Trước bão dư luận, Bảo hiểm xã hội sẽ cấp lại password trên ứng dụng VssID miễn phí
Chức năng “ Quên mật khẩu” trên ứng dụng bảo hiểm xã hội số – VssID vừa được điều chỉnh tại phiên bản 1.6.3 và Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Việc cấp lại mật khẩu ( password) qua chức năng này là hoàn toàn miễn phí.
Điều chỉnh chức năng “Quên mật khẩu” trên ứng dụng VssID
Tối ngày 10/11, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chính thức có thông báo đến người dùng ứng dụng BHXH số VssID về việc điều chỉnh chức năng “Quên mật khẩu”.
Cơ quan này cho biết chức năng “Quên mật khẩu” trên ứng dụng VssID phiên bản 1.6.3 và Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam đã được điều chỉnh. Theo đó, cá nhân có thể sử dụng chức năng “Quên mật khẩu” xin cấp lại mật khẩu tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, dùng để đăng nhập, sử dụng ứng dụng VssID và Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam. Mã xác thực (OTP) và mật khẩu mới được gửi qua email mà người dùng đã đăng ký.
Thông báo của BHXH Việt Nam nêu rõ: “Việc cấp lại mật khẩu qua chức năng Quên mật khẩu là hoàn toàn miễn phí”.
Triển khai ứng dụng VssID là một bước đi quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của ngành BHXH.
Việc triển khai ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID được đánh giá là bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam, góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách chính sách BHXH, hướng tới đem lại sự hài lòng cho các tổ chức, cá nhân.
Video đang HOT
Được chính thức công bố ngày 16/11/2020 trên nền tảng thiết bị di động Android và iOS, ứng dụng VssID đã cung cấp nhiều tiện ích, thông tin thiết yếu như: theo dõi quá trình tham gia, lịch sử thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế… cho những người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Ứng dụng giúp người dùng dễ dàng tra cứu thông tin về mã số BHXH, cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và các điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình… Đặc biệt, kể từ ngày 1/6, người tham gia bảo hiểm đã được sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID thay thế cho thẻ giấy khi đi khám, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, ứng dụng VssID còn hỗ trợ người dùng giám sát việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động. Đây cũng là một kênh truyền thông trực tiếp về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của Đảng và Nhà nước.
Vì sao BHXH Việt Nam cấp lại mật khẩu qua phương thức nhắn tin đầu số 8079?
Mới đây, BHXH Việt Nam đã triển khai cấp lại mật khẩu đăng nhập ứng dụng VssID qua dịch vụ tin nhắn 8079. Theo đó, từ ngày 20/10, để lấy lại mật khẩu đăng nhập ứng dụng VssID hoặc Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam, người dùng có thể sử dụng dịch vụ tin nhắn với cú pháp tin nhắn “BH MK Mã số BHXH” gửi tới đầu số 8079. Ví dụ như mã số BHXH 1234567xxx cần lấy lại mật khẩu, người dùng soạn tin nhắn gửi tới đầu số 8079 với cú pháp “BH MK 1234567xxx”.
Trường hợp hệ thống kiểm tra số điện thoại gửi tin nhắn đúng mã số BHXH trong nội dung tin nhắn và đã đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, hệ thống sẽ trả về nội dung tin nhắn “Cap lai mat khau thanh cong. Tai khoan: 1234567xxx/Mat khau: 22xx99″.
Tuy nhiên, cách thức cấp lại mật khẩu qua dịch vụ nhắn tin đầu số 8079 với phí dịch vụ trả cho nhà mạng là 1.000 đồng/1 tin nhắn đã gặp phải phản ứng của một số người dùng.
Trong thông tin đăng ngày 5/11 về việc triển khai cấp lại mật khẩu đăng nhập ứng dụng VssID qua dịch vụ tin nhắn 8079 được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử baohiemxahoi.gov.vn, BHXH Việt Nam cho hay, thực tiễn quá trình sử dụng ứng dụng VssID của người dùng cho thấy, nhiều người quên mật khẩu để đăng nhập ứng dụng và sử dụng chức năng “Quên mật khẩu” lấy mật khẩu mới với nội dung tin nhắn Brandname: “Cap lai mat khau thanh cong. Mat khau moi: 279419″.
BHXH Việt Nam cho rằng, do tiện ích này được cung cấp hoàn toàn miễn phí nên đa phần người dùng không có thói quen ghi nhớ mật khẩu, mỗi lần sử dụng thay vì tìm mật khẩu đã được cấp để hoàn tất việc đăng nhập thì lại thao tác quên mật khẩu.
Theo thống kê, tính đến thời điểm 14h00′ ngày 18/10: Số lượng tài khoản VssID đã được phê duyệt là 21.635.070; Số lượng tin nhắn quên mật khẩu (gồm: 1 tin nhắn OTP để xác thực số điện thoại 1 tin nhắn thông báo mật khẩu mới) là 11.366.788 tin nhắn. Như vậy, đã có khoảng gần 5,7 triệu lượt người (tương đương 26% số người có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH) sử dụng chức năng quên mật khẩu.
