Trung tướng Phan Hoan từ trần
Trung tướng Phan Hoan, Anh hùng LLVTND thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nguyên Tư lệnh Quân khu 5, qua đời chiều 23/6 tại Đà Nẵng, sau một thời gian lâm bệnh.
Sinh năm 1927 tại miền quê anh hùng Điện Nam (Điện Bàn, Quảng Nam), ông trải qua nhiều cương vị trên các chiến trường, trước khi trở thành Tham mưu phó Mặt trận B3 Tây Nguyên, Tư lệnh Mặt trận 4 Quảng Đà, hai lần làm Tư lệnh Mặt trận 579, quyền Tư lệnh Binh chủng Thông tin – Liên lạc, rồi làm Tư lệnh Quân khu 5 suốt 10 năm liền (1987-1997)…
Trung tướng Phan Hoan
Phan Hoan là vị tướng toàn tài, từng là học viên xuất sắc của Học viện Thông tin tại Liên Xô.
Lễ viếng Trung tướng Phan Hoan bắt đầu từ 20h ngày 24/6 tại Nhà tang lễ Quân khu 5 (Bộ Quốc phòng, đường Nguyễn Phi Khanh, phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng).
Theo Trần Tuấn
Tiền Phong
Video đang HOT
Bộ trưởng Thăng: "Con nhà nghèo" đừng tiêu tiền kiểu đại gia!
"Các anh đừng đề xuất với tôi việc nhập vật liệu cao cấp về làm đường, vì đó là giải pháp của "con nhà giàu" với giá thành cao hơn vật liệu chúng ta đang dùng gấp mấy chục phần trăm. Tôi không đồng ý. "Con nhà nghèo" thì đừng tiêu tiền kiểu đại gia!".
Quan điểm nói trên được Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhấn mạnh tại cuộc họp bàn về việc khắc phục hằn lún vệt bánh xe (HLVBX) đang xảy ra trên các tuyến quốc lộ, chiều 24/6. Trong cuộc họp kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ, Bộ trưởng Đinh La Thăng không ngần ngại thừa nhận rằng việc khắc phục sự cố HLVBX mặt đường của ngành giao thông vận tải (GTVT) suốt mấy năm qua không có kết quả. Thậm chí, một hiện thực trái quy luật đang diễn ra là đường càng làm càng lún.
Bộ trưởng mất ngủ, toàn ngành đau đầu!
Báo cáo của Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình và Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ GTVT được đưa ra trong cuộc họp cho thấy, tình trạng HLVBX xảy ra do 2 nguyên nhân, trong đó có sự tác động chủ quan của con người - thể hiện ở các tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết kế và sự tác động của yếu tố ngoại quan lên hoạt động thi công và khai thác, cụ thể là thời tiết và xe chở quá tải trên đường.
TS Nguyễn Ngọc Long - Phó Chủ tịch Hội cầu đường Việt Nam - cho biết: "Khi xe vượt tải gấp 3 lần thì mặt đường chịu tác động mấy chục lần, chỉ cần xe vượt tải chạy vài lần thì đường sẽ hỏng. Chúng tôi đi thực tế và thấy tuyến nào cũng HLVBX nghiêm trọng, trên quốc lộ 1A đoạn qua miền Trung do nhiệt độ cao hơn các khu vực khác nên sự hằn lún vệt bánh xe cũng nghiêm trọng hơn".
Trong khi đó, ông Lê Ngọc Hoa - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 (Cienco 4) nêu lên tình hình thực tế là những vị trí chưa hằn nhưng có nguy cơ thì xảy ra rất nhanh, chỉ 2 ngày đã hằn lún 4cm, ở làn xe tải chạy xuất hiện nhiều vị trí vệt hằn lún sâu tới 10cm . Xe quá tải chạy với tốc độ càng chậm thì tác động lên mặt đường càng nhiều.
Mặt đường quốc lộ hằn lún đang xảy ra trên cả nước, ở cả những tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp cao
Còn Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể và Nguyễn Hồng Trường nhìn nhận, nếu thiết kế cấp phối tốt, vật liệu đảm bảo, lu lèn đủ, làm đúng quy trình, dù có xe nặng đi vào mặt đường thì cũng không thể tác động quá nhanh chóng như vậy. Rõ ràng ở đây bê tông nhựa nóng có vấn đề, thi công nền móng lu lèn cũng có vấn đề... Nguyên nhân chính là do con người không nhận thức được và không tuân thủ các quy định, trình tự xây dựng.
Trước tình hình nan giải này, Tư lệnh của ngành GTVT - Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng trước hết cần phải nghiêm túc tự phê bình trước, sau đó mới tính đến những yếu tố ảnh hưởng là gì và tìm hướng khắc phục dứt điểm sự cố.
"Tôi không biết các đồng chí thế nào nhưng tôi thì đã nhiều đêm mất ngủ vì vấn đề đường hằn lún. Toàn ngành GTVT đau đầu. Nhiều hội thảo tầm cỡ được tổ chức để tìm kiếm nguyên nhân và giải pháp, nhiều chuyên gia đầu ngành đã vào cuộc, nhiều thử nghiệm đã được tiến hành, nhưng đường lún vẫn cứ... lún! Do tình hình không cải thiện nên hiện nay một số doanh nghiệp trong ngành còn cảm thấy mất tự tin với năng lực làm việc của chính mình" - Bộ trưởng Đinh La Thăng bày tỏ.
