Trung ương thảo luận về 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước
Hội nghị Trung ương 11 khai mạc 7/10 dưới sự chủ trì của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều hành.
Văn phòng Trung ương Đảng chiều 7/10 phát đi thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
Hội nghị Trung ương 11 khai mạc sáng nay tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Buổi sáng, Hội nghị họp phiên khai mạc tại hội trường dưới sự điều hành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Các đại biểu dự Hội nghị Trung ương 11. Ảnh: Đoàn Bắc.
Trước khi Tổng bí thư, Chủ tịch nước phát biểu khai mạc, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã báo cáo, xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chương trình hội nghị. Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng các đại biểu về tổ nghiên cứu tài liệu.
Video đang HOT
Trong phiên làm việc buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng các đại biểu làm việc tại tổ, thảo luận về dự thảo Báo cáo chính trị và dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Hội nghị Trung ương 11 sẽ diễn ra trong 7 ngày từ ngày 7 đến 13/9.
Tại đây, Trung ương thảo luận, cho ý kiến một bước về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2020; và một số vấn đề quan trọng khác.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11. Ảnh: Đoàn Bắc.
Nhắc đến tình hình kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019-2020 trong bài phát biểu khai mạc, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghịTrung ương xem xét, phân tích thật kỹ thực tế tình hình của các ngành, lĩnh vực và địa phương để thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện.
Cùng với đó, chỉ rõ những kết quả, thành tích nổi bật đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân.
Đặc biệt, người đứng đầu Đảng, Nhà nước yêu cầu phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua.
Đồng thời, chú ý đến những chính sách, biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém còn tồn tại, đặc biệt là trong giải ngân vốn đầu tư công và triển khai xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng; đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công…
Nhấn mạnh năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ khoá XII và là năm sẽ diễn ra đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc khoá XIII của Đảng, Tổng bí thư đánh giá Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm 2019 – 2020 cũng như cả nhiệm kỳ.
Theo New zing.vn
Hôm nay, khai mạc Hội nghị Trung ương 11
Hôm nay (ngày 7/10), Hội nghị Trung ương 11 chính thức khai mạc. Dự kiến, trong một tuần làm việc, Trung ương thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, nhất là các dự thảo văn kiện chuẩn bị cho Đại hội Đảng XIII.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Cụ thể: Dự thảo Báo cáo Chính trị và Dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, bổ sung, phát triển năm 2011, (Cương lĩnh 2011); Dự thảo Báo cáo về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển 5 năm 2021 - 2025...
Trước đó, ngày 6/9, chủ trì cuộc họp của Tiểu ban, cho ý kiến góp ý vào Dự thảo Báo cáo Chính trị và Dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, bổ sung, phát triển năm 2011, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý, không chỉ đánh giá 5 năm mà phải nhìn lại hơn 30 năm đổi mới, bám sát các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XII đã nêu và đối chiếu với Cương lĩnh 2011.
Việc đánh giá phải mang tính tổng kết, xem nhiệm kỳ này dấu ấn nổi bật là gì; tồn tại, hạn chế là gì; cô đọng, sát thực tế, tập trung vào những nét lớn, không theo lối mòn. Nhìn lại nhiệm kỳ này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, đoàn kết thống nhất nội bộ rất tốt, lòng dân tin tưởng; đó chính là bài học kinh nghiệm quý.
VĂN KIÊN
Theo TPO
Nêu gương từ Trung ương Không còn bàn cãi gì thêm nữa, việc học Bác muốn hiệu quả phải xuất phát từ chính sự nêu gương của cán bộ. Người giữ vị trí công tác càng cao, càng phải thực sự nêu gương, bởi lẽ "một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền" như Bác Hồ từng răn dạy. Hội nghị...