Đáng chú ý, trong khoảng thời gian từ ngày 29/9/2021 đến 15/10/2021 số người quên mật khẩu là 1.791.924 tăng 200% so với bình quân các tháng trước. Đặc biệt có những người trong 1 tháng báo quên mật khẩu tới hơn 40 lần. Đơn cử, tháng 8/2021 số điện thoại 0327xxx686 quên 43 lần; tháng 9/2021. số điện thoại 0377xxx835 quên 47 lần; tháng 10/2021 số điện thoại 0366xxx286 quên 45 lần…
Do đó, nhằm giảm tải cho hệ thống, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người dùng ứng dụng VssID, việc BHXH Việt Nam triển khai hình thức cấp lại mật khẩu đăng nhập ứng dụng VssID qua phương thức nhắn tin đến đầu số 8079 là giải pháp hữu hiệu.
Ứng dụng chống dịch 'không thể mạnh ai nấy làm'
Một số đại biểu Quốc hội cho rằng ứng dụng phòng chống dịch cần triển khai đồng bộ trên diện rộng, tránh gây khó khăn, bức xúc cho người dân.
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội ngày 9/11, ông Lê Văn Dũng, đại biểu tỉnh Quảng Nam, cho rằng cần áp dụng đồng bộ việc ứng dụng công nghệ trong khai báo y tế, phòng chống dịch để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, đi lại của người dân.
Ông nêu thực trạng ứng dụng công nghệ phòng chống dịch đang được triển khai theo kiểu "mạnh ai nấy làm". Mỗi ngành, mỗi địa phương có một app khai báo, không ai chấp nhận của ai, gây bức xúc cho người dân. "Tôi đề nghị tập trung quyết liệt công tác phòng chống dịch, nhất là các giải pháp thích ứng trong tình hình mới. Các giải pháp phải kịp thời, đồng bộ và hiệu quả, tránh mỗi địa phương làm một kiểu, dẫn tới lúng túng, bị động", ông nói.
Nhiều ứng dụng hỗ trợ phòng chống dịch được xây dựng tại Việt Nam thời gian qua.
Ông Nguyễn Lân Hiếu, đại biểu tỉnh Bình Định, cũng nhận xét "hiệu quả của các giải pháp công nghệ còn khiêm tốn so với tiềm năng của công nghệ thông tin". Theo ông, rào cản của các ứng dụng hiện tại là chưa có sự thống nhất và tường minh trong các quy định, quy trình.
Đại biểu này đề xuất triển khai ứng dụng tin học trong việc phát hiện, theo dõi và điều trị Covid-19 trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, cần có hội đồng nghiệm thu phần mềm trước khi áp dụng.
"Hội đồng nghiệm thu phần mềm, ứng dụng cần có các chuyên gia kinh nghiệm và tâm huyết của ngành y tế, công an, quân đội và những người đang trực tiếp tham gia chống dịch. Sau khi thử nghiệm hoàn chỉnh, cần triển khai đồng bộ trên diện rộng, tránh hiện tượng đầu voi đuôi chuột", ông Hiếu nói.
Ông đề nghị lấy tiêu chí đơn giản và rộng mở trong ứng dụng công nghệ. "Đơn giản là để bất cứ người dân nào có thể sử dụng được, thời gian nạp dữ liệu ngắn nhất. Rộng mở là có thể tích hợp với các phần mềm đã, đang và sẽ triển khai trong tương lai", ông nói.
Thực tế tại Việt Nam trong gần hai năm qua, có hơn 10 ứng dụng phòng chống dịch được đưa lên các kho ứng dụng như Bluezone, VHD, Ncovi, VNeID, chưa tính đến các ứng dụng địa phương như Hue-S, Y tế HCM... Theo một lãnh đạo trong ngành thông tin và truyền thông, con số này lớn nhưng không đồng nghĩa người dùng phải cài tất cả. Trong số đó cũng có một số ứng dụng được các ban ngành, địa phương đưa ra để phục vụ những nghiệp vụ riêng. Người dùng được khuyến nghị cài 2-3 ứng dụng liên quan đến khai báo y tế và tiêm chủng.
Đến cuối tháng 9, ứng dụng PC-Covid ra đời, tích hợp tính năng của hầu hết các ứng dụng trước đó. Trong tháng 10, PC-Covid cũng đã được triển khai tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.
Trong cuộc họp ngày 16/10, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế và Bộ Công an thống nhất PC-Covid là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng chống dịch. Ứng dụng VNeID và Sổ sức khỏe điện tử vẫn được dùng về lâu dài, trong đó VNeID phục vụ định danh, xác thực người dân và do Bộ Công an quản lý, còn Sổ Sức khỏe điện tử - ứng dụng quản lý thông tin sức khỏe của người dân, trong đó có dữ liệu về tiêm chủng - do Bộ Y tế quản lý.
Người trẻ Việt thích hẹn hò qua ứng dụng Hơn nửa số người thuộc lứa tuổi 18-25 tham gia khảo sát của Tinder cho biết đang dùng ứng dụng hẹn hò, phần lớn tìm kiếm một mối quan hệ lâu dài. Khảo sát được Tinder thực hiện từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021 cho thấy, 51% người dùng thế hệ GenZ đang sử dụng các ứng dụng hẹn hò trực tuyến khác...