Trước cả khi viên thiên thạch định mệnh đâm xuống Trái Đất, khủng long đã nhiễm độc thủy ngân nặng
66 triệu năm về trước, núi lửa phun trào hàng loạt thải ra một lượng lớn thủy ngân cực độc.
Theo một báo cáo khoa học mới, trước khi quả thiên thạch nổi tiếng đâm vào Trái Đất, các loài khủng long đã phải vật lộn để sinh tồn do lượng thủy ngân tăng cao đột xuất vì núi lửa phun trào.
Theo như lời tuyên bố đi kèm báo cáo, nhờ nghiên cứu vỏ sò hóa thạch từ khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học đã khám phá ra được “những yếu tố chứng tỏ sự nóng lên đột ngột của đại dương và sự tăng trưởng rõ rệt của nồng độ thủy ngân”. Hiện tượng này xảy ra bởi sự phun trào hàng loạt của dãy núi lửa Bẫy Deccan ở Ấn Độ.
“Lần đầu tiên, chúng ta có khả năng tìm hiểu về các tác động đặc biệt của dãy núi lửa Bẫy Deccan đến khí hậu và môi trường chỉ bằng cách phân tích một loại vật liệu”, Kyle Meyer nói, tác giả của báo cáo khoa học.
“Chúng tôi đã rất bất ngờ khi phát hiện ra rằng mẫu vật vừa mang những dấu hiệu chứng tỏ sự nóng lên đột ngột của biển đồng thời sở hữu nồng độ thủy ngân cực cao, bằng với nồng độ của một vụ rò rỉ thủy ngân từ nhà máy công nghiệp ở thời hiện đại”.
Dãy Bẫy Deccan
Bản báo cáo khoa học được xuất bản trên tạp chí khoa học uy tín Nature Communications.
Nồng độ của thủy ngân bên trong những chiếc vỏ sò cổ xưa này bằng với nồng độ của những chiếc vỏ sò thu được ở khu ô nhiễm trên con sông Nam thuộc bang Virginia, Mỹ. Sierra Petersen, đồng tác giả của bản báo cáo, nói rằng chính quyền đã cấm câu cá ở khu vực sông Nam do nồng độ thủy ngân cao.
“Nồng độ thủy ngân dị thường đã được ghi nhận tồn tại trong các lớp trầm tích, nhưng chưa bao giờ chúng xuất hiện trong các vỏ sò”, Petersen nói.
“Chỉ bằng cách phân tích loại mẫu vật này, chúng ta đã khám phá ra được rất nhiều điều về khí hậu và núi lửa. Thông qua đó giúp giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến các sự kiện lịch sử. Thế nên, một trong những phát kiến quan trọng của bản báo cáo là nó đã trở thành bằng chứng khoa học cho các giả thiết”.
Thủy ngân là kim loại mang độc tính cực cao, không chỉ gây hại cho con người mà còn cả sinh vật biển và động vật hoang dã. Việc núi lửa phun trào là một trong những nguyên nhân lớn tạo ra thủy ngân. Những vỏ sò hóa thạch chứa nhiều thủy ngân đã chỉ ra rằng rất có thể độc tính của thủy ngân đã có tác động rất tiêu cực đến các loài khủng long.
Vỏ sò hóa thạch
Báo cáo mới này làm sáng tỏ thời gian và cả quy mô của màn phun trào núi lửa ở Bẫy Deccan, đồng thời liên hệ đến sự thay đổi của khí hậu khi ấy. Theo lời của các tác giả, “đây là một phát kiến rất quan trọng”.
Vụ phun trào hàng loạt rất có thể đã xảy ra hàng ngàn năm trước khi quả thiên thạch kia đâm xuống Trái Đất, vào khoảng 66 triệu năm về trước. Nó được tin là nguyên nhân tạo ra phần lớn mảng lục địa phía Tây của Ấn Độ.
Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu thêm về khoảng thời gian tuyệt chủng của loài khủng long và cả quả thiên thạch. Theo một báo cáo vào tháng 10, quả thiên thạch đã đâm vào Trái Đất và xóa đi khoảng 75% mọi giống loài trên hành tinh này, rất có thể đã axit hóa đại dương.
Một báo cáo khác, xuất bản vào tháng một, mang một giả thuyết nói rằng sự va chạm của quả thiên thạch đồng thời tạo ra một đợt sóng thần hoành hành khắp thế giới có độ cao lên đến 1.500 mét.
New York Post
Theo Trí thức trẻ
Các nhà khoa học tìm thấy khu vực sâu nhất trên Trái đất
Trong một nỗ lực lập bản đồ mới của NASA đã tiết lộ những chi tiết quan trọng về vùng đất ẩn giấu chưa từng được biết đến ở Nam Cực.
Bản đồ mới về những ngọn núi, thung lũng và hẻm núi ẩn dưới băng của Nam Cực đã tiết lộ vùng đất sâu nhất trên Trái đất sẽ giúp dự báo khả năng tan băng trong tương lai.
Bản đồ BedMachine cho thấy các rặng núi và thung lũng bên dưới lớp băng của Nam Cực.
Các lục địa phía nam đóng băng có thể trông khá bằng phẳng và không có gì đặc biệt từ trên cao. Nhưng bên dưới khối băng được cho có một lục địa cổ đại. Và kết cấu đó hóa ra lại rất quan trọng để dự đoán cách thức và thời điểm băng sẽ chảy và vùng băng nào dễ bị tổn thương nhất trong một thế giới đang nóng lên.
Bản đồ mới của NASA, được gọi là BedMachine Antarctica, pha trộn các phép đo chuyển động băng, đo địa chấn, radar và các điểm dữ liệu khác để tạo ra bức tranh chi tiết nhất ở Nam Cực.
"Sử dụng BedMachine để phóng to các khu vực cụ thể ở Nam Cực, bạn tìm thấy các chi tiết cần thiết, chẳng hạn như các va đập và băng bên dưới lớp băng có thể tăng tốc, làm chậm hoặc thậm chí ngăn chặn sự rút lui của sông băng", Mathieu Morlighem, một nhà khoa học Trái đất tại Đại học California cho biết.
Hiểu làm thế nào băng chảy ở Nam Cực ngày càng trở nên quan trọng khi Trái đất ấm lên. Nếu tất cả băng của Nam Cực tan chảy, nó sẽ làm tăng mực nước biển toàn cầu thêm 60 mét. Điều đó không có khả năng sớm xảy ra, nhưng ngay cả khi các phần nhỏ của lục địa bị tan chảy, nó sẽ có tác động tàn phá toàn cầu.
Trọng hệ thống dữ liệu là bằng chứng cho hẻm núi sâu nhất trên hành tinh Trái đất. Bằng cách nghiên cứu lượng băng chảy qua một vùng hẹp, cụ thể được gọi là máng Denman mỗi năm, các nhà nghiên cứu nhận ra nó phải sâu ít nhất 3.500 mét dưới mực nước biển để chứa tất cả lượng nước đóng băng. Khu vực này được cho là sâu hơn nhiều so với Biển Chết.
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng bản đồ mới này cung cấp nhiều thông tin mới và chính xác các vùng băng của lục địa có nguy cơ trượt xuống đại dương trong những thập kỷ và thế kỷ tới.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Live Science
Cực độc hài cốt chiến binh ngồi trên xe ngựa 2.200 tuổi Các nhà khảo cổ khai quật được một bộ hài cốt chiến binh thời Đồ Sắt được đặt trong xe ở Anh. Người này được chôn cùng hai con ngựa kéo với tư thế như sắp lao ra khỏi ngôi mộ 2.200 tuổi. Một nhóm các chuyên gia do Paula Ware thuộc công ty khảo cổ Map Archaeological Practice dẫn đầu phát hiện...