Trung ương xem xét nhân sự nhiệm kỳ mới
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu một số ý kiến có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để Trung ương thảo luận, xem xét, quyết định
Sáng nay (2/5), Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu một số ý kiến có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để Trung ương thảo luận, xem xét, quyết định.
Thứ nhất, về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, các đồng chí Ủy viên Trung ương cần tập trung thảo luận, đánh giá toàn diện các vấn đề liên quan đến việc quán triệt và tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, chỉ ra mặt được và mặt chưa được, phân tích nguyên nhân, đề xuất các quan điểm, chủ trương và biện pháp khắc phục những hạn chê, yêu kém.
Chú ý làm rõ, vì sao ở một số nơi vai trò lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức đảng chưa được phát huy đây đủ; hiêu lực, hiêu quả quản lý nhà nước châm được nâng cao; việc đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội chưa mạnh, tình trạng “hành chính hoá” chậm được khắc phục ? Vì sao cải cách hành chính chưa đạt được kêt quả mong muôn; bô máy tô chức và tông biên chê vân tiếp tục phình to, nhât là ở câp tông cục, các đơn vị trực thuôc bô và chính quyên cơ sở…
Thứ hai, về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Trong nhiều năm qua, nhất là từ khi ban hành Nghị quyết Trung ương 8b (khoá VI), công tác quần chúng của Đảng tiếp tục được đổi mới, góp phần làm nên những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Video đang HOT
Nhận thức rõ những khó khăn, thách thức, thấy hết những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, chúng ta cần xác định đúng mục tiêu, yêu câu, quan điêm, tư tưởng chỉ đạo và nhiêm vụ, giải pháp để đôi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đôi với công tác dân vân trong tình hình mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 7 (khoá XI). Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Thứ ba, về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí Ủy viên Trung ương bám sát Cương lĩnh của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Hôi nghị Trung ương 2 và Hôi nghị Trung ương 5 vê sửa đôi Hiên pháp năm 1992, nghiên cứu thật kỹ, thảo luận thật sâu các nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu và bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà Ủy ban sửa đổi Hiến pháp trình, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng. Tinh thần chung là phải chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý; kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước ta, tiêp tục khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp công-nông và đội ngũ trí thức; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triên nên kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…
Đồng thời, tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm và có sự thống nhất cao. Đôi với những vấn đê mới hoặc còn nhiều ý kiến khác nhau, Trung ương cần xem xét, trao đôi thât kỹ đê có phương án tiếp thu, giải trình phù hợp.
Thứ tư, về sơ kêt 1 năm thực hiên Nghị quyêt Trung ương 4 vê xây dựng Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” là một Nghị quyết rất quan trọng, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đặc biệt quan tâm và theo dõi, ngay từ khi Nghị quyết mới được ban hành cũng như trong suốt quá trình triển khai thực hiện.
Sau hơn 1 năm thực hiện, chúng ta cần sơ kết để kịp thời rút kinh nghiệm và có những nhận định, đánh giá thống nhất, tạo sự đồng thuận cao, làm cơ sở cho việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết này.
Các đại biểu dự Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI). Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Thứ năm, về xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, thời gian qua, Bộ Chính trị đã sớm chỉ đạo triển khai việc xây dựng Đề án quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
Sau khi được Hội nghị Trung ương 6 (khoá XI) thông qua Đề án, Bộ Chính trị đã khẩn trương chuẩn bị để trình Hội nghị Trung ương lần này cho ý kiến về dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Với tinh thần trách nhiệm cao, các đồng chí Ủy viên Trung ương đã tích cực tham gia phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch. Tổng hợp kết quả phát hiện, giới thiệu, bước đầu cho thấy nguồn cán bộ khá dồi dào về số lượng, có đủ 3 độ tuổi cho các chức danh, trong đó có khá nhiều cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Bộ Chính trị đã xem xét, thảo luận và có ý kiến sơ bộ về chức danh nhân sự dự kiến đưa vào Quy hoạch nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Tại Hội nghị này, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp lựa chọn nhân sự đưa vào quy hoạch; về số lượng cho mỗi chức danh; về cơ cấu độ tuổi, giới tính, thành phần xuất thân và phương án nhân sự cụ thể đưa vào quy hoạch, sau đó giao cho Bộ Chính trị căn cứ ý kiến của Trung ương cân nhắc, quyết định chính thức.
