Trước chuột vàng Tiền Giang, năm nào cũng có linh vật tạo hình kỳ lạ
Mỗi dịp sát Tết, dân mạng lại chia sẻ những hình ảnh hài hước về các linh vật được dựng lên để chào năm mới.
Những ngày gần đây, hình ảnh chú chuột vàng – linh vật của năm Canh Tý 2020 – với tạo hình kỳ lạ ở thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang khiến dân mạng bật cười. Hình ảnh chú chuột nhận nhiều ý kiến trái chiều khác nhau song đa số mọi người cho rằng trông linh vật trang trí khá thô, không có tính thẩm mỹ cao. Ảnh: Chạy vòng Mỹ Tho.
Trên các diễn đàn, dân mạng cũng chia sẻ lại những hình ảnh khác về tạo hình chuột chào năm mới của địa phương mình. Tạo hình độc, lạ của những tượng chuột trang trí nhanh chóng trở thành đề tài bàn luận sôi nổi. Ảnh: Phiếu bé ngoan.
Không riêng gì hình tượng chuột vàng, những năm trước đây, các linh vật tượng trưng cho năm mới đều xuất hiện “phiên bản khó đỡ” khiến dân mạng không nhịn được cười vì trông quá “lố”. Trước Tết Kỷ Hợi 2019, tượng mô phỏng 3 chú lợn theo phong cách siêu nhân tại đường hoa Nguyễn Văn Trị (Biên Hòa, Đồng Nai) bị chê bai vì xấu. Bên cạnh đó cũng có những ý kiến nhận xét những tượng heo này khá đáng yêu, hài hước và có sự phá cách. Ảnh: Check-in Đồng Nai.
Hình ảnh những chú lợn với loạt tạo hình, biểu cảm khác nhau cũng trở thành đề tài ảnh chế khắp các trang mạng đầu năm 2019. Ảnh: Thăng Fly.
Video đang HOT
Những chú chó với biểu cảm khó hiểu ở đường hoa Hùng Vương (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) từng gây sốt mạng vào dịp Tết Mậu Tuất 2018. Đặc biệt chú chó vàng nhỏ hơn bị chê tỉ lệ không cân xứng, khiến cho tổng thể trở nên buồn cười. Ảnh: FB.
Nhiều dân mạng vẫn còn nhớ tạo hình chú rồng mừng năm mới ở Hải Phòng dịp Tết năm 2017. Thay vì dáng vẻ uy nghiêm, đĩnh đạo của một con rồng trong truyền thuyết, rồng vàng ở Hải Phòng được nhận xét giống pikachu. Ảnh: Thăng Fly.
Rồng vàng Hải Phòng còn trở thành nguồn cảm hứng cho họa sĩ sáng tạo ra nhân vật Pikalong và nhanh chóng viral trên mạng, được in lên áo thun, ly sứ, làm thành gấu bông… Ảnh: Thăng Fly.
Theo Zing
Chuyện về người mẹ chồng không muốn ăn Tết cùng con dâu và nỗi lòng đằng sau không phải ai cũng hiểu ngay cả con trai ruột
Vào những dịp Lễ Tết, không phải chỉ có con dâu mới cảm thấy mệt mỏi khi về quê chồng mà mẹ chồng cũng có nỗi lòng riêng.
Gần đây, có một bài viết về người mẹ chồng ngoài tuổi 50 nói về việc đón Tết cùng con trai và con dâu thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người. Theo đó, bài viết được một chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình Vi Thành Vi Tâm đăng lại trên trang QQ và người này cũng đưa ra những quan điểm về việc cùng nhau quây quần vào ngày Tết là như thế nào.
Trước đó, Vi Thành Vi Tâm đã đăng tải bài viết có tiêu đề "Vợ à, nếu em không về quê đón Tết thì ly hôn", "Được thôi, nghĩ đến cảnh phải phục vụ 14 người ở nhà anh mà tôi phát ốm". Nhân vật chính trong bài đăng này là một người đàn ông muốn cùng vợ về quê đón Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, người vợ một mực nhất định không muốn về nhà chồng, chỉ muốn về nhà bố mẹ đẻ để đón năm mới. Kết quả, người đàn ông này đã dọa ly hôn.
