Trước biểu tình, Hong Kong thu giữ lượng chất nổ lớn nhất lịch sử
Vào ngày trước cuộc biểu tình phản đối chính quyền, cảnh sát Hong Kong bắt 3 người đàn ông mang theo lượng chất nổ lớn nhất được phát hiện từ trước đến nay.
Theo South China Morning Post, vào khoảng 22h30 ngày 19/7, các cảnh sát nhận được tin tình báo và tiến hành đột kích phòng thí nghiệm tại một tòa nhà công nghiệp ở Tsuen Wan.
Họ phát hiện 2 kg chất nổ TATP, 10 bom xăng và các chất axid được sản xuất tại đây. Ngoài ra, cảnh sát cũng tìm thấy vũ khí khác như dao và gậy sắt.
Các nhà điều tra đang xem xét lai lịch người đàn ông 27 tuổi vừa bị bắt để xác định mối liên quan của ông với cuộc biểu tình. Hai người đàn ông còn lại, đều 25 tuổi, bị bắt vào tối 20/7, trong đó một người ở Tsuen Wan và người kia ở Sheung Shui.
Cảnh sát bao vây khu vực thu giữ chất nổ và vũ khí. Ảnh: South China Morning Post.
Cảnh sát Alick McWhirter thuộc đơn vị Xử lý Bom cho biết: “Đây là vụ bắt giữ lớn nhất chúng tôi từng gặp ở Hong Kong”.
Chất nổ được phát hiện là TATP, viết tắt của triacetone triperoxide, thường được sử dụng trong các vụ tấn công khủng bố. Ông McWhirter nói: “Nó rất phổ biến và nguy hiểm”.
Theo South China Morning Post, tất cả số chất nổ đã được xử lý an toàn trước 21h ngày 20/7. Chúng được kích nổ có kiểm soát tại nhà máy Lung Shing trên đường Texaco.
Video đang HOT
Một số vật dụng khác bị cảnh sát thu giữ. Ảnh: South China Morning Post.
Cảnh sát cũng thu giữ một áo phông có logo của Mặt trận Dân tộc Hong Kong – nhóm ủng hộ Hong Kong độc lập khỏi Bắc Kinh, các tờ rơi có nội dung “No extradition to China” (phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc) và một cuốn sách nhỏ về cuộc biểu tình hôm 9/6.
Ngoài ra, cảnh sát còn thu giữ một số loa, mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ, mũ bảo hộ, máy phóng và ít nhất 1 can dầu hỏa.
Cơ sở này đã được thuê trong vài tháng nay. Cảnh sát lên án những người đứng sau phòng thí nghiệm là vô trách nhiệm và gây nguy hiểm cho xã hội. Họ có thể phải đối mặt án phạt 20 năm tù giam.
Hong Kong đã rung chuyển trong nhiều tuần qua với hàng loạt cuộc biểu tình chống lại dự luật dẫn độ của chính quyền, vốn có thể cho phép dẫn độ những người ở Hong Kong bị Trung Quốc truy nã. Chính quyền đã rút lui, hủy bỏ việc xúc tiến dự luật, nhưng những người biểu tình vẫn không nguôi giận. Một cuộc tuần hành lớn dự kiến diễn ra ngày 21/7.
Theo Zing
Nhiều lần đàm phán: Lý do thương chiến Mỹ-Trung chưa kết thúc
Theo các nhà quan sát, hôm 18-7 vừa qua, các nhà đàm phán thương mại hàng đầu Mỹ-Trung đã có cuộc điện đàm lần thứ hai sau khi hai bên đồng ý nối lại đàm phán, nhưng vẫn chưa có hy vọng đàm phán thành công.
Giới quan sát nói rằng hai bên vẫn chia rẽ về văn bản đàm phán để làm cơ sở trong đàm phán thương mại, trong khi Washington vẫn yêu cầu một văn bản dài hơn với đầy đủ các lời hứa mà Bắc Kinh đã nói trước đó.
Bắc Kinh và Washington đã trải qua 11 vòng đàm phán kể từ sau thất bại trong đàm phán ngày 5-10. Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc thay đổi các cam kết trước đó, trong khi Bắc Kinh cáo buộc Washington đưa ra quá nhiều yêu cầu, theo South China Morning Post (SCMP).
Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đồng ý thỏa thuận tạm dừng thương chiến và nối lại các duộc đàm phán từ sau hội nghị G20 tại Nhật Bản. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa đồng ý về những văn bản nào sẽ được sử dụng, theo nguồn tin cung cấp cho SCMP.
