Trung ương cần ban hành một Nghị quyết xứng tầm
Yêu cầu đặt ra là phải tạo được sự thống nhất cao, ban hành được một Nghị quyết Trung ương xứng tầm để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển lĩnh vực luôn được coi là quốc sách hàng đầu này.
Học sinh trường tiểu học Trưng Vương, Hà Nội đón chào năm học mới
Ảnh: PHÚ KHÁNH
Video đang HOT
Trung ương cần thảo luận, bàn bạc thật kỹ sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đánh giá thẳng thắn, đúng thực trạng tình hình, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của những thành tựu, kết quả đã đạt được cũng như những yếu kém, hạn chế cần chấn chỉnh. Đặc biệt là tập trung xác định rõ hơn nội hàm đổi mới căn bản và toàn diện.
Phải chăng đổi mới căn bản là đổi mới từ tư duy, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo cùng các cơ chế, chính sách tổ chức thực hiện.
Đổi mới toàn diện là đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến đổi mới các cơ sở giáo dục – đào tạo và sự tham gia của gia đình, cộng đồng và xã hội; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học, ở cả Trung ương và địa phương? Cái gì cần kế thừa, phát huy; cái gì cần bổ sung, sửa đổi? Từ đó, hoàn thiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, nhất là những giải pháp chủ yếu, có tính đột phá nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo theo tinh thần: Chấn chỉnh, khắc phục triệt để những khuyết điểm, bất cập lâu nay; củng cố những kết quả, thành tựu đã đạt được; phát triển, nâng chất lượng giáo dục – đào tạo lên tầm cao mới. Theo hướng này, phải chăng có thể thống nhất cao với những đề xuất thuộc về quan điểm như: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước một bước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực người học, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với quy luật phát triển khách quan, những tiến bộ khoa học và công nghệ. Chuyển phát triển giáo dục từ chủ yếu theo mục tiêu số lượng sang phát triển theo mục tiêu vừa đáp ứng yêu cầu số lượng, vừa chú trọng nâng cao chất lượng. Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa và dân chủ hóa giáo dục. Chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếu tính liên thông sang hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, bảo đảm liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập suốt đời…
Trích phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư
Tựa đề do Báo ANTĐ đặt
Theo ANTD
Đại nghĩa chỉ vì một chữ "Dân"
Đại đoàn kết toàn dân, hòa hợp-hòa giải dân tộc không phải là những câu khẩu hiệu mà là mong ước của nhân dân, là đòi hỏi khẩn thiết của thời đại. Mỗi dịp lễ kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, vấn đề này lại được đặt ra, để tự kiểm điểm về một công việc rất hệ trọng và có ý nghĩa lịch sử lớn lao này.
Hành động chiến tranh của Mỹ đã phá hoại nặng nề vùng nông thôn Việt Nam. Những công trình tương đối lớn ở thôn xã là trường học, đình chùa, chợ búa... đều bị bom Mỹ phá sạch. Được cắp sách đến trường trong không khí không còn tiếng súng đe dọa là một niềm vui lớn của các em nhỏ đáng yêu. Ả chụp tại thôn Gio Hải, Quảng Trị ngày vừa giải phóng. (Ảnh rút trong tập "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên Nhật Bản Ishikawa Bunyo).
Đã ba mươi tám năm qua, vào dịp kỷ niệm ngày 30.4 nào chúng ta cũng đều nhìn lại những thành tựu của đất nước. Nhiều công trình xây dựng ở các địa phương và những điểm sáng trong lĩnh vực kinh tế được giới thiệu như những đại diện tiêu biểu của sự thành công và phát triển. Không thể phủ nhận những thành tựu đó, có khi là những đột phá đầy sáng tạo trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Nhưng cho dù kinh tế phát triển hơn những gì ta đang có, thì cũng vẫn chưa thỏa mãn khát vọng của toàn dân. Bởi vì, có một việc lớn khác trên con đường hàn vết thương chiến tranh - không phải là những hố bom, mà là hàn gắn sự ngăn cách trong suy nghĩ của mỗi con người.
Sau năm 1975, trong từng bước đi dò dẫm của lịch sử, đã có những lúc vết thương và hố ngăn cách còn lớn do những định kiến. Sự phân biệt đối xử trong Nam ngoài Bắc, bên này-bên kia và các cuộc cải tạo từ con người đến mô hình kinh tế, cùng sự tác động của chủ nghĩa lý lịch đã tạo ra những sự xa cách. Dẫu biết rằng "không ai lựa cửa để sinh ra" (Thủ tướng Võ Văn Kiệt), nhưng sự phân biệt vẫn chưa sớm dừng lại để xoa dịu nỗi đau của con người, dù bên nào cũng là người Việt Nam.
Rất may, tuy muộn nhưng đã có những sự nhận thức mới và hành động, để bên cạnh hòa bình đã nảy nở sự bình an. Nỗi lo lắng về sự bị phân biệt dần dần được xóa bỏ. Người Việt Nam ở nước ngoài trở về thăm quê hương được đón chào thân thiện, các khoảng cách được thu hẹp dần, những khoảng trống trong tim cũng được lấp đầy. Sự trở về của nhiều sĩ quan quân đội, quan chức cao cấp của chế độ cũ là minh chứng sống động cho những nỗ lực và kết quả của hòa giải.
Thành tựu của sự hòa hợp-hòa giải dân tộc là lớn nhất và cũng khó khăn nhất trong suốt ba mươi tám năm qua, nói về điều này không phải để ca ngợi như một chiến tích trong kinh tế, mà để tiếp tục hàn gắn như một sứ mệnh đặc biệt thiêng liêng của dân tộc.
Tiếp tục công việc thiêng liêng này thuộc trách nhiệm của tất cả mọi người, cũng không phân biệt ai và không phải trách nhiệm của riêng ai. Nhiều trí thức miền Nam - vì nhiều lý do, đã phải ẩn dật hay bỏ nước ra đi - cũng hãy quên đi những nỗi niềm riêng để chìa cánh tay với cộng đồng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu - một trí thức công giáo nổi tiếng - nói về sự hòa hợp rằng: "Người Việt Nam vẫn luôn giữ được bản sắc cho riêng mình. Đó là trong những thử thách hiểm nghèo nhất, tình yêu quê hương và lòng tự tôn dân tộc đã luôn giúp cho người Việt Nam hành động thuận theo lẽ phải và đại nghĩa".
Chữ "đại nghĩa" được dùng ở đây thật đắt. Đại nghĩa không phải chỉ đặt ra để "thắng hung tàn" trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm như Nguyễn Trãi từng đặt ra, mà đại nghĩa phải được xem là nền tảng trong quá trình xây dựng đất nước xét cho cùng cũng để yên dân, cũng vì một chữ "Dân".
Theo laodong
Tăng cường hợp tác chiều sâu Nhận lời mời của Bộ Công an Việt Nam, đoàn đại biểu cấp cao (ĐBCC) Cơ quan An ninh Liên bang Nga do Đại tướng Alexander Bortnikov, Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang làm Trưởng đoàn sang thăm và làm việc với Bộ Công an Việt Nam từ ngày 2 đến 4-4. Đại tướng Trần Đại Quang và Đại tướng Bortnikov...