Đứng trước tình hình này, người vợ nói rằng năm nào cô cũng về nhà chồng và phục vụ hơn 10 người trong gia đình họ hàng. Cô cảm thấy rất mệt mỏi và vất vả. Vì thế, năm nay cô thà ly hôn chứ nhất định không về nhà chồng.
Sau khi bài viết này được đăng tải đã gây ra các cuộc thảo luận giữa các cư dân trên mạng. Một số người đã đồng cảm với người phụ nữ này, nhưng cũng có không ít người cho rằng một năm chỉ có một dịp Tết, khó khăn mấy rồi cũng sẽ trôi qua. Điều đáng nói nhất là mọi người đều phẫn nộ trước thái độ của người chồng kia khi không tôn trọng cuộc sống của vợ, gia đình chồng không hiểu con dâu, dẫn đến việc "tức nước vỡ bờ".
Vi Thành Vi Tâm cho rằng, trong cuộc sống này, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, không phải gia đình nhà chồng nào cũng thế. Chuyên gia tư vấn đã chia sẻ một câu chuyện của người mẹ chồng họ Lưu, tuổi ngoài 50 với những lo toan về bữa cơm Tết cùng con trai và con dâu.
Bà Lưu có 3 đứa con, 1 đứa con gái, 2 đứa con trai. Đứa con gái út đã kết hôn. Năm mới Tết đến, con gái ở xa phải về nhà chồng nên họ ít gặp nhau. Hai con trai còn lại đã lập gia đình, con trai cả kết hôn nhưng ở xa, cách nhà 50 - 60km. Con trai thứ hai thì cưới vợ nước ngoài, nên có phong cách sống khác. Mỗi năm Tết đến, anh đưa vợ về nhà nhưng lại không giao tiếp được gì vì bất đồng ngôn ngữ, cả hai vợ chồng đều cảm thấy lạc lõng trong gia đình. Bà Lưu nói rằng, tưởng đâu mình được tận hưởng cuộc sống gia đình hạnh phúc vui vẻ nhất xóm nhưng hóa ra không phải.
Trước đây, khi những đứa trẻ chưa kết hôn, gia đình đã quây quần bên nhau rất vui vẻ. Nhưng bây giờ, khi chúng lớn lên và có gia đình riêng. Mỗi lần đến dịp Tết Nguyên Đán, chúng lại quay về quê với bố mẹ được một hai ngày. Dù thời gian ngắn ngủi nhưng cũng đủ để phát sinh nhiều vấn đề không biết giải quyết như thế nào. Bà cũng không biết tại sao, chỉ biết rằng cảm thấy rất mệt, cả tinh thần lẫn thể xác.
Thông thường gia đình chỉ có hai vợ chồng ở nhà, ăn uống rất đơn giản, mọi việc cũng không quá cầu kỳ. Nhưng sau khi con trai, con dâu cùng cháu nội về nhà, gia đình cũng trở nên náo nhiệt hơn. Tuy nhiên, việc khiến bà Lưu cảm thấy mệt mỏi nhất chính là vấn đề làm cơm, đặc biệt là cơm sáng. Các con đều sống ở thành thị nên nếp sống sinh hoạt cũng khác, còn ở quê, mọi người thường có thói quen thức sớm để làm cơm sáng.
Bà Lưu mỗi ngày đều dậy như thường lệ, bắt đầu nấu nước làm cơm, nhưng khi các con về nhà, cô làm gì cũng đều lo lắng. Có lúc, bà sợ làm không đúng khẩu vị với các con thì chúng sẽ không ăn. Hay làm cơm xong, mà chúng vẫn chưa dậy nên phải gọi nhiều lần. Đến khi tất cả đều dậy thì cơm canh đã nguội lạnh. Người cuối cùng ăn xong thì cũng gần 11 giờ. Bữa sáng vừa kết thúc thì bữa trưa đã tới. Ngày cứ thể trôi qua, bà nói rằng không sợ phải vất vả nhưng sợ vì không thể phục vụ tốt, sợ các con không hài lòng.
