Trung ương, địa phương đều có công chức “cắp ô”!
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, dù là khu vực công hay tư luôn có người làm việc tốt, người làm việc không tốt, tuy nhiên mức độ bao nhiêu tùy thuộc từng cơ quan, còn con số 30% chỉ là võ đoán.
Ngày 9/12, trong buổi họp báo thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến việc có bao nhiêu phần trăm công chức “cắp ô” trong bộ máy hành chính công hiện nay. Ông Tuấn không phủ nhận thực tế từ Trung ương đến địa phương vẫn có công chức, viên chức năng lực yếu, chưa đáp ứng nhiệm vụ.
Năng lực không đáp ứng công việc lãnh đạo có thể xin từ chức
Vấn đề thi tuyển lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng đang thực hiện thí điểm ở nhiều Bộ, ngành, địa phương, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết, việc này thực hiện đúng tinh thần của Đảng về đổi mới công tác cán bộ. “Hiện nay, ở địa phương có Quảng Ninh, Hà Nội, Vĩnh Long, Quảng Nam, Đà Nẵng… đang thực hiện. Khối Trung ương có Bộ Tư pháp, Bộ GTVT làm hẳn một đề án thi tuyển Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam”, ông Tuấn thông tin.
Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết nhiều địa phương thi tuyển lãnh đạo
Theo ông Tuấn quá trình thí điểm trên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ. Đối với cơ quan Trung ương thì Ban tổ chức Trung ương phối hợp cùng Bộ Nội vụ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Cụ thể, hiện nay Bộ Nội vụ đang chuẩn bị trình Ban cán sự Đảng Chính phủ, sau đó tiếp tục trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đề án thí điểm, đổi mới tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng. Ông Tuấn cho biết hiện nay, đề án đã hoàn thiện và đang xin ý kiến cấp trên. Sau đó Bộ Nội vụ sẽ hoàn thiện và trình Bộ Chính trị.
Video đang HOT
“Đây là vấn đề liên quan đến việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức làm nhiệm vụ lãnh đạo quản lý. Vì thế chúng tôi xây dựng một cách thận trọng!”, ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cũng cho hay, dự thảo xây dựng quy chế những trường hợp công chức, viên chức quản lý có thể từ chức quy định rõ như không đủ sức khỏe đảm đương nhiệm vụ đang giữ; Năng lực không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; Những vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý (dù không phải là người gây ra) thì cũng có thể từ chức.
Trung ương, địa phương đều có công chức “cắp ô”
Bộ Nội vụ ủng hộ kéo dài tuổi làm việc Liên quan đến vấn đề câu hỏi Chính phủ đang xem xét kéo dài tuổi làm việc với cán bộ công chức, viên chức nữ giữ cương vị lãnh đạo là vụ trưởng hoặc tương đương (giám đốc sở) trở lên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, Bộ Nội vụ ủng hộ việc này.
Trước câu hỏi thực tế có tới 30% công chức hay chỉ 1% công chức không làm được việc? Ông Tuấn cho biết, con số 30% cán bộ, công chức không làm được việc chỉ là võ đoán vì thực tế chưa có thống kê chính thức nào.
Tuy nhiên, trước phản ánh của dư luận, Bộ Nội vụ đã có văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức năm 2012. Theo ông Tuấn tỉ lệ 1%, số công chức không hoàn thành nhiệm vụ mới là số liệu ban đầu theo báo cáo của các đơn vị được yêu cầu và Bộ Nội vụ vẫn đang tổng hợp.
Ông Tuấn cho rằng, thực tế dù ở khu vực công hay tư, luôn có người làm việc tốt và người làm việc không tốt. “Chúng tôi cũng không phủ nhận từ Trung ương đến địa phương vẫn còn bộ phận công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu”, ông Tuấn nói.
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội cách đây hơn một tuần, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình giải thích con số 30% công chức không làm được việc được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn lại dư luận. Còn quan điểm của Bộ Nội vụ đây là những phản ánh, kiến nghị đòi hỏi phải đổi mới cải cách công vụ nhiều hơn nữa.
Quang Phong
Theo Dantri
Nhân viên sai, sếp Nhà nước phải từ chức?
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, người lãnh đạo có thể làm đơn xin từ chức nếu "có vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý dù không do bản thân họ gây ra".
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ chiều 9/12, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết, theo dự thảo quy chế bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm đang được Bộ Nội vụ soạn thảo, công chức, viên chức quản lý có thể từ chức trong 3 trường hợp.
Cụ thể, không đủ sức khỏe đảm đương chức trách nhiệm vụ đang giữ; năng lực không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý.
Thứ trưởng nhấn mạnh: "Mặc dù không phải bản thân họ gây ra nhưng có vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý thì người lãnh đạo có thể làm đơn xin từ chức".
Tại cuộc họp báo, có ý kiến băn khoăn thế nào là "năng lực không đáp ứng yêu cầu" hay có sự "nể nang", tiêu chí không rõ ràng trong đánh giá cán bộ?
Thứ trưởng cho rằng, nguyên tắc người giao nhiệm vụ sẽ đánh giá người thực hiện, cấp trên đánh giá cấp dưới. Vì chỉ có người giao nhiệm vụ mới có đánh giá chính xác nhất anh A, chị B được giao nhiệm vụ làm như thế nào, có tốt hay không.
Cụ thể hơn, cấp trưởng đánh giá cấp phó và người thừa hành trong cơ quan; bản thân người cấp trưởng sẽ do cấp trên đánh giá.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn (Ảnh: Tiền Phong)
Nói về tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ, Thứ trưởng cho hay, muốn biết có năng lực hay không, cần căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở chức trách và cương vị được giao. Ví dụ đánh giá người đứng đầu đơn vị, cần xem đơn vị đó có hoàn thành nhiệm vụ không, mất đoàn kết không, chất lượng công việc thế nào?...
Trả lời báo Lao Động, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cũng cho biết, trước đây, việc đánh giá từng cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành theo phương thức bỏ phiếu của tập thể cơ quan, đơn vị.
Vì thế, người nào làm việc bình thường, ít va chạm, được lòng mọi người trong cơ quan có khi lại là người được nhiều phiếu đánh giá tốt. Những người làm việc tốt, trách nhiệm nhưng hay "va chạm" thường không được nhiều phiếu đánh giá tốt.
"Việc bỏ phiếu đánh giá tưởng là khách quan, công bằng nhưng thực ra lại rất chủ quan, không gắn với trách nhiệm", Thứ trưởng cho hay.
Trong hoạt động công vụ, thì cấp trên là người phân công, kiểm tra, đánh giá và biết rõ nhất việc thực hiện nhiệm vụ của từng người dưới quyền. Nhưng trước đây cấp trên chưa được giao thẩm quyền hoàn toàn trong quyết định đánh giá cấp dưới; việc bình xét đánh giá cán bộ còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến tập thể.
Vì vậy, Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ đã quy định, thẩm quyền đánh giá thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Nghĩa là việc đánh giá thực hiện theo nguyên tắc: Cấp trên đánh giá cấp dưới; ai giao việc, thì người đó có thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá...
Theo Khampha
Cấm cán bộ, đảng viên uống rượu bia trong giờ hành chính "Không sử dụng thời gian hành chính làm việc riêng, không đi muộn, về sớm; không uống rượu bia trước, trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc và ngày trực....", đo la chỉ thị do Tinh ủy Nghê An vưa ban hanh. Tinh uy Nghê An vưa co Chi thi câm can bô, Đđng viên uông rươu, bia trươc,...