Thứ sáu, về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, nhiệm vụ đặt ra tại Hội nghị Trung ương lần này là phải bàn bạc thấu đáo để có những chủ trương, phương hướng đúng đắn, kịp thời chỉ đạo thực hiện có kết quả lĩnh vực này, nhằm quán triệt, cụ thể hoá quan điểm phát triển bền vững của Đại hội XI, thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 cũng như lâu dài của đất nước.
“Các đồng chí Ủy viên Trung ương cần thảo luận, đánh giá thật khách quan, khoa học tình hình biến đổi khí hậu, tài nguyên, môi trường và công tác ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta trong thời gian qua nhất là tình trạng nước biển dâng, ngập lụt, triều cường, xâm nhập mặn; phòng tránh, giảm nhẹ tác hại của thiên tai, bão lũ, hạn hán; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản, tìm kiếm, phát triển các nguồn mới thay thế; phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học…”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Cuối cùng, nhấn mạnh những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này đều là những vấn đề rất khó, phức tạp nhưng rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, không chỉ trong nhiệm kỳ này mà cho cả các nhiệm kỳ tiếp theo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Hội nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Theo chương trình, Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 2-11/5/2013.
Theo 24h
Kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà Nội Điện Biên Phủ trên không": Trận quyết chiến lịch sử
"Chiến thắng B.52 trên bầu trời thủ đô Hà Nội đã trở thành trận quyết chiến lịch sử, thật sự là một "Điện Biên Phủ trên không" - Thượng tướng Nguyễn Thành Cung - Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo tại hội thảo cấp nhà nước về "Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" - Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam" ngày 28.11 tại Hà Nội - đã nhấn mạnh như vậy trong bài phát biểu của mình.
Dân Mỹ nghi ngờ sức khỏe tinh thần của tổng thống
Phát biểu tham luận tại hội nghị, ông Hà Đăng (nguyên là người phát ngôn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại hội nghị 4 bên ở Hội nghị Paris, nguyên UVT.Ư Đảng, Trưởng ban TTVH T.Ư) cho biết: Sau khi ký kết dự thảo hiệp định cho việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 20.10.1972, dự thảo này đáp ứng được những đòi hỏi cơ bản của ta. Nhưng sau khi tái cử Tổng thống Mỹ, R.Nixon đã lật lọng đòi thay đổi cơ bản những điều đã ký kết.
Ngày 16.12, cố vấn H.Kissinger đột nhiên họp báo và đổ lỗi cho phía ta kéo dài đàm phán. Ngày 18.12, khi cố vấn Lê Đức Thọ vừa từ sân bay Gia Lâm về đến nhà, máy bay chiến lược B.52 của Mỹ đã ầm ầm giội bom xuống Hà Nội. Còn kết cục, cả thế giới đã biết...
Báo chí Mỹ hồi đó viết: "Hàng triệu người Mỹ cúi đầu vì xấu hổ và nghi ngờ sức khỏe tinh thần của tổng thống". Và rằng: "Đây là một hành động khủng bố vô đạo, hoen ố uy danh nước Mỹ. Rằng các cuộc ném bom này là kiểu chiến tranh nổi khùng, tổng thống là một bạo chúa lên cơn điên".
Ông Hà Đăng cho biết thêm, trong hồi ký của mình, H.Kissinger kể lại, trước khi trở lại Paris để nối lại đàm phán, ông ta đã được "Tổng thống R.Nixon nhấn mạnh, tôi phải chấp nhận một giải pháp dù điều kiện đối phương nêu ra như thế nào đi nữa".
Và cuối cùng, hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết vào ngày 27.1.1973. Nội dung này không khác mấy so với hiệp định ký tháng 10.1972.
