Trung ương kết luận Trần Văn Vót không bị oan
Từ kết quả thẩm định, xác minh, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương kết luận: các căn cứ mà tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm áp dụng để kết tội Trần Văn Vót và Trần Ngọc Thanh về tội “Giết người” là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan.
Liên quan đến vụ Trần Văn Vót (SN 1932, ở xã Phú Phúc, Lý Nhân, Hà Nam) kêu oan suốt hơn 20 năm qua, ngày 19/10, TAND tối cao đã tổ chức họp báo công bố thông tin kết quả thẩm định, xác minh vụ việc.
Ông Lương Hồng Minh – Vụ trưởng Vụ Giám đốc kiểm tra án Hình sự – Hành chính (TAND tối cao) – cung cấp thông tin về vụ Trần Văn Vót kêu oan.
Theo nội dung vụ án, Trần Văn Vót bị tòa sơ thẩm tuyên án chung thân cho 4 tội “Giết người”, “Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội”, “Tàng trữ vũ khí trái phép” và “Gây rối trật tự công cộng”. Bị cáo Trần Ngọc Thanh (SN 1974, người xã Phú Phúc) bị tuyên phạt 15 năm tù về tội “Giết người”.
Bản án phúc thẩm đã thay đổi tội danh và giảm hình phạt cho Trần Văn Vót từ tội “Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội” sang tội “Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”; giữ nguyên hình phạt và các tội danh khác đối với Vót.
Video đang HOT
Ông Trần Văn Vót tại trại giam (ảnh gia đình cung cấp)
Sau đó, TAND tối cao và các cơ quan chức năng nhận được nhiều đơn thư khiếu nại, kiến nghị của gia đình hai bị cáo và cả gia đình bị hại, cho rằng việc điều tra vụ án không khách quan, dẫn đến việc kết tội oan cho Trần Văn Vót và Trần Ngọc Thanh.
Quá trình thẩm định, xác minh, ngày 31/7/2015, cuộc họp liên ngành Trung ương do Phó Chánh án Nguyễn Sơn chủ trì với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương và đại diện các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an và Viện KSND tối cao đã thống nhất thành lập Tổ chuyên viên liên ngành để nghiên cứu lại vụ án, xác minh các vấn đề liên quan.
Tổ chuyên viên liên ngành đã nghiên cứu các tài liệu của hồ sơ vụ án; nghiên cứu những vấn đề kiến nghị của GS.TS Nguyễn Lân Dũng, nội dung các đơn khiếu nại do các Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, Phùng Đức Tiến chuyển, khiếu nại của người đại diện hợp pháp của người bị hại và nội dung các cơ quan báo chí nêu.
Đồng thời, Tổ chuyên viên liên ngành trực tiếp quan sát hiện trường; làm việc với những cán bộ có mặt tại hiện trường lúc lựu đạn nổ và cán bộ trực tiếp điều tra vụ án; làm việc với những người được phỏng vấn cung cấp thông tin trên báo đài, người liên quan đến vụ án; làm việc với các lãnh đạo của Trung đoàn 139 Bộ Tư lệnh thông tin; làm việc với Trần Văn Vót, Trần Ngọc Thanh, Trần Xuân Đạt và với các phóng viên đưa tin về vụ việc này.
Từ kết quả tổng hợp các vấn đề đã được thẩm định, xác minh, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương kết luận: các căn cứ mà tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm áp dụng để kết tội Trần Văn Vót và Trần Ngọc Thanh về tội “Giết người” là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Hôm nay, công bố thông tin vụ ông Trần Văn Vót kêu oan
Sáng nay, 19/10, TAND Tối cao sẽ tổ chức công bố thông tin về vụ án ông Trần Văn Vót (SN 1949, trú tại xã Phú Phúc, Lý Nhân, Hà Nam), người đã kêu oan suốt 23 năm qua.
Theo hồ sơ vụ án, trong quá trình xảy ra tranh chấp đất đai giữa 2 miền Thanh Nga và Nhân Phúc (xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, Hà Nam), một quả lựu đạn đã phát nổ làm một người chết (nạn nhân là anh Trần Hoa Việt) và 21 người bị thương vào ngày 29/11/1992.
Ông Trần Văn Vót tại trại giam (ảnh gia đình cung cấp)
Quá trình điều tra, xét xử, các cơ quan tố tụng đã tuyên phạt bị cáo Trần Văn Vót tù chung thân cho 4 tội "Giết người", "Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội", "Tàng trữ vũ khí trái phép" và "Gây rối trật tự công cộng". Bị cáo Trần Ngọc Thanh (SN 1974, người xã Phú Phúc) bị tuyên phạt 15 năm tù về tội "Giết người".
Sau khi tòa tuyên án, ông Trần Văn Điền (SN 1932, bố nạn nhân Trần Hoa Việt) đã ròng rã làm đơn đi khắp các cơ quan chức năng kêu oan cho 2 người bị kết án "giết" con mình.
Rất nhiều người dân địa phương khẳng định hôm xảy ra sự việc ông Thanh và ông Vót đều có bằng chứng ngoại phạm. Cụ thể, lúc vụ nổ xảy ra, nhiều người gặp ông Thanh trên đường đi bốc đất thuê về, địa điểm gặp ông Thanh cách hiện trường vụ việc khoảng 1 km. Còn ông Vót lúc xảy ra sự việc đang ngồi uống nước ở nhà hàng xóm, nghe tiếng nổ ngoài bãi, ông Vót mới chạy ra ngoài.
GS Nguyễn Lân Dũng (nguyên đại biểu Quốc hội), đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cũng như Bộ Quốc Phòng, Văn phòng Chính phủ đều có ý kiến đề nghị Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao cần sớm kiểm tra xem xét lại vụ án này để tránh kết tội oan cho ông Vót.
Trước mắt cần giải quyết cho ông Vót tại ngoại vì ông đã bị giam đến 24 năm. Ông Vót cũng là cựu chiến binh, có huân huy chương trong chiến đấu, sức khỏe hiện nay rất yếu.
Mới đây nhất, ngày 25/7/2016, Bộ Quốc phòng đã chuyển đơn khiếu nại của ông Trần Văn Điền đến Viện KSND Tối cao và TAND Tối cao để xem xét theo thẩm quyền. Lá đơn đề nghị hai cơ quan này kháng nghị tái thẩm vụ án và minh oan cho ông Trần Văn Vót và ông Trần Ngọc Thanh. Trước mắt cần kiến nghị Bộ Công an cho ông Vót tạm thời được về nhà để chữa bệnh.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
TAND Tối cao vào cuộc vụ nam sinh lớp 11 bị kết tội "Cướp tài sản" kêu oan Trao đổi với PV Dân trí chiều 12/10, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn cho biết, TAND Tối cao đã yêu cầu TAND tỉnh Hà Tỉnh báo cáo về vụ án em Lê Văn Khánh (học sinh Trường THPT Hàm Nghi, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) bị kết án 18 tháng tù vì tội "Cướp tài sản" đang thu hút sự...