Trước cổng tòa chồng nói nhỏ lý do ly hôn vì một món đồ vợ dùng trường kỳ 17 năm: Bài học cho mọi phụ nữ muốn hạnh phúc tự thân mà không cần “nhòm mặt” người khác!
Bình nhất quyết đòi ly hôn mà không nói rõ lý do, Liên ừ buông tay vì người ta đã không thiết mình thì cũng đành. Nhưng đến ngày cầm quyết định trên tay Bình mới tiết lộ một bí mật trong mơ cô cũng không nghĩ ra.
01
Ngày nhận quyết định tại tòa án, lúc bước ra và nói lời chào Bình mới khẽ khàng vào tai Liên: “Em bỏ chiếc tạp dề đi nhé. Anh đã dị ứng khi nhìn thấy nó suốt 17 năm qua đấy”. Rồi Bình biến mất bỏ lại Liên ngơ ngác…
Lý do là chiếc tạp dề ư? 17 năm qua Liên đã sử dụng nó, tạp dề không hỏng nên cô cũng không bỏ. Cô đã yêu nó như yêu chồng, như thái độ trân trọng cuộc hôn nhân này vậy. Thế mà cớ sao?
Liên sau đó đã suy nghĩ lại tất cả, kí ức trôi như 1 cuộn phim quay chậm. Cô thực sự giật mình, Đúng là Bình dường như chưa bao giờ thấy Liên trong hình ảnh khác, đơn điệu đến tẻ nhạt, ngày nào cũng đứng trong góc bếp với chiếc tạp dề.
Liên ở nhà làm nội trợ, vậy cô mặc gì khác được vào lúc giờ Bình đi làm về thường vào giờ nấu cơm. Chẳng lẽ cô mặc 1 bộ đầm duyên dáng rồi đứng đó để mỡ mắm bắn vào… Vậy cô đâu có làm gì sai? Chỉ là chiếc tạp dề thôi mà, còn dùng được đâu nhất thiết phải thay cho lãng phí? Cô đã nghĩ đến cho ai, cho những đồng tiền mà cô nghĩ chồng đã phải vất vả để kiếm nó mà tiết kiệm chắt bóp để rồi nhận được kết cục như thế này.
Liên bần thần nhìn cuộc hôn nhân đã tan thành mây khói, mà chiếc tạp dề 17 năm thì vẫn ở đó…
02
Video đang HOT
Tự dưng lần đầu Liên biết suy nghĩ sâu sắc đến thế. Tạp dề liệu phải chăng chỉ là hình ảnh của 1 bà nội trợ lâu năm. Nếu cô thay 1 chiếc tạp dề bắt mắt, mới mẻ hơn chắc gì Bình đã không rời đi.
Trước khi làm vợ mẹ dặn Liên “1 điều nhịn 9 điều lành”, “gái có công chồng không phụ”. Và Liên hoàn toàn tin nếu mình đảm đương tốt vai một bà nội trợ cô sẽ nhận được quả ngọt xứng đáng. Cô chưa bao giờ ngồi đó mà ngắm mình trong gương. Mỗi buổi sáng Liên thường cào cào mớ tóc rối quấn lên cho gọn, rồi xuống bếp tất tả chuẩn bị bữa sáng cho chồng con. Vì là 1 bà nội trợ nên cô cũng không cho rằng mình có quyền làm khác. Ở nhà có mỗi việc đó mà làm không nên hồn nhỡ chồng giận thì sao?
Ấy thế mà dù những bữa cơm có tươm tất mà Bình thì ngày càng “đá thúng đụng nia” với cô. Lúc thì cơm nhão, canh mặn, trứng cháy… Bình chê như thế trong khi Liên thấy mọi thứ vẫn ổn. Cô lại càng rúm ró người lại vì nghĩ mình đã làm việc không tốt, chồng thì vất vả như thế. Mỗi lần nhận những đồng tiền đi chợ của Bình mà Liên cảm thấy như mình phải nhún chân xuống cho thấp hơn để lấy. Liên đã quên mất mình là thạc sỹ nông nghiệp với giấc mơ một trang trại organic và những vườn hồng… Tiếng nói của cô trong nhà ngày càng nhỏ đi.
Liên cũng nhớ đến dòng tin nhắn vô danh được chuyển đến cách đây 3 năm trước: “Chị hãy bỏ những thứ khác ra mà mặc riêng nó”. Lúc đó Liên đã đưa tin nhắn này cho Bình xem và bảo: “Lâu lắm em chẳng nhận được tin nhắn của ai mà nay có ai đấy nhắn cho em thế này. Chắc họ nhắn nhầm nên em cũng không đáp lại”. Bình liếc qua rồi có chút hơi bối rối nhưng anh cũng ậm ừ với cô vợ hiền lành, ngây thơ: “Cái gì mặc riêng nó mà chả quyến rũ”.