Hai cô con dâu, một cô thì ở nước ngoài, không hiểu được tập tục quê quán, không biết phải làm gì và mặc định đó là điều hiển nhiên. Cứ mỗi năm trở về nhà chồng, con dâu lại không làm gì, không cần giao tiếp với mọi người. Người trong gia đình đã quen với việc cô ấy là người nước ngoài, lại còn trẻ, con trai cưới được con dâu cũng không dễ gì, nên mẹ chồng cũng chẳng dám yêu cầu gì hơn.
Tuy nhiên, người con dâu lớn lại là người Trung Quốc sẽ phải có hành xử khác. Trong suốt khoảng thời gian dài, cô nhìn thấy con dâu thứ không phải làm gì nên trong lòng cũng có chút bất bình, cảm thấy mẹ chồng đối xử bất công nên cũng quyết định không làm gì cả.
Là một người mẹ chồng, có đôi khi bà Lưu không dám nói lên nỗi lòng của mình, cũng không dám nhờ ai giúp đỡ, và quan trọng là sợ làm mích lòng người khác. Vì vậy, bà Lưu cứ âm thầm làm hết mọi thứ trong nhà, con trai có lúc phụ nhưng rồi phải ra ngoài nên cũng đâu vào đấy. Đôi lúc các con thường xuyên cãi nhau, không ai nhường nhịn ai chỉ vì một vấn đề nhỏ, khiến gia đình không mấy vui vẻ. Ngày Tết không nhiều nhưng sẽ gặp những vấn đề như thế.
Với tư cách là một người mẹ chồng, bà Lưu nói rằng mình không cảm thấy thoải mái khi các con về nhà ăn Tết. Có lúc bà đã khóc thầm và cảm thấy có gì đó rất sai. Rõ ràng là rất muốn các con về nhà đoàn tụ, nếu không về thì sẽ cảm thấy buồn, nhưng khi chúng về rồi, bà lại cảm thấy không chăm sóc tốt cho chúng. Chỉ có các cháu là niềm an ủi của bà, bà Lưu không biết mình muốn làm gì?
Chính vì vậy, năm nay, bà Lưu đã quyết định làm khác đi. Bà nghe nói hiện nay có rất nhiều con dâu không muốn về quê chồng ăn tết, bà cũng đánh liều gọi điện thoại cho con trai và nói rằng bà không muốn con dâu về nhà, con dâu cứ việc về nhà mẹ ruột.
Đến khi bà gọi cho con trai thứ 2 và nói rằng đừng để con dâu về quê mừng Tết, thì anh đã âm thầm chia sẻ: "Mẹ ơi, chúng con ly hôn rồi". Câu nói này làm bà vô cùng ngạc nhiên, cảm xúc trở thành một mớ hỗn độn. Tự cô cảm thấy mình trở nên nhỏ nhen trong mối quan hệ gia đình như thế này.
Vi Thành Vi Tâm nói rằng, quả thật, cuộc sống này không hề dễ dàng như mọi người vẫn nghĩ. Bất kể là đón năm mới ở đâu, quan trọng là phải hạnh phúc. Mọi người đều là gia đình, càng đối xử với nhau tốt hơn thì sẽ càng gần nhau hơn. Nếu cả hai bên đều muốn tận hưởng nhưng không muốn cho đi thì họ sẽ mệt mỏi và từ từ sẽ buông bỏ.
Mặc dù người ta thường nói rằng không ai phục vụ cho ai, nhưng theo đức tính truyền thống của người Á Đông, những ngày ở nhà đón Tết, con cái nên chủ động làm nhiều việc cho gia đình, dù là đàn ông hay phụ nữ, hãy cố gắng hết sức để bố mẹ được thoải mái hạnh phúc đón Tết. Cho nhiều tiền không bằng ở bên cạnh, nói nhiều lời hoa mỹ chi bằng ngồi cùng nhau ngồi ăn cơm một cách đầm ấm.
(Nguồn: QQ)
Theo Helino
Để con ở nhà 1 mình, bố mẹ tan nát cõi lòng vì cây quất chưa kịp chơi Tết đã "toang" Có mỗi cây quất để ăn Tết mà bị vặt sạch như này thì "toang" thật rồi. Chỉ còn vỏn vẹn 1 tuần nữa là Tết, các gia đình đều bận rộn mua sắm và dọn dẹp nhà cửa để đón năm mới về. Ngày Tết thì nhất định không thể thiếu cây quất, cành đào, chậu mai nên nhà nào cũng dành...