Trước 31/3: Xử lý xong sai phạm tại các dự án BT, BOT
Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị liên quan đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chỉ đạo, kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Thanh tra Chính phủ về việc xử lý các sai phạm tại các dự án BT, BOT trước ngày 31/3.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chỉ đạo của Thành ủy tại Công văn số 837-CV/TU ngày 31/01/2018 về việc rà soát lại các dự án đang triển khai và chuẩn bị triển khai theo hình thức BT, BOT để đảm bảo thực hiện đúng quy định và không để xảy ra các hạn chế, khuyết điểm như Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra tại Kết luận thanh tra số 1422/KL-TTCP ngày 06/6/2017.
Tại văn bản trên, UBND TP.Hà Nội đặt thời hạn các nội dung kết luận, kiến nghị tại Kết luận số 1422/KL-TTCP ngày 06/6/2017 của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại Văn bản số 6844/VPCP-V.I ngày 03/7/2017 của Văn phòng Chính phủ phải hoàn thành, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/3/2018.
Lãnh đạo Hà Nội cũng yêu cầu, quá trình rà soát lại các dự án phải rút ra bài học kinh nghiệm về các hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra tại kết luận thanh tra; rà soát quy định của pháp luật để thống nhất trình tự, thủ tục các bước thực hiện dự án, nâng cao hiệu quả quản lý đối với công tác quản lý dự án BT, BOT.
Đồng thời, chấn chỉnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phân công cụ thể từng cán bộ tham gia công tác giải quyết thủ tục, quản lý thực hiện dự án tại các sở, ngành, Ban Quản lý dự án chuyên ngành, địa phương có liên quan. Không để xảy ra sai sót, khuyết điểm, thất thoát tài sản Nhà nước tại các dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT.
Hà Nội cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện các nội dung kết luận, kiến nghị, báo cáo UBND Thành phố. Chủ trì cùng các sở, ngành, các đơn vị liên quan triển khai công tác đầu tư theo hình thức BT, BOT theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ phát hiện UBND TP.Hà Nội chưa thực hiện đúng quy định về việc lập, phê duyệt, công bố danh mục các dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT lĩnh vực giao thông và môi trường, giai đoạn 2008 -2012 gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện chủ trương đầu tư, làm giảm hiệu quả đầu tư, giảm tính minh bạch và cạnh tranh công bằng.
Video đang HOT
Tại thời điểm thanh tra, trong số 15 dự án BT nhưng chỉ có 1 dự án được thực hiện theo hình thức đấu thầu, 14 dự án còn lại là chỉ định thầu; TP.Hà Nội cũng không thực hiện đúng quy trình lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định, đánh giá năng lực đối với một số nhà đầu tư không chính xác, thiếu chặt chẽ; thậm chí là đã ký hợp đồng để thực hiện dự án đối với một số nhà đầu tư không đảm bảo năng lực theo quy định.
Các dự án được kiểm tra khi trình xin chủ trương lựa chọn Nhà đầu tư bằng hình thức chỉ định thầu đều có chung lý do cơ bản là “tính cấp bách, cấp thiết”. Tuy nhiên UBND TP. Hà Nội không thực hiện đúng quy trình, quy định và không có tài liệu chứng minh, làm rõ thực trạng, mức độ chính xác của việc cấp bách, cấp thiết khi chỉ định Nhà đầu tư thực hiện các dự án.
Theo kết luận thanh tra, một số nội dung đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán của một số dự án BT đã được UBND TP Hà Nội và các cơ quan trực thuộc thẩm định, phê duyệt chưa chính xác, chưa đúng chế độ quy định làm tăng tổng mức đầu tư dự án ảnh hưởng đến việc tính toán, sắp xếp các phương án giao đất đối ứng để xác định tiền sử dụng đất.
Cụ thể, Dự án đường Lê Đức Thọ – Xuân Phương công tác lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư của dự án này không chính xác làm tăng giá trị hợp đồng lên 19,5 tỷ đồng.
Dự án đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An cũng có sai phạm tương tự làm tăng tổng mức đầu tư lên hơn 12 tỷ đồng; công tác lập, phê duyệt dự toán thiết kế bản vẽ thi công của dự án này chưa chính xác cũng đã khiến cho số tiền tăng thêm 15,9 tỷ đồng.
