Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam làm việc tại Phú Tân
Chiều 14-10, đoàn công tác Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đến huyện Phú Tân kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học, do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Đoàn công tác Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tặng quà cho 10 nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện
Hiện, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Phú Tân quản lý 43 nạn nhân nhiễm chất độc hóa học. Trong đó, số người tham gia hoạt động kháng chiến được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước là 31 trường hợp, ngoài nhân dân là 12 người.
Từ năm 2016 đến nay, Huyện hội đã vận động trên 310 triệu đồng. Qua đó, đã chi trên 206 triệu đồng, để chăm sóc, hỗ trợ gia đình nạn nhân da cam về nhà ở; tặng quà dịp Tết; hỗ trợ vay không tính lãi thời gian 5 năm; trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho 3 gia đình nạn nhân chất độc da cam hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…
Ngoài ra, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện còn trợ cấp hàng tháng cho nạn nhân da cam bị khuyết tật từ 405.000 – 675.000 đồng/người/tháng. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện đồng thời ký kết liên tịch, phối hợp các đoàn thể, ban ngành huyện nhằm chăm lo, giúp đỡ tốt hơn cho nạn nhân da cam…
Video đang HOT
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam ghi nhận những mặt tích cực của huyện Phú Tân đã thực hiện trong hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Trong đó, nổi bật là công tác tuyên truyền, thực hiện những chính sách của nhà nước các cho nạn nhân. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh đề nghị huyện tiếp tục nêu cao trách nhiệm, huy động các nguồn lực để nạn nhân chất độc da cam được hưởng nhiều quyền lợi hơn.
MỸ HẠNH
Theo AGO
Đôi vợ chồng chở lúa thuê suýt bỏ mạng vì cái "bẫy" trên sông Cổ Chiên
Trưa 12-10, các cơ quan chức năng huyện Mang Thít (Vĩnh Long) đang có mặt tại hiện trường để trục vớt chiếc ghe chở hơn 26 tấn lúa bị chìm trên sông Cổ Chiên (đoạn ấp An Hương 2, xã Mỹ An, huyện Mang Thít).
Ông Trần Văn Minh Hiền (48 tuổi; ngụ xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), bàng hoàng kể: "Khoảng 3 giờ sáng 12-10, tôi điều khiển chiếc ghe chở hơn 26 tấn lúa từ hướng từ Trà Vinh về Đồng Tháp. Khi đến địa điểm trên, do đêm tối và không thấy biển báo gì nên tôi cho ghe chạy bình thường thì bất ngờ bị vướng vào cọc dừa ngầm (hàng trăm cây cọc được đóng thành 2 hàng ra gần giữa sông Cổ Chiên) khiến chiếc ghe từ từ bị nghiêng và vô nước. Lúc này trên ghe chỉ có hai vợ chồng tôi nên tri hô những người đi câu, đánh cá đến cứu giúp, đưa vào bờ an toàn".
Hiện trường chiếc ghe chở 26 tấn lúa bị chìm
Cũng theo ông Hiền, vợ chồng ông chở thuê lúa cho các doanh nghiệp ở Đồng Tháp nên khi bị sự cố này, ông không biết sẽ xử lý ra sao.
Khi thủy triều xuống thấp, các cọc dừa lố nhố nổi nên như một cái "bẫy"
Theo người dân nơi đây, khoảng mấy tháng nay, tại đoạn sông Cổ Chiên giáp với ngã ba sông Cái Lóc (thuộc ấp An Hương 1 và 2 của xã Mỹ An) có doanh nghiệp nào đó cho máy đến đóng hàng trăm cọc dừa lố nhố gần giữa sông như một cái "bẫy" giữa dòng nước. Nguy hiểm là vậy nhưng chỉ có vài cái bao nilon treo lên để làm "biển báo" nhưng do gió thổi đã rách nát, rất nguy hiểm mỗi khi trời tối hay mưa giông.
Bãi cọc ngầm có biển báo bằng vài cái bao nilon
Ông Lê Văn Mười (ngụ ấp An Hương 2, xã Mỹ An), cho biết bãi cọc dừa ngoài sông rất nguy hiểm, nó như cái "bẫy" người tham gia giao thông đường thủy.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
HUY TUẤN
Theo nld.com.vn
Sóc Trăng quan tâm chăm lo cho đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng là tỉnh nằm trong khu vực ĐBSCL với dân số trên 1,3 triệu người, chủ yếu với 3 dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống; trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,71%, dân tộc Hoa chiếm 5,02%. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh luôn quan tâm đến việc tăng cường...