Trước 30/8 phải tháo hết biển báo không phù hợp
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu Cục Quản lý đường bộ I, Sở GTVT Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, trước 30/8 phải tháo dỡ, thay thế các biển báo tải trọng cầu không phù hợp trên các tuyến quốc lộ để đảm bảo giao thông an toàn.
Cụ thể, với Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình: Tổng cục yêu cầu tháo dỡ ngay biển hạn chế tải trọng khai thác của 13 cầu, gồm 8 cầu trên Đ12B và 5 cầu trên quốc lộ 12B, 1 biển hạn chế tải trọng khai thác tại điểm đầu tuyến Đ12B.
Cùng với đó, tiến hành đo đạc kích thước hình học của cầu, đánh giá tình trạng làm việc của các gối cầu so với điều kiện làm việc ban đầu, sửa chữa, thay gối cầu (nếu cần) đối với 3 cầu trên Đ12B là cầu Chiềng, cầu Lạng,cầu Gò Chè. Riêng cầu Lạng, Sở tiến hành kiểm tra đánh giá việc nứt dọc giữa thân mố và tường cánh mố M1 để đề xuất phương án sửa chữa.
Với cầu Ốc, quốc lộ 12B thuộc dự án đầu tư cải tạo nâng cấp quốc lộ 12B nhưng đang làm thủ tục đưa ra khỏi dự án xây dựng cơ bản, hiện nay mặt cầu và khe co giãn hư hỏng nặng, để đảm bảo an toàn giao thông và an toàn công trình, đề nghị Sở GTVT Hòa Bình tổ chức sửa chữa đảm bảo êm thuận và khai thác đồng bộ trên tuyến.
Tổng cục Đường bộ vừa yêu cầu 3 Sở Giao thông vận tải các tỉnh: Ninh Binh, Hòa Bình và Quảng Ninh rà soát các biển báo không phù hợp trên các cây cầu, tháo bỏ trước 30/8. Ảnh: Internet
Tại Sở GTVT tỉnh Ninh Bình: Tổng cục ĐBVN đã yêu cầu tiến hành tháo dỡ ngay biển hạn chế tải trọng khai thác của 10 cầu, gồm 8 cầu trên quốc lộ 12B, 1 cầu trên quốc lộ 12B kéo dài và 1 cầu trên quốc lộ 45 để đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Đối với 2 cầu Yên Thổ và cầu Bút trên quốc lộ 12B kéo dài, hiện nay đang tiến hành sửa chữa cục bộ, đề nghị Sở GTVT Ninh Bình chỉ đạo nhà thầu tạm dừng việc sửa chữa tăng cường cầu cũ bằng chất dẻo có cốt sợi. Sau khi sửa chữa xong, tiến hành kiểm định đánh giá tình trạng làm việc của cầu để cắm biển tải trọng theo quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ.
Đối với cầu Lồng trên quốc lộ 12B kéo dài, đang nằm trong dự án hiện đang triển khai thi công, Tổng cục đề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công cầu trên tuyến tránh để đảm bảo đồng bộ tải trọng trên tuyến.
Tại Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh: Tổng cục yêu cầu tiến hành tháo dỡ ngay biển hạn chế tải trọng khai thác của 7 cầu trên quốc lộ 279.
Tổng cục ĐBVN giao cho Cục QLĐB I chủ trì tiến hành rà soát và dỡ bỏ ngay các biển không hợp lý đối với các cầu còn lại trên tuyến quốc lộ do các Sở GTVT Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh ủy thác quản lý trước ngày 30/8/2014.
Video đang HOT
Đồng thời Tổng cục đề nghị Cục QLĐB I, các Sở GTVT Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh thường xuyên theo dõi kiểm tra đánh giá tình trạng của các cầu trên các quốc lộ được ủy thác về khả năng chịu lực của kết cấu, mức độ hư hỏng công trình, đột biến tải trọng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác để đề xuất thời gian kiểm định và phương án sửa chữa hoặc cắm lại biển theo quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã có văn bản yêu cầu các Cục Quản lý Đường bộ, các Sở GTVT triển khai kiểm tra và tháo bỏ toàn bộ các biển thông tin tốc độ không phù hợp trên hệ thống quốc lộ.
Sở dĩ có điều này là do theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thời gian qua có nhiều biển báo cung cấp thông tin về tốc độ cho người tham gia giao thông như, thông tin khi đi qua khu đông dân cư và thông tin đường ngoài khu dân cư đã ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông, gây hiểu nhầm cho lái xe và người đi đường khi qua các khu vực này.
Trong khi đó, Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ Giao thông vận tải có quy định rõ tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ. Bên cạnh đó, lái xe cũng đã được phổ biến các quy định về tốc độ trong quá trình đào tạo, cấp giấy phép lái xe.
Do đó, để tạo điều kiện thông thoáng tầm nhìn của người lái xe, đảm bảo khả năng lưu thông, hạn chế những tác động, dễ gây nhầm lẫn của người lái xe, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Cục Quản lý Đường bộ, các Sở GTVT kiểm tra và tháo bỏ toàn bộ các biển thông tin tốc độ không phù hợp trên hệ thống quốc lộ.