Dự án nút giao thông Long Biên xảy ra hàng loạt sai phạm trong việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư làm tăng giá trị trên 34 tỷ đồng. Công tác lập, phê duyệt dự toán thiết kế bản vẽ thi công của dự án này chưa chính xác cũng đã khiến cho tăng thêm hơn 4,5 tỷ đồng. Một số vi phạm khác về giải phóng mặt bằng, di dời, tính toán khối lượng dự toán…cũng đã khiến cho dự án đội thêm trên 12 tỷ đồng…
Chính vì vậy Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP.Hà Nội xử lý trách nhiệm của lãnh đạo UBND TP.Hà Nội liên quan đến khuyết điểm, vi phạm trong việc lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện quy trình chỉ định nhà đầu tư; đôn đốc, chỉ đạo, giám sát các đơn vị cấp dưới triển khai, thực hiện hợp đồng và các dự án đối ứng.
Theo Vạn Xuân
BizLive
Thương vụ MobiFone-AVG: Bộ làm những gì tốt nhất để thu hồi tài sản
Sáng nay, trao đổi với Dân Việt xung quanh thông tin AVG và Mobifone cùng thống nhất hủy bỏ thương vụ MobiFone mua lại 95% cổ phần AVG, một lãnh đạo của Bộ Thông tin & Truyền thông chia sẻ ngắn gọn: "Bộ đang làm những gì tốt nhất có thể để thực hiện chỉ đạo của cấp trên, hy vọng thu hồi lại tài sản nhà nước".
Hợp đồng mua cổ phần của MobiFone với AVG đã được hai bên thống nhất hủy bỏ (Ảnh minh họa)
Liên quan tới thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG vào năm 2016, cách đây ít ngày, Ban Bí thư đã giao Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về Kết luận thanh tra, sớm công bố Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.
"Các cơ quan có trách nhiệm khẩn trương xem xét, xử lý vụ việc đảm bảo khách quan, chính xác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước với tinh thần kiên quyết, chặt chẽ, làm rõ đến đâu xử lý đến đó, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật và thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát", Ban Bí thư chỉ đạo.
Tuy nhiên, khá bất ngờ là trong tối 12.3.2018 và sáng 13.3.2018, nhiều cơ quan báo chí đăng tài thông tin, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư về việc xử lý vụ việc Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua cổ phần AVG bảo đảm khách quan, chính xác theo quy định của Đảng và pháp luật nhà nước, thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát, ngày 12.3.2018, với vai trò, trách nhiệm cơ quan chủ quản - đại diện chủ sở hữu của Mobifone, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo và chứng kiến việc Mobifone và cổ đông chuyển nhượng AVG ký biên bản cam kết huỷ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần.
Với tinh thần, điều quan trọng nhất là không để nhà nước có bất kỳ thất thoát hay thiệt hại gì, sau khi bàn bạc, thảo luận Mobifone và các cổ đông chuyển nhượng đã đi tới thống nhất hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần giữa 2 bên; các cổ đông chuyển nhượng sẽ trả lại toàn bộ số tiền bán cổ phần đã được Mobifone thanh toán.
Ngược lại, Mobifone sẽ hoàn trả các cổ đông chuyển nhượng số cổ phần và các tài sản của AVG mà Mobifone đã nhận chuyển nhượng.
Ngoài ra, các cổ đông chuyển nhượng sẽ thanh toán các chi phí liên quan mà Mobifone đã trả cho các đơn vị liên quan tới giao dịch mua cổ phần AVG. Các cổ đông chuyển nhượng đồng ý thanh toán cho Mobifone khoản lãi cho số tiền Mobifone đã thanh toán cho cổ đông chuyển nhượng theo đúng hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Đặc biệt, Mobifone và các cổ đông chuyển nhượng sẽ khẩn trương xem xét và thực hiện các việc cần thiết đảm bảo không bên nào chịu bất kỳ thiệt hại gì cũng như không ảnh hưởng tới nguồn vốn và lợi ích của nhà nước.
Tại cuộc họp, các bên cũng thống nhất thành lập nhóm làm việc để thống nhất chi tiết triển khai các công việc để hoàn thành việc hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng và xử lý các vấn đề liên quan.
Nhằm làm rõ những thông tin nêu trên, PV đã liên hệ với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo Tổng công ty Viễn thông Mobifone.
Song khi trao đổi với Dân Việt xung quanh thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG, một lãnh đạo của Bộ Thông tin & Truyền thông chỉ nói ngắn gọn: "Bộ đang làm những gì tốt nhất có thể để thực hiện chỉ đạo của cấp trên, hy vọng thu hồi lại tài sản nhà nước".
Theo Danviet
Sau kết luận của Ban Bí thư, thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần giữa Mobifone và AVG bị huỷ bỏ Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone) và các cổ đông AVG vừa ký biên bản cam kết huỷ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần sau chỉ đạo của Ban Bí thư về xử lý vụ việc Mobifone nhằm thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát Ngày 12.03.2018, với vai trò, trách nhiệm cơ quan chủ quản - đại diện chủ...