Đến trước ngày cầm quyết định ly hôn 1 tuần Liên mới biết Bình có bồ. Mà không chỉ là bồ mà còn là 1 gia đình khác, Bình đã có con riêng ở bên ngoài với 1 cô bồ chung sống 8 năm. Liên cay đắng nghĩ đến việc bọn họ đã thích thú trêu trọc cô với chiếc tạp dề, thậm chí cô ả còn mặc nguyên chiếc tạp dề để vờn ghẹo chồng mình.
Rồi đắng cay đó cũng chấm hết nhưng dư vị của nó đôi lúc vẫn hiện lại.
04
Liên đã tái hôn sau 5 năm với 1 người đàn ông biết yêu thương Liên thực sự. Cô đã thực hiện đạt được ước mơ về khu vườn organic với những khóm hồng. Liên vẫn vào bếp nấu những món ăn cho chồng, nhưng cô gom vào đấy là tình yêu và sự sáng tạo thổi trong mỗi món ăn. Chồng cô tấm tắc khen những món cô nấu. Một hôm chồng Liên thì thầm: “Nếu em đeo chiếc tạp dề vào thì em sẽ cực kỳ giống một đầu bếp chuyên nghiệp. Nhưng anh không thấy em đeo nó bao giờ, có phải sợ mình sẽ chuyên nghiệp quá trong mắt anh không?”. Liên chỉ cười mà không nói cho anh biết lý do cay đắng khiến cô thất bại trong cuộc hôn nhân đầu khiến cô cảm thấy vật vô tri cũng trở nên ám ảnh.
Liên tự nghĩ mỗi người phụ nữ đã qua đổ vỡ đều cất giấu cho mình một chiếc tạp dề với đau thương về những sai lầm trong cuộc hôn nhân đã cũ. Đàn bà làm 1 bà nội trợ cũng được nhưng nhất định phải làm 1 người nội trợ thông minh. Và nếu có ước mơ nhất định phải cố gắng hiện thực nó. Tâm huyết thôi là không bao giờ đủ cho 1 cuộc hôn nhân. Quan trọng hơn là sau những tổn thương hãy biết cất “chiếc tạp dề” vào 1 xó, để không phạm thêm sai lầm lần nữa. Nếu không gác lại quá khứ, không tự đóng cánh cửa đau thương cũ và chăm lo một khu vườn tuyệt vời cho riêng mình như thế này thì Liên đâu có thể gặp được anh.
Nhiều khi trong cái rủi có cái may, không dùng đến tạp dề lần nào nữa có vẻ cũng cực đoan. Nhưng biết rũ bỏ lại quá khứ và đứng lên, tìm lại chính con người mình sau thất bại hôn nhân thì nhất định phải làm. Đừng để cả đời sợ 1 ánh mắt sắc lạnh hay nhìn nét mặt người khác để chấm điểm cảm xúc chính mình nên vui hay nên buồn.
Giá thịt lợn trong nước cao, người nội trợ chuyển hướng dùng hàng ngoại nhập
Trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước vẫn ở ngưỡng cao, nhiều gia đình lựa chọn thịt lợn nhập khẩu là giải pháp tình thế cho bữa cơm hàng ngày...
Giá thịt lợn trong nước vẫn ở ngưỡng cao. Ảnh: Bảo Loan
Thịt nạc nọng xấp xỉ 410.000 đồng/kg
Mặc dù vấn đề thịt lợn được Chính phủ quan tâm và có những chỉ đạo rất "sát sườn" nhưng theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, giá thịt lợn trong nước vẫn đang ở ngưỡng rất cao. Đặc biệt là thịt lợn được phân phối tại các siêu thị, hệ thống siêu thị. Đơn cử như thịt lợn được phân phối bởi nhãn hiệu Meat Deli. Tại khu vực phía Bắc, Meat Deli có giá từ 136.000 - 410.690 đồng/kg. Một số mặt hàng luôn giữ ở mức hơn 200.000 đồng/kg như: Móng giò 220.990 đồng/kg, đuôi lợn 240.390 đồng/kg, sụn 300.990 đồng/kg, thăn sườn 280.990 đồng/kg, ba chỉ 270.490 đồng/kg và nạc nọng lợn luôn giữ mức giá cao nhất, 410.690 đồng/kg.
Tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thủ đô, giá thịt lợn sấn các loại cũng dao động từ 150.000 - 180.000 đồng/kg tùy loại. Giá giò lợn, chả lợn cũng ở mức khá cao, dao động từ 195.000 - 210.000 đồng/kg.
