Trước đây chúng ta cần biển, còn bây giờ biển cần chúng ta
Trưa 29/5/2014, nhiều người đã vô cùng xúc động khi nhìn thấy tàu ĐNa 90152 TS của ngư dân Đà Nẵng được kéo về đến Lý Sơn và chỉ còn nổi một mỏm nhỏ trên mặt biển.
Tàu ĐNa 90152 TS của ngư dân bị đâm chìm
. 10 ngư dân trên tàu vừa thoát khỏi cái chết và còn nhiều hoang mang nhưng họ vẫn quyết tâm bám biển bất chấp những hiểm nguy mà các tàu Trung Quốc đang cố tình tạo ra.
Phút sinh tử giữa biển khơi
Sự việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng mang số hiệu ĐNa 90152 TS đang đánh bắt hợp pháp trên ngư trường thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 26/5 vừa qua khiến dư luận trong nước và thế giới vô cùng phẫn nộ. Rất may, 10 ngư dân trên tàu đã được cứu sống và trở về đất liền an toàn. Trong cuộc trò chuyện với PV, các ngư dân đều tỏ ra rất căm phẫn với hành động vô nhân đạo của các tàu Trung Quốc. Cho dù vừa đối diện với tử thần nhưng tất cả họ vẫn thể hiện ước muốn được tiếp tục vượt sóng ra khơi, cùng sát cánh với lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.
Video đang HOT
Ngư dân Đặng Văn Nhân (thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90152 TS) kể lại thời khắc sinh tử: “Thời điểm đó, tàu cá của chúng tôi nằm giữa vòng vây của 7 tàu cá Trung Quốc to lớn hơn rất nhiều. Trong lúc chưa biết nên làm sao để thoát ra thì họ tiến lại gần hơn. Tiếp đó, một tàu áp sát trước mũi còn một con tàu khác mang số hiệu 11209 thì đâm vào mạn trái khiến tàu chúng tôi chao đảo. Không lâu sau đó thì nước tràn vào và bắt đầu chìm dần!”. Trong tình thế nguy ngập, tất cả mọi người trên tàu đều cố gắng trấn an nhau giữ bình tĩnh để bảo toàn tính mạng. 7 người ngồi trước mũi tàu nhanh chóng nhảy xuống nước rồi tìm cách lấy các dụng cụ cứu sinh có trên tàu ra bám vào chờ những tàu cá khác của Việt Nam đang hoạt động gần đó tới ứng cứu. Lúc tàu chìm, anh Nhân vẫn còn trong cabin và hai người khác là anh Nguyễn Huỳnh Bá Biên và Nguyễn Văn Bình mắc kẹt trong khoang tàu. Thấy vậy, 7 người nhảy xuống trước đó liền lặn xuống để đưa họ ra ngoài. Nhưng do tàu lúc này có rất nhiều mảnh vỡ nên họ không thể nào vào được, chỉ biết ở bên ngoài dùng hành động khích lệ anh Nhân, anh Bình và anh Biên tự giải thoát.
Anh Biên kể lại: “Do tàu chìm nhanh, nước túa vào ngập cả cabin nên anh không thể thở, nín hơi sâu. Nước biển lờ mờ bởi lớp dầu máy, vật dụng nên việc tìm cửa ra khá khó khăn, càng lấy sức rướn người lên thì càng bị sàn tàu ép xuống. Anh Biên tìm lối cửa ra nhưng khắp cabin những mảnh sành, thủy tinh vương vãi. Anh Biên đã tưởng mình không thể sống sót. Giây phút ấy anh chỉ biết nghĩ về gia đình, người mình yêu thương, rồi cố lấy chút sức lực còn lại, dùng chân đạp mạnh vào vách tàu tìm lối thoát ra ngoài. Cửa nhỏ, mảnh kính vỡ còn sót lại khiến chân, tay anh bị cứa ngang dọc, riêng chân phải bị thương nặng khi anh cố nhoài người thoát ra ngoài bằng cửa sổ sau gần 1 phút nín thở. Sau đó, hai người còn lại cũng lần lượt thoát ra.
Anh Biên bị các mảnh vỡ trong khoang tàu cắt chảy máu chân cộng với thời gian vật lộn khiến anh kiệt sức nên những anh em khác đã cùng nhau dìu anh Biên bám vào phao cứu sinh để chờ các tàu khác của Việt Nam tới ứng cứu. “Sự việc xảy ra quá nhanh khiến anh em không kịp trở tay. Tôi nghĩ là mình sẽ chết nhưng khi từ bên trong nhìn ra thấy những anh em của mình ở bên ngoài đang khích lệ, động viên khiến trong lòng cảm thấy vô cùng cảm kích. Tôi, anh Nhân và anh Bình mặc dù không nói chuyện được với nhau nhưng đã ra hiệu cho nhau cố gắng hợp lực tìm mọi cách thoát ra. Tới khi rời khỏi con tàu đang chìm và được những anh em còn lại dìu lên phao cứu sinh thì tất cả mừngnhư được sinh ra lần thứ 2!”, anh Biên nhớ lại thời khắc vô cùng hiểm nghèo đó. Lúc ấy, mọi người dùng thúng bơi ra để ứng cứu các ngư dân đang thoi thóp và kiệt sức giữa biển. Còn con tàu lật úp, chìm xuống. Gần chục phút sau, tất cả các ngư dân mới được chuyển lên tàu ĐNa 90508, cùng lúc đó có 7 tàu khác của Đà Nẵng sáp lại để hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau, cùng lai dắt con tàu đã bị chìm hoàn toàn dưới mắt nước.