"Đừng để ai nói cũng đúng nhưng đường thì vẫn hỏng!"
Phát biểu tại cuộc họp, ông Phạm Hữu Sơn - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (Tedi) - cho hay, nhiều nước trên thế giới bị HLVBX chứ không riêng Việt Nam. Chúng ta đang đi đúng hướng và tiếp cận dần xu thế của thế giới về vật liệu, vấn đề là chất liệu bột đá, nhựa, hoạt động thi công. Nhiệt độ quá cao đã ảnh hưởng tới mặt đường bê tông nhựa và khi xe quá tải chạy đã gây HLVBX...
Tuy nhiên, trình bày của Tổng Giám đốc Tedi bị Bộ trưởng Đinh La Thăng ngắt lời. Bộ trưởng truy hỏi: "Anh bảo chúng ta đang đi đúng hướng của thế giới, vậy sao đường của thế giới không lún mà đường ở Việt Nam lại lún? Trong hằn, lún, trượt do không dính bám thì có trách nhiệm của tư vấn thiết kế không? Anh bảo vật liệu tốt nhưng do nhiệt độ tăng gây ảnh hưởng thế thì làm đường xong phải làm thêm mái để che đường à?". Ông Sơn đáp: HLVBX xảy ra cũng có trách nhiệm của Tư vấn thiết kế.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Con nhà nghèo" thì đừng tiêu tiền kiểu đại gia!
Người đứng đầu đơn vị Tư vấn thiết kế lớn nhất Việt Nam đưa ra giải pháp khắc phục bằng đề xuất với Bộ trưởng xin nhập một lô nhựa mới về thử nghiệm, loại nhựa này có giá cao hơn shell và rẻ hơn polyme, khả năng chống lún cao hơn gấp 3-4 lần nhựa đang sử dụng hiện nay. Song đề xuất này lập tức bị Bộ trưởng Đinh La Thăng bác bỏ.
"Các anh đừng đề xuất với tôi việc nhập vật liệu cao cấp về làm đường, vì đó là giải pháp của "con nhà giàu" với giá thành cao hơn vật liệu chúng ta đang dùng gấp mấy chục phần trăm. Tôi không đồng ý. "Con nhà nghèo" thì đừng tiêu tiền kiểu đại gia! Mình là "con nhà nghèo" nên phải biết sử dụng tiền làm sao cho hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế" - Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Cùng lúc, một nhà thầu thi công gói 10 của Quốc lộ 5 cũng trình bày về HLVBX và dự kiến vật liệu thay thế bằng polyme đã mang từ Nhật Bản về và đang chờ kiểm định ở Viện Khoa học và Công nghệ GTVT để đầu tháng 7 triển khai thi công.
Bộ trưởng nhắc lại yêu cầu đảm bảo chất lượng nhưng tiền phải trong giới hạn cho phép: "Tôi đồng ý mọi giải pháp vật liệu đưa vào kiểm định, nhưng polyme thì chỉ đưa vào kiểm định chứ không được đưa vào triển khai thực tế. Vì giá thành đắt, đó là giải pháp vật liệu "con nhà giàu", còn chúng ta là "con nhà nghèo" nên không thể dùng loại vật liệu giá cao hơn mấy chục phần trăm được. Công trình trong giai đoạn bảo hành nên việc của anh thi công, khắc phục làm sao cho đẹp và đảm bảo chất lượng, còn không có chuyện nhà nước bỏ tiền ra để làm đâu".
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, GTVT là ngành tiêu nhiều tiền của dân nhất, suất đầu tư xây dựng cao nhất, vì vậy việc đảm bảo chất lượng công trình là đòi hỏi chính đáng của người dân với ngành. Đề cập tới những giải pháp trước mắt và lâu dài khắc phục HLVBX, Bộ trưởng lưu ý tới từng vấn đề có liên quan. Với Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế, nhà thầu... Bộ trưởng phải siết chặt quản lý và kỷ luật, nâng cao chuyên môn và chú trọng tới đạo đức nghề nghiệp để làm ra những sản phẩm tốt nhất.
"Những nơi đang hằn lún phải khắc phục ngay trong tháng 7, toàn bộ chi phí nhà thầu chịu trách nhiệm. Dự án nào gần hết hạn bảo hành phải kiểm tra, chỗ nào hằn lún hư hỏng thì yêu cầu khắc phục ngay, không để hết bảo hành rồi lại bỏ tiền nhà nước ra sửa chữa. Cố gắng cuối năm nay tìm ra nguyên nhân thực sự và đưa ra giải pháp khắc phục dứt điểm HLVBX, đừng để ai cũng nói đúng và làm đúng nhưng đường thì vẫn hỏng" - Bộ trưởng Đinh La Thăng chốt lại buổi làm việc.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Cần có nhiều "nhà báo" cấp huyện hơn nữa Cuối năm 2013, Phòng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam đã làm một việc rất có ý nghĩa đó là tổ chức lớp tập huấn về cách viết tin bài cho hơn 70 cộng tác viên là cán bộ chính trị ở Ban CHQS huyện, thành và các đơn vị trực thuộc. Tôi may mắn, được giao hướng dẫn các cộng tác...