“Trung thực dù đời cơ cực”
Bạn đọc Đỗ Minh Cường minhcuong.marketing@gmail.com chuyển tiếp thông điệp vừa được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giới thiệu nói trên, khi tham gia đóng góp với Vietnam Airlines (VNA) trong nỗ lực giải quyết tận gốc tình trạng thành viên đoàn bay bị tố liên quan tới xách tay hàng trộm cắp.
(minh họa: Ngọc Diệp)
Từ vụ việc có thể coi như thêm một giọt nước làm tràn ly này nữa, có thể thấy khá nhiều điều đã đã rút ra nhưng vẫn chưa được chú trọng làm tới nơi tới chốn. Bởi thế nên vẫn còn có những ý kiến theo kiểu lập tức đá quả bóng sang chân người khác như… xưa nay thiên hạ vẫn làm thế (!?)
“Việc tiếp viên hàng không (TVHK) chuyển hàng xách tay chả có gì phạm luật cả. Cơ chế thị trường chuyển hàng từ nơi có giá thấp đến nơi giá cao là bình thường. Chỉ có vấn đề là hàng đó dính phải hàng ăn cắp thôi. Không phải hàng ăn cắp thì TVHK chả có tội gì” – Lam: boxthongtin@yaho.com.vn
“Hãy ra chợ tịch thu và bắt giữ tất cả những người đang buôn bán đồ… kiểu đó đi. Ở VN mình, giữa Thủ đô mà gần như mặc nhiên công nhận kinh doanh đồ kiểu đó ở chợ là hợp pháp sao? Theo tôi nghĩ, vậy thì do đất nước Nhật Bản (NB) không chấp nhận điều đó, chứ không phải cá nhân nữ tiếp viên N “xấu tính”! Nói đi phải nghĩ lại, chừng nào nước mình triệt được chợ kiểu này và các kiểu buôn bán tương tự, thì mới hy vọng xã hội mình đỡ hơn. Mình ủng hộ quan điểm của NB là bắt giữ người tham gia tiêu thụ đồ ăn cắp, chứ nước mình vẫn thấy chỉ chủ yếu nhằm vào những ai thực hiện hành vi trực tiếp, mà bỏ qua kẻ tiêu thụ… (trong đó có thể có cả tôi và nhiều người nữa). Không có người tham gia trợ giúp tiêu thụ thì đồ ăn cắp bán cho ai???” – Cuong: hncuong2001@gmaim.com
Trong khi chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều là những phản hồi cho thấy quan điểm được đa số lựa chọn là cách nhìn thẳng vào thực tế, chứ không né tránh dù vì bất kỳ lý do gì. Có vậy cái xấu mới không thể bị “nhờn” để cứ tiếp diễn, cứ lấn át cái tốt…!
“Chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Đây là hậu quả của việc không nghiêm khắc với cái xấu của nhiều người Việt” – Da Minh: daminh_1557@yahoo.com
“Cai nay cac bac nha minh biêt ma “lơ” đi thôi? Chư lâu nay hang xach tay kiêu đo vê âm âm, nêu không “lơ” chăc băt cả mơ…” – Nhon Nguyen:Thanhnhon45@yahoo.com
(ảnh minh họa)
“TVHK “xách tay” hàