của người Việt.
Đó có thể cũng là lý do khiến cho Garena quyết định xuống tay để phát hành tựa game này toàn cầu, trở thành sản phẩm game sinh tồn thành công bậc nhất trên di động như ngày hôm nay. Và cũng từ đó, Free Fire đã trở thành "Lửa Chùa".
Tuy bây giờ, không thể nói Free Fire là một sản phẩm của Việt Nam bởi Garena đã có một đội ngũ phát triển riêng cho sản phẩm này đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Song, cái gốc của Free Fire của người Việt thì có lẽ sẽ chẳng ai có thể phủ nhận được. Ít nhất thì tựa game này cũng từng là niềm tự hào, là minh chứng cho trí tuệ và khả năng làm game của người Việt.
Người Việt được bảo vệ trong drama kiện tụng gây chấn động - Khi "deadgame" thoi thóp, CĐM nói quá bất công? Free Fire đang được một bộ phận game thủ Việt bênh vực trong câu chuyện liên quan đến PUBG. Trước khi nói về Free Fire ở thời điểm hiện tại thì cần phải nhắc lại một lần nữa về nguồn gốc của tựa game này. Free Fire ban đầu là một trò chơi sinh tồn di động được phát triển bởi 111dots Studio...