Trước đàm phán Mỹ-Trung, Ngoại trưởng Vương Nghị bất ngờ chỉ trích Mỹ
Ông Vương Nghị chỉ trích Mỹ có định kiến với Trung Quốc, nói Washington tạo sức ép vô tội vạ nhắm vào Bắc Kinh.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ El Mercurio khi đang ở thăm Chile hôm 28/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tập trung vào xung đột của Trung Quốc với Mỹ về các vấn đề từ thương mại và công nghệ, đến bất đồng địa chính trị bao gồm cả cuộc khủng hoảng ở Venezuela.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) gặp người đồng cấp Chile Teodoro Ribera tại Santiago. Ảnh: Tân Hoa Xã
“Việc gây áp lực vô tội vạ nhắm vào Trung Quốc của Washington là không thể chấp nhận được”, ông Vương nói. Ông Vương cho rằng dù Bắc Kinh chân thành tiếp tục đàm phán thương mại, các cuộc thảo luận giữa hai nước phải công bằng và bình đẳng. Ông cũng nói rằng các nhà đàm phán Trung Quốc phải bảo vệ lợi ích cốt lõi đối với các vấn đề liên quan đến “chủ quyền và nhân phẩm quốc gia”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Trung Quốc ca ngợi sự cởi mở của Chile đối với công nghệ 5G – vấn đề nhạy cảm toàn cầu và cũng là tâm điểm của cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến thăm Chile hồi tháng 4, ông chỉ trích Trung Quốc gây ra “bẫy nợ” ở Mỹ Latin, tuyên bố Trung Quốc “bơm vốn độ hại ăn mòn vào huyết mạch nền kinh tế, mở đường cho tham nhũng và làm xói mòn hệ thống quản trị”.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Vương nói những tuyên bố về bẫy nợ như trên đầy rẫy định kiến và vô trách nhiệm khi mô tả về sự hợp tác của Trung Quốc với Mỹ Latin. Khi được hỏi về những cảnh báo của Mỹ đối với các nước Mỹ Latin về việc sử dụng công nghệ của Trung Quốc, ông Vương ca ngợi “thị trường viễn thông mở và công bằng” của Chile và khen ngợi Huawei và các công ty công nghệ Trung Quốc khác làm việc ở đó.
Ngoại trưởng Trung Quốc kết thúc chuyến đi hai ngày tới Chile hôm Chủ nhật. Trước chuyến đi Chile, ông có chuyến thăm ba ngày tới Brazil để đàm phán song phương và có cuộc họp của các bộ trưởng BRICS từ các nền kinh tế mới nổi khác Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi.
Những chỉ trích của Ngoại trưởng Vương Nghị được đưa ra chỉ vài ngày trước cuộc đàm phán thương mại quan trọng giữa phái đoàn Mỹ và Trung Quốc tại Thượng Hải. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ sẽ là Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Trưởng phái đoàn phía Trung Quốc là Phó Thủ tướng Lưu Hạc.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có thể trì hoãn đến năm 2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 26/7 đã đưa ra một quan điểm bi quan về việc đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh có thể không ký kết một thỏa thuận trước cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020.
Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, ông Trump cho biết Trung Quốc đang sử dụng các chiến thuật đình trệ và không chắc chắn sẽ đạt được thỏa thuận thương mại sớm, khi các nhà đàm phán của hai nước sẽ gặp nhau tại Thượng Hải trong tuần tới.
Tổng thống Trump đã cứng rắn đối với các hành vi thương mại của Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình và đã đánh thuế hàng tỷ đô la thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và đe dọa thêm áp thuế thêm đối với 325 tỷ đô la nếu không đạt được tiến bộ. Trung Quốc cũng áp thuế trả đũa đối với các sản phẩm của Mỹ và hai nước đã cùng nhau phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và làm rung chuyển thị trường tài chính trong tranh chấp về cách Trung Quốc thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại với phần còn lại của thế giới. Trong bối cảnh đó, Tổng thống Trump phán đoán Trung Quốc có thể đang trì hoãn một thỏa thuận trong nỗ lực chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ vào tháng 11 năm 2020.
Nhà Trắng hôm 24/7 đã thông báo rằng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc để hội đàm tại Thượng Hải ngày 30-31/7. Đây sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của họ kể từ khi hai nhà lãnh đạo cấp cao Mỹ-Trung đồng ý khôi phục các cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài hàng năm nay. Các cuộc thảo luận đã sụp đổ vào tháng 5 sau khi Trung Quốc từ bỏ những lời hứa trong các cuộc đàm phán trước đó, các nguồn tin của chính phủ và khu vực tư nhân Mỹ cho biết vào thời điểm đó. Phía Mỹ không quan tâm việc Trung Quốc có thực sự muốn một thỏa thuận thương mại hay không vì Tổng thống Trump cho rằng Mỹ đang tiến hành hàng tỷ đô la thuế quan.
Mặc dù Trump khẳng định thuế quan có lợi cho kho bạc của Mỹ, nhưng thực tế, chi phí được chuyển cho các công ty và người tiêu dùng Mỹ. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết không mong đợi một thỏa thuận lớn từ các cuộc đàm phán thương mại vào tuần tới với Trung Quốc, nhưng các nhà đàm phán của Mỹ hy vọng sẽ thiết lập lại giai đoạn mới cho các cuộc đàm phán có hiệu quả hơn về việc giảm các rào cản thương mại. Hai bên vẫn chưa có thỏa thuận nào, nhưng vẫn liên quan đến các vấn đề cơ cấu, liên quan đến sở hữu trí tuệ, buộc chuyển giao công nghệ, không gian mạng, thương mại và phi thương mại, hàng rào thuế quan, v.v. Mỹ vẫn đang kỳ vọng mạnh mẽ vào việc Trung Quốc nhập khẩu thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
VD
Theo congthuong
Vì sao Trung Quốc lần đầu phái bộ trưởng thương mại tham gia đàm phán với Mỹ? Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc không trực tiếp tham gia 11 vòng đàm phán thương mại với Mỹ trước đây, nhưng tuần này lần đầu tiên sát cánh cùng nhà đàm phán số một của nước này. Một số chuyên gia cho rằng, việc Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn lần đầu tham gia đàm phán thương mại Mỹ-Trung bên...