Trước bỏ phiếu, Nga nói thẳng Ukraine vô vọng vụ ‘eo Kerch’
Trước việc Ukraine đưa đơn kiện lên Tòa án quốc tế về vụ việc hồi 25/11/2018, Nga khẳng định điều này là hành động vô nghĩa.
Ukraine vừa qua đã đưa kháng cáo lên tòa án quốc tế nhằm tìm cách thả các thủy thủ Ukraine bị giam giữ ở Nga liên quan đến vụ việc xảy ra ở eo biển Kerch.
Vào ngày 25/11/2018, ba tàu hải quân của Ukraine rời cảng Odessa tiến vào biển Azov. Trong khi qua eo Kerch, Nga cho rằng các tàu Ukraine đã vi phạm các quy tắc đi qua khu vực lãnh hải của Nga từ Biển Đen vào biển Azov với tàu chiến. Hải quân Nga đã nổ súng buộc các tàu Ukraine phải dừng lại và bắt giữ 3 tàu này cùng toàn bộ thủy thủ đoàn.
Liên quan đến hành động kiện ra tòa án quốc tế của Ukraine, Bộ Ngoại giao Nga hôm 16/4 vừa lên tiếng khẳng định Tòa án quốc tế về Luật biển không có thẩm quyền xem xét vụ việc ở eo biển Kerch này.
“Liên quan đến quá trình do Ukraine khởi xướng trên cơ sở Công ước 1982, Tòa án quốc tế về Luật biển không có thẩm quyền xem xét sự cố Kerch. Có một số loại tranh chấp không nằm trong cơ sở của Công ước này” – Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
3 tàu hải quân của Ukraine bị giam tại cảng Kerch của Nga
“Thủ tục tố tụng của tòa án quốc tế không nên can thiệp vào cuộc điều tra hình sự đang diễn ra ở Nga, đây là luật pháp và chủ quyền của Nga. Chúng tôi kêu gọi phía Ukraine hành động một cách thiện chí vì lợi ích của việc giải quyết vấn đề phát sinh. Đây là hành động thiết thực nhất chứng tỏ Kiev quan tâm đến công dân của họ, thay vì tiến hành khởi xướng tố tụng tại tòa quốc tế” – Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov cho biết.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh: “Moscow vẫn mở cơ hội xúc tiến các liên hệ ở định dạng song phương về vấn đề liên quan đến vụ việc ở eo biển Kerch với Kiev. Song mọi cuộc đàm phán phải được xây dựng trên thiện chí chứ không phải quan điểm thù định. Hiện tại, các thủy thủ của Ukraine sẽ vẫn đối mặt với các cáo buộc vi phạm hình sự luật pháp Nga liên quan đến tội xâm phạm biên giới lãnh thổ Nga”.
Hiện tại, Nga vẫn đang giam giữ 3 tàu hải quân của Ukraine tại căn cứ tại thành phố Kerch. 24 thủy thủ của Ukraine đã bị bắt với cáo buộc vượt biên bất hợp pháp và đối diện với phiên tòa đầu tiên dự kiến tổ chức vào cuối tháng 4/2019.
Đáng chú ý, thông qua các tuyên bố của Ngoại trưởng Nga, có thể khẳng định được 2 vấn đề: Tòa án Quốc tế hay bất kỳ thực thể nào không can thiệp được vào vụ việc này vì đây là các tội hình sự của luật pháp Nga. Thứ hai, Ukraine sẽ có cơ hội giải quyết vấn đề nếu nhìn nhận sự việc một cách thiện chí và tìm cách giải quyết song phương với Nga, thay vì cố tạo căng thẳng và lôi kéo các bên khác vào sự việc này.
Tổng thống Poroshenko và đối thủ Zelensky bước vào vòng bỏ phiếu trực tiếp thứ 2
Thời điểm xảy ra vụ việc eo biển Kerch, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã xem hành động của Nga là vi phạm vào khu vực hải phận chung giữa hai nước và xem đây như hành động gây chiến. Bản thân ông Poroshenko đã thổi vụ việc này thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao thực sự.
Khi đó, quân đội Ukraine được điều động đến biên giới sát Nga, đồng thời ban bố tình trạng thiết quân luật ở một loạt tình biên giới. Ukraine cũng tiến hành kêu gọi NATO, Mỹ cùng EU tham gia vào cuộc khủng hoảng này để bênh vực mình.
Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá hành động của ông Poroshenko thời điểm đó chỉ nhằm kích động dư luận, biến nước Nga thành một kẻ thù xâm lược và thể hiện việc Tổng thống này là người duy nhất của Ukraine đủ khả năng đối đầu với nước Nga – Putin. Đây là hành động toan tính nhằm gia tăng tín nhiệm cho ông Poroshenko trong lần bầu cử đang diễn ra tại Ukraine này.
Bản thân thông điệp tranh cử của ông Poroshenko cũng đã thể hiện điều này: Chọn Poroshenko hoặc Putin. Tuy nhiên, việc không thể đưa vấn đề Kerch ra Tòa án Quốc tế, đồng thời không giải phóng được 24 tù binh và 3 tàu hải quân trước sự cương quyết của Nga đã làm Poroshenko mất uy tín.
Hiện tại, ông Poroshenko và ứng cử viên Volodymyr Zelensky bước đầu bắt vào vòng bầu cử thứ hai. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 21/4 sắp tới.
Minh Hoàng
Theo Datviet
Tổng thống Ukraine tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thông báo sắc lệnh tình trạng chiến tranh, ban bố hôm 25/11 vừa qua tại một số khu vực biên giới, đã hết hiệu lực từ ngày 26/12.
Trong một phát biểu được truyền hình trực tiếp tại Hội đồng an ninh quốc gia Ukraine, Tổng thống Poroshenko tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh vào lúc 14h00 giờ địa phương (tức 19h00 giờ Việt Nam) ngày 26/12.
Sắc lệnh trên đã được ban bố tại 10 vùng giáp biên giới Nga, Biển Đen và Biển Azov, sau vụ Nga bắt giữ 3 tàu hải quân và thủy thủ Ukraine hôm 25/11.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại cuộc họp báo ở Kiev. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thời gian áp dụng sắc lệnh trên, Ukraine đã cấm nhập cảnh đối với nam công dân Nga trong độ tuổi tham chiến (từ 16 - 60 tuổi) và tăng cường an ninh tại các địa điểm quan trọng như các nhà máy điện hạt nhân và các cảng biển ở Biển Đen.
Hồi đầu tháng này, ông Poroshenko từng nói không có ý định kéo dài sắc lệnh trên, trừ phi có dấu hiệu rõ rệt về một vụ tấn công lớn từ phía Nga. Ngày 17/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cam kết Moskva sẽ không phát động cuộc chiến với Kiev, bất chấp các hành động khiêu khích gia tăng từ phía Ukraine.
Quan hệ Nga và Ukraine căng thẳng kể từ năm 2014 khi Moskva sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea (Crưm) và tình hình đã bị đẩy lên nấc thang nghiêm trọng mới sau sự cố ở Biển Azov. Hai nước đã đưa ra những thông báo trái chiều về vụ việc.
Hải quân Ukraine cho rằng Nga đã cho tàu chặn đường qua Eo biển Kerch, không để hai tàu chiến loại nhỏ cùng một tàu kéo Ukraine đang từ Biển Đen đi qua eo biển này để vào Biển Azov.
Tuy nhiên, Nga cáo buộc Ukraine không thông báo trước về việc 3 con tàu qua Eo biển Kerch, đồng thời cho biết các tàu của Ukraine đã đi lại một cách nguy hiểm và phớt lờ những chỉ dẫn của phía Nga nhằm kích động căng thẳng, buộc Moskva phải dùng tới vũ lực để ngăn chặn các tàu Ukraine xâm phạm bất hợp pháp vùng biển Nga.
Ukraine gọi đây là "hành động có chủ định" của phía Nga, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng đây là một "sự cố biên giới" và việc Tổng thống Ukraine ban bố tình trạng chiến tranh trong 30 ngày là "một phản ứng thái quá".
Bích Liên (TTXVN)
Theo Tintuc
Ukraine lệnh cấm nhập cảnh với người Nga ở độ tuổi tòng quân Sau vụ đụng độ giữa tàu chiến Nga và Ukraine tại Biển Đen hôm 25.11, tổng thống Ukraine đã ra lệnh cấm các công dân Nga từ độ tuổi 16 tới 60 nhập cảnh vào đất Ukraine với lý do ông lo ngại sẽ có "một đội quân tư" được thành lập trên đất Ukraine. Tổng thống Poroshenko đã ra lệnh cấm người...