Trung ương thông qua danh sách ứng cử viên Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã giao Bộ Chính trị tiếp tục chuẩn bị nhân sự đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 11 quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11
Chiều 21/12, hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đã kết thúc sau 8 ngày làm việc khẩn trương. Thông báo của hội nghị nêu rõ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận dân chủ, cân nhắc kỹ lưỡng, thông qua danh sách ứng cử ủy viên chính thức và ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng xem xét, quyết định.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã thảo luận dân chủ, cân nhắc kỹ lưỡng, thông qua danh sách cán bộ đủ điều kiện, trong độ tuổi được nhất trí giới thiệu ứng cử ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 12. Bộ Chính trị được giao nhiệm vụ tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 11 quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, trình hội nghị Trung ương 14 xem xét, quyết định.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận và thông qua dự kiến nội dung và chương trình làm việc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng trình Đại hội xem xét, quyết định. Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 từ ngày 20/1 đến ngày 28/1/2016 tại Hà Nội, trong đó phiên trù bị tổ chức vào ngày 20/1, khai mạc vào ngày 21/1.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Trung ương đã tập trung thảo luận, góp ý cụ thể và thống nhất cao thông qua các văn kiện trình Đại hội 12 của Đảng. Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, văn kiện đã bổ sung, xác định rõ hơn sự cần thiết và định hướng đổi mới về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế cả về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động.
Video đang HOT
Văn kiện của Trung ương Đảng khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của việc ban hành và kiên trì thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 về xây dựng Đảng; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Văn kiện cũng nêu rõ nhiệm vụ phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương.
Về kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa 11, Tổng bí thư cho rằng nhiệm kỳ qua, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra các quyết sách đúng, phù hợp, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt được nhiều thành quả to lớn, toàn diện.
Tuy nhiên, Tổng bí thư cũng chỉ rõ những mặt còn hạn chế. Công tác dự báo, hoạch định và lãnh đạo tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng vẫn còn bất cập. Kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc; tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện.
“Việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đạt yêu cầu đề ra. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa có nhiều chuyển biến mạnh. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp có mặt chưa tiến bộ rõ rệt,..”, Tổng bí thư nêu rõ và khẳng định Trung ương đã nghiêm túc rút ra một số bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện tốt hơn trong thời gian tới
Theo NTD
Quy trình bầu Bộ Chính trị như thế nào?
Nhiều bạn đọc quan tâm và muốn biết quy trình bầu Bộ Chính trị như thế nào. Dưới đây là câu trả lời về quy trình bầu Bộ Chính trị được đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quy trình bầu Bộ Chính trị:
Theo quy định tại Điều 25, Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương, việc bầu Bộ Chính trị được thực hiện như sau:
1Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư khóa trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị.
Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khóa trước không thể làm triệu tập viên thì Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên.
Ảnh minh họa
2Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Bộ Chính trị cần bầu.
3Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Bộ Chính trị.
4Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Bộ Chính trị.
5Tiến hành ứng cử, đề cử.
6Họp tổ để thảo luận.
7Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
8Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Bộ Chính trị.
9Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Theo NTD
VBF 2015: Quan ngại về tiến độ cổ phần hóa Chuẩn bị một bản báo cáo khá công phu, với danh sách một loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng chuẩn bị được cổ phần hóa, Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng (VBF) đã gửi tới Chính phủ Việt Nam lời quan ngại về tiến độ cổ phần hóa trong lĩnh vực này, bao gồm cả số lượng và...