Theo_VnMedia
Mỹ sẽ bán tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm Harpoon cho Ấn Độ
Ngày 1/7/2014 chính quyền Mỹ cho biết nước này sẽ bán tên lửa chống hạm phiên bản phóng từ tàu ngầm Harpoon cho Ấn Độ.
Tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo (phiên bản phóng từ tàu ngầm).
Tuyên bố này được đưa ra trong một thông cáo báo chí được Cơ quan hợp tác An ninh phòng thủ Mỹ (DSCA) công bố hôm thứ Ba đầu tuần này.
Thông báo nêu rõ: "Cơ quan hợp tác An ninh phòng thủ đã quyết định chấp thuận đề xuất bán vũ khí quân sự cho Âns Độ, trong số này có các tên lửa chống hạm phiên bản phóng từ tàu ngầm UGM-84L Harpoon và các trang thiết bị đi kèm cùng gói hỗ trợ về hậu cần và huấn luyện. Trị giá của thỏa thuận khoảng 200 triệu USD".
Tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo bắn trúng mục tiêu trong thử nghiệm diệt khu trục hạm.
DSCA nói thêm rằng họ đã gửi một bản chứng nhận chuyển giao lên Quốc Hội Mỹ vào ngày 1/7/2014.
Tên lửa chống hạm Harpoon trang bị trên tàu ngầm của Canada.
DSCA cho biết chính quyền Ấn Độ đã yêu cầu chính phủ Mỹ bán cho nước này 12 tên lửa chống hạm 12 UGM-84L Harpoon Block II, 10 quả UTM-84L Harpoon (tên lửa huấn luyện), 2 phương tiện huấn luyện phóng tên lửa Harpoon, 1 số container, thiết bị sửa chữa, thay thế, tài liệu hướng dẫn và thông tin dữ liệu...
Tên lửa Harpoon phiên bản lắp trên máy bay tuần thám biển.
Thông cáo báo chí của DSCA nói rõ rằng Hải quân Ấn Độ sẽ sử dụng các tên lửa Harpoon mua của Mỹ để trang bị cho các tàu ngầm lớp Shishumar (Type-209). Trước đó Hải quân nước này cũng đã trang bị các tên lửa chống hạm Harpoon phiên bản trên không dành cho các máy bay tuần tra biển P-8i cũng như chiến đấu cơ Jaguar.
DCSA cho biết việc bán tên lửa Harpoon cho Ấn Độ sẽ giúp nước này tăng cường sức mạnh phòng thủ nhưng sẽ không làm mất cân bằng sức mạnh quân sự trong khu vực.
Trong những năm gần đây Mỹ đã xúc tiến các kế hoạch và hợp đồng bán vũ khí cho quân đội Ấn Độ.
Andrew Shapiro - cựu thứ trưởng quốc phòng phụ trách vấn đề chính trị - quân sự của Mỹ.
Đầu năm 2013, Andrew Shapiro - cựu thứ trưởng quốc phòng phụ trách vấn đề chính trị - quân sự của Mỹ cho biết giao dịch mua bán vũ khí của Mỹ đối với Ấn Độ tăng từ số không vào năm 2008 lên con số không ngờ là 8 tỷ USD.
Theo một báo cáo khác của tạp chí quốc phòng, tình báo Anh IHS Jane's, năm 2013,
Ấn Độ trở thành khách hàng mua sắm nhiều vũ khí với giá trị lớn nhất của Mỹ với tổng giá trị 1,9 tỷ USD trong đó sắm từ Mỹ máy bay vận tải chiến lược C-17A, máy bay tuần thám biển P-8I.
Năm 2013 cũng là năm cột mốc chứng kiến Mỹ đã thay thế Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho quân đội Ấn Độ.
Trong quá khứ, hợp tác mua bán sản phẩm quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề bởi Washington miễn cưỡng chưa muốn chuyển giao các loại công nghệ nhạy cảm cho Ấn Độ.
Chính New Delhi trước đây cũng chưa tin cậy lắm vào khả năng sẵn sàng hay nói khác là mong muốn cung cấp các trang bị thay thế và chế độ bảo dưỡng cho các loại vũ khí, khí tài Ấn Độ mua của Mỹ.
Chắc chắn kế hoạch bán tên lửa Harpoon phiên bản phóng từ tàu ngầm của Mỹ cho Ấn Độ sẽ làm cho giới học giả, phân tích quân sự diều hâu của Trung Quốc đứng ngồi không yên, chúng ta có lẽ sẽ tiếp tục chứng kiến những ý kiến bàn luận của họ bởi đối với Trung Quốc, không bao giờ Bắc Kinh muốn để Ấn Độ vượt qua mình.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Những trận khai hỏa khủng khiếp của tên lửa chống hạm Ngày 21/10/1967, 4 quả tên lửa chống hạm P-15 Termit phóng từ các tàu tên lửa Projekt 183R Komar của Ai Cập đã đánh đắm tàu khu trục INS Eilat của Hải quân Israel. Đây là lần đầu tiên sử dụng thực chiến thành công tên lửa hành trình chống hạm trong lịch sử hải quân thế giới, đánh dấu một cuộc cách...