Hãng tin SCMP cho biết vẫn chưa rõ khi nào các nhà đàm phán sẽ trực tiếp gặp nhau.
Giáo sư Wang Yong (Vương Vĩnh) thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết Mỹ và Trung Quốc đang trong quá trình tìm hiểu chi tiết để chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán.
"Mỹ muốn Trung Quốc trở lại với văn bản của thỏa thuận đã được xem xét từ đàm phán thứ mười hôm 30-4, trong khi Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ xem xét các đề nghị của họ, đảm bảo điều khoản công bằng hơn", ông Wang nói.
Được biết tài liệu thỏa thuận dài 150 trang và liệt kê những nhượng bộ mà Washington nói rằng Bắc Kinh đã thực hiện.
Thế nhưng, ngay sau cuộc hội đàm hồi tháng 5-2019, Mỹ lại cáo buộc Trung Quốc từ bỏ lời hứa và đàm phán đã bị đình chỉ.
Ông Wang cho biết Washington cần phải đáp trả những lo ngại của Bắc Kinh về việc xuất khẩu và đầu tư vào Mỹ, lệnh cấm đối với Huawei và hạn chế visa đối với giới học giả.
Giáo sư Wang nói rằng Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng tìm hiểu để nối lại đàm phán. Ảnh: Amcham-Shanghai.org
SCMP cho biết Thông tin cuộc điện đàm gần đây được Trung Quốc xác nhận hôm 19-7.
Bắc Kinh chỉ nói rằng cả hai bên đã trao đổi quan điểm về cách thực hiện thỏa thuận từ cuộc gặp mặt giữa người đứng đầu hai nước hồi tháng 6 và "bước tiếp theo" cho các cuộc đàm phán sau.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn một lần nữa là đại điện phía Bắc Kinh trong cuộc điên đàm. Ông Chung Sơn là nhân vật thứ 2 của Trung Quốc tham gia điện đàm cùng Phó Thủ tướng Lưu Hạc, theo SCMP.
Bắc Kinh xác nhận có hạn chế tiến về các vấn đề liên quan đến việc đưa các cuộc đàm phán trở lại.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng kêu gọi hai nước cố gắng khắc phục sự khác biệt trong đàm phán. "Tôi vẫn muốn nói rằng cả hai bên phải kiên quyết, tự tin và kiên trì, và làm việc cùng nhau trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau để đạt được thỏa thuận có lợi cho hai bên", ông Cảnh Sảng nói.
Ông Cảnh Sảng kêu gọi hai bên khắc phục những khác biệt trong đàm phán và nên hợp tác để đạt thỏa thuận. Ảnh: REUTERS
Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin (Trung Quốc), Shi Yinhong, cho biết cuộc gặp tại Osaka là "tốt nhất", đã tạo cơ hội cho hai bên bắt đầu lại các cuộc đàm phán, nhưng sẽ rất khó để đạt được thỏa thuận.
Chính quyền Mỹ liên tục nói rằng Trung Quốc nên quay trở lại thời điểm mà Bắc Kinh thay đổi, nhưng Mỹ chưa cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào để xem xét lại các yêu cầu của Bắc Kinh", ông Shi nói.
Giáo sư Wang cũng nói với SCMP rằng nếu đạt được thỏa thuận thương mại, nó có thể mang lại lợi ích to lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ, nhưng lại có nguy cơ trở thành một "trận đấu không có tỉ số".
"Có một sự thiếu tin tưởng chiến lược từ cả hai phía. Bắc Kinh có nhiều nghi ngờ về ý định của Washington. Và Mỹ đang gây áp lực nhiều nhất có thể đối với Trung Quốc - trên Biển Đông, Đài Loan,...", ông Wang nói. "Càng ngày càng ít tin tưởng song phương, sẽ khó đạt được thỏa thuận".
NGUYÊN VĂN
Theo PLO
Người biểu tình Hong Kong đụng độ với cảnh sát gần Đại Lục Hôm 13/7, người biểu tình Hong Kong đã đụng độ với cảnh sát ở một thị trấn sát biên giới Đại Lục, nơi hàng ngàn người đã diễu hành chống lại sự có mặt của các thương lái Trung Quốc. Cuộc biểu tình diễn ra ở thị trấn Thượng Thủy thuộc Hong Kong, không xa thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc. Cuộc...