Tên lửa, không quân của ta gặp không ít khó khăn, nhưng...
Tham luận của Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt (nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261, Sư đoàn 361) đề cập thẳng những khó khăn ban đầu: Đó là tại sao ta đánh không thắng, bắn không trúng, không rơi, B.52 vào đánh cũng không rơi được chiếc nào?
Sau khi rút kinh nghiệm, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cho biết: Con người sử dụng thành thục rồi, đòi hỏi thế bố trí phải vững chắc, liên hoàn; trên một đường bay địch vào có nhiều tiểu đoàn cùng đánh vào một điểm, một đoạn đường bay. Như vậy lực lượng ta tuy ít hóa nhiều. Đây là nghệ thuật bố trí đội hình chiến đấu của chiến dịch phòng không năm 1972. Và kết quả, bộ đội tên lửa phòng không trong chiến dịch này đã đánh 192 trận, sử dụng 334 quả đạn, tiêu diệt 36/81 máy bay các loại trong đó có 29 máy bay B.52 (98,5%).
Nói về binh chủng không quân, Trung tướng - TS Phương Minh Hòa (UV Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân) đã không né tránh những khó khăn, mất mát: Trong 12 ngày đêm đánh B.52, ngoài những khó khăn bị tiêm kích địch khống chế, uy hiếp nhiều tầng, nhiều lớp thì những điều kiện phức tạp trong quá trình cất, hạ cánh cũng gây cho phi công không ít căng thẳng về tâm lý, đó là: Trực chiến dưới tầm bom đạn của các loại máy bay cường kích kể cả B.52. Cất, hạ cánh trong điều kiện ban đêm, đường băng ngắn, hẹp hoặc đã bị đánh phá, thiếu đèn chiếu sáng, không có chỉ huy... (Trong 12 ngày đêm chúng ta mất 6 máy bay, trong đó 4 chiếc bị hỏng là do hạ cánh).
Trong điều kiện địch tìm mọi cách để tiêu diệt không quân, chúng ta đã nêu cao ý chí quyết tâm, vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh để tồn tại và phát triển, từng bước đánh bại kẻ thù. Đường băng bị đánh hỏng thì "ta sửa, ta bay" hoặc cất cánh từ đường lăn; sân bay chính bị bom, bị khống chế thì xuất kích từ sân bay dự bị,...
Qua nhiều lần rút kinh nghiệm, khi tiếp cận B.52 ta đã nghiên cứu, áp dụng và phát triển các hình thức chiến thuật từ "bay thấp, kéo cao" đến "bay cao, tiếp cận nhanh" rất có hiệu quả và đã thành công trong 2 trận bắn rơi liên tiếp 2 chiếc B.52 trong 2 đêm 27 - 28.12.1972 của đồng chí Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều.
Xuất xứ của thành ngữ: "Hà Nội - Điện Biên phủ trên không"
"Khi còn ở Hội nghị Paris, đọc thấy báo chí nước ngoài thường nói cụm từ "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", chúng tôi rất tự hào, thích thú. Sau này chúng tôi mới biết, tại căn hầm trú ẩn của Báo Nhân Dân ở 71 Hàng Trống, nhà báo Thép Mới - Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân đã sáng tạo nên. Cụ thể, sau đêm chiến thắng rực rỡ 26.12.1972, báo Nhân Dân ngày 28 đã ra lời kêu gọi bạn đọc viết cho mục "Viết tại chỗ về Hà Nội - Điện Biên Phủ". Sau đó được phát triển thành "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". (phát biểu của ông Hà Đăng)
Theo laodong
Tầm nhìn đổi mới của nhà lãnh đạo tài năng Võ Văn Kiệt Ông Sáu Dân - bí danh của đồng chí Võ Văn Kiệt, sau này nhân dân vẫn hay gọi ông một cách thân mật và trìu mến như vậy. Gần dân, hiểu dân và trọng dân. Điều đó tạo cho ông niềm tin và dũng khí để ông trở thành "tướng xé rào". Đồng chí Võ Văn Kiệt (tên thật là Phan Văn...