Lý giải về mức giá thịt lợn trong nước ở ngưỡng cao, đại diện Bộ Công thương cho biết do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố tác động. Đầu tiên là thói quen của người tiêu dùng. Mặc dù giá thịt gia cầm đang rất rẻ nhưng người dân vẫn lựa chọn thịt lợn. Có thể nói, người tiêu dùng chấp nhận mức giá bị đội lên khi đã qua các khâu trung gian. Thứ hai, do quy luật cung cầu, mà ở đây là nguồn cung thiếu. Thứ ba, giá thức ăn chăn nuôi và các loại chi phí cho phòng dịch lại tăng cao. Trong khi đó, việc tái đàn để bổ sung nguồn cung cho thị trường vẫn chưa được như ý, do nhiều địa phương vẫn chưa công bố hết dịch tả lợn châu Phi.
Bộ Công thương thừa nhận, giá thịt lợn ở ngưỡng cao không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, mà xét ở mặt vĩ mô còn ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng trong nước và thậm chí là cả việc cân đối nền kinh tế nói chung.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), tính đến hết tháng 4/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch tả lợn châu Phi (khoảng 31 triệu con năm 2018), tăng trưởng bình quân 5,78%/tháng.
Hiện nay, đàn nái cả nước đạt gần 2,86 triệu con, tăng gần 5% so với tháng 12/2019, đạt 98% so với kế hoạch quý 2/2020. Ngoài ra, cả nước có 64.042 con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho tổng đàn nái. Riêng tại Hà Nội, tổng đàn lợn trên toàn địa bàn thành phố có gần 1,2 triệu con.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Việt Nam đã phục hồi được khoảng 80,3% tổng đàn lợn so với thời điểm trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi. Trong tháng 5/2020, Bộ NN&PTNT sẽ hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020-2025" để hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh công tác tái đàn. Đồng thời, phối hợp với các bộ ngành liên quan để có chính sách về tiền vay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng, tái đàn, tiến tới ổn định nguồn cung cho thị trường thịt lợn.
Người dân dần chấp nhận thịt lợn nhập khẩu
Giá thịt lợn tăng quá cao khiến người tiêu dùng lo lắng.
Trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước không "hạ nhiệt", nhiều người dân lựa chọn thịt nhập khẩu để đảm bảo dinh dưỡng trong bữa cơm gia đình. Chị Trần Thị Thuận (34 tuổi, ở La Dương, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Trong thời gian đầu của dịch COVID-19, giá thịt lợn trong nước vẫn ở mức cao, tôi cũng thay thế thịt lợn bằng các nguồn thực phẩm tươi sống khác như thịt gà, vịt, ngan, thủy hải sản. Những mặt hàng này có giá rất hợp túi tiền và giá không tăng vọt như thịt lợn. Tuy nhiên, khi tiếp cận những thông tin về thịt lợn nhập khẩu và sử dụng thử, tôi dần chấp nhận thịt lợn nhập khẩu là một giải pháp thay thế thịt lợn trong nước".
Theo chị Thuận, thịt lợn nhập khẩu có giá rẻ một nửa so với giá thịt lợn trong nước. Trong khi đó, chất lượng không hề thua kém thịt lợn trong nước.
Bà Nguyễn Thị Thủy (41 tuổi, chủ một quán ăn ở Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng lựa chọn thịt lợn nhập khẩu để chế biến các món ăn, phục vụ khách hàng. Bà Thủy cho biết: "Giá thịt lợn trong nước quá đắt. Trong khi đó, tôi cũng nghe giới thiệu về thịt lợn nhập khẩu. Sau khi dùng thử thì tôi thấy chất lượng rất ổn mà giá cả lại hợp với túi tiền người kinh doanh. Vì vậy, tôi lựa chọn luôn thịt lợn nhập khẩu để phục vụ cho khách".
Theo bà Huỳnh Thị Lệ Tuyết, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tý Tuyết, mặt hàng thịt lợn chủ yếu được nhập khẩu từ Nga, thông qua một đại lý lớn tại TPHCM. Trước kia, thịt lợn nhập khẩu chủ yếu được phân phối tại các bếp ăn khu công nghiệp, nơi có lượng suất ăn lớn. Tuy nhiên, gần đây, do giá thịt lợn trong nước ở ngưỡng cao mà người dân phải căn cơ chi tiêu do dịch COVID-19 nên lượng thịt lợn nhập khẩu đến với người tiêu dùng mua trực tiếp đã tăng hơn 50%, so với thời điểm trước dịch.
Bà Tuyết cho biết, ban đầu, người tiêu dùng vẫn rất dè chừng với thịt lợn nhập khẩu nhưng sau khi dùng thử, nhiều người tiêu dùng đã cởi mở hơn và tiếp tục sử dụng để chế biến các món ăn gia đình.
Người dân Vũ Hán cùng chấm điểm hiệu quả chống dịch Covid-19 Bên cạnh những người dân Vũ Hán chấm điểm tuyệt đối cho hiệu quả quá trình chống dịch, một số khác tỏ ra thất vọng trước các giải pháp, sự ứng phó của chính quyền. Cát Lâm - Đinh Phạm