Sắt son một niềm tin vững chắc
Chiều tối 29/5, tàu ĐNa 90152 TS và toàn bộ 10 ngư dân đã được đưa về đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) trong sự chờ đón của hàng ngàn người dân nơi đây. Trở về nhà, những thuyền viên trên tàu không giấu nổi niềm vui khi được gặp lại những người thân. Thoát nạn trong gang tấc, ai nấy đều tỏ ra vô cùng căm tức trước hành động bạo ngược của các tàu cá Trung Quốc trên vùng biển của chúng ta. “Đây là vùng biển của Việt Nam nên chúng tôi đánh bắt trên ngư trường này là hợp pháp. Họ tưởng là làm những việc như thế sẽ khiến cho chúng tôi khiếp sợ không dám đánh bắt cá ở đó nữa, nhưng họ đã nhầm, những hành động như thế của bọn họ chỉ làm cho chúng tôi thêm phần căm phẫn để tiếpthêm ý chí ra khơi thôi. Trong thời điểm này, những ngư dân chúng tôi không ai ngần ngại trước những hành vi gây hấn của các tàu Trung Quốc. Trong lúc khó khăn mới thấy được tinh thần đoàn kết giữa anh em trên các tàu cá như thế nào. Sự việc vừa qua đã minh chứng cho điều đó. Tất cả những ngư dân đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa của chúng ta ai cũng đoàn kết đồng lòng, đồng ý chí thì không có gì mà sợ cả!”, thuyền trưởng Đặng Văn Nhân chia sẻ.
Khi được hỏi sau sự kiện này các anh có muốn ra biển nữa không thì aiai cũng đồng thanh trả lời: “Nhất định sẽ tiếp tục bám biển! Cả cuộc đời này chúng tôi sẽ gắn bó với biển. Trước đây mình cần biển còn bây giờ biển cũng cần mình nữa. Chờ có tàu mới, anh em chúng tôi sẽ tiếp tục vươn khơi!”. Với họ, ra biển lúc này không chỉ vì kiếm miếng cơm manh áo như xưa nữa mà còn bởi nhiệm vụ cao cả cùng chung tay bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, họ tự hào vì điều đó. Giờ đây, những ngư dân trên con tàu ĐNa 90152 TS ai cũng đều chất chứa một nỗi buồn, không phải họ buồn vì bị tàu cá Trung Quốc tấn công mà buồn vì con tàu đã gắn bó với họ bấy lâu nay đã hư hỏng nặng, không biết đến bao giờ mới có một con tàu mới để được tiếp tục ra khơi, cùng sát cánh với những ngư dân khác ở Hoàng Sa thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng. Có mặt thăm hỏi và động viên gia đình chủ tàu cũng như các ngư dân, ông Trần Văn Lĩnh (Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng) cho biết: “Tôi nêu cao tình thần kiên cường của các ngư dân, tôi sẽ kêu gọi các nguồn hỗ trợ để gia đình đóng lại tàu mới. Còn chiếc tàu bị chìm, đó là một bằng chứng để Việt Nam tố cáo hành vi ngang ngược của phía Trung Quốc!”.
Trao đổi với ngư dân và báo chí, Đại tá Trần Văn Dũng (Chính ủy Cảnh sát biển vùng 2) cho biết: “Hành động của Trung Quốc là hết sức hung hăng, tàn nhẫn và vô nhân đạo. Tàu của họ đã đâm chìm tàu của ngư dân ta, sau đó lại bỏ mặc không chịu ứng cứu. Đây là một hành động mà cả thế giới không ai xử lý như kiểu của Trung Quốc đang hành xử trên biển Đông những ngày qua. Bởi thế, các lực lượng chấp pháp phải kiên quyết bảo vệ ngư dân ta đang đánh bắt hợp pháp trên biển. Bên cạnh đó, ngư dân cũng là một thành phần quan trong trong công tác bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Ngư dân hãy yên tâm vươn khơi để cùng với lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Hải quân của ta giữ trọn chủ quyền, biển đảo thiêng liêng”.
Theo Xahoi
Trang bị tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng kiểm ngư
Sáng 4.6, phát biểu trong buổi làm việc với lãnh đạo Tổng công ty công nghiệp tàu thủy tại Công ty đóng tàu Hạ Long (Quảng Ninh), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh VN là một quốc gia biển, có vùng biển rộng lớn với diện tích trên 1 triệu km2. Đây là không gian sinh tồn, không gian phát triển của đất nước, của dân tộc. Kinh tế biển có nhiều ngành nghề, hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, khai thác dầu khí, vận tải biển... thời gian qua đã mang lại nguồn lợi rất lớn cho nhân dân, cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thủ tướng nêu rõ: Chủ trương phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong Chiến lược phát triển kinh tế biển nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu cho đánh bắt thủy hải sản, vận tải, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên biển...
Tàu KN - 781 chuẩn bị bàn giao cho lực lượng Kiểm ngư VN - Ảnh: Thúy Hằng
Thủ tướng biểu dương, thời gian qua Tổng công ty công nghiệp tàu thủy đã hết sức nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả trong hoạt động. Trước hết là trong tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu sản xuất, tổ chức lại sản xuất, tiếp tục duy trì được sản xuất, duy trì được năng lực đóng tàu, thoái được vốn đầu tư ngoài ngành... đồng thời làm rất tốt nhiệm vụ được giao là đóng tàu kiểm ngư, góp phần thiết thực vào bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
Nhấn mạnh tàu kiểm ngư các cỡ do các doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty đóng đã được giao có chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện đóng và bàn giao theo đúng kế hoạch đối với các tàu kiểm ngư còn lại, phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm ngư nhằm bổ sung thiết kế cho tàu kiểm ngư để phù hợp với yêu cầu thực tế; luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao về bảo dưỡng, sửa chữa, đóng các tàu phục vụ cho lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển.
Thủ tướng cũng nêu rõ, chúng ta luôn mong muốn trang bị cho ngư dân tàu to hơn, hiện đại hơn, an toàn hơn, nhưng phải gắn liền với tính hiệu quả, đảm bảo tính bền vững. Do đó, mô hình thí điểm đóng tàu cá vỏ thép cho ngư dân đã được triển khai thực hiện, cơ chế tài chính cho thí điểm cũng đã được thực hiện. Thủ tướng chỉ đạo tổng công ty tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, ngư dân để đóng các tàu vỏ thép phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của ngư dân, góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển ngành đánh bắt hải sản.
Tại Công ty đóng tàu Hạ Long, Thủ tướng đã thị sát tàu kiểm ngư cỡ lớn mang số hiệu KN 781 vừa được công ty hoàn thành và sẽ được bàn giao trong tháng 6.2014. Đây là một trong những con tàu tuần tra lớn nhất của VN, có lượng giãn nước hơn 2.000 tấn; có nhà chứa máy bay trực thăng, sân đáp cho máy bay trực thăng trong những chuyến tuần tra. Việc được trang bị tàu tuần tra cỡ lớn sẽ giúp lực lượng Kiểm ngư VN có khả năng thực hiện những chuyến tuần tra xa bờ, dài ngày để hỗ trợ ngư dân, cũng như bảo đảm việc thực thi pháp luật trên vùng biển của VN.
Bên cạnh tàu kiểm ngư KN- 781, một tàu kiểm ngư tương tự cũng đang được Công ty tàu Hạ Long đóng và dự kiến sẽ được bàn giao trong tháng 7.2014.
Tàu KN-781 có thể chịu được sóng cấp 12 Tàu kiểm ngư KN-781 hiện là một trong hai tàu kiểm ngư hiện đại, lớn nhất khu vực. Tàu có chiều dài toàn bộ 90,5 m; chiều rộng lớn nhất 14 m; chiều cao mạn 7 m. Tàu được trang bị 4 máy chính, công suất 12.000 mã lực, tốc độ tối đa 21 hải lý/giờ. Trong điều kiện bình thường, tàu có thể hoạt động trong phạm vi 5.000 hải lý. Tàu được trang bị hai súng bắn nước tầm hoạt động đến 150 m và hệ thống vũ khí âm thanh tầm xa tối tân LRAD. Tàu do Tập đoàn đóng tàu Damen (Hà Lan) thiết kế, phần mũi có góc vát nhỏ cho khả năng chịu lực tốt hơn. Ông Phan Đức Thiện, Trưởng phòng Sản xuất - điều hành, Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long cho biết: Theo tài liệu thuyết minh về tàu KN-781, trong điều kiện bình thường, tàu hoạt động được ở mức sóng cấp 7, cấp 8; trong các điều kiện đặc biệt khác, KN-781 có thể chịu được sóng từ cấp 9 đến cấp 12. Được biết, tàu KN-781 có giá trị đóng mới 50 triệu USD.
Theo TNO
G7 phản đối dùng vũ lực ở biển Đông Hội nghị G7 ngày 5.6 đã ra tuyên bố chung khẳng định không chấp nhận việc sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông. Lãnh đạo các nước G7 và EU tham dự một phiên họp - Ảnh: Reuters Sau một ngày nhóm họp ở thủ đô Brussels (Bỉ), lãnh đạo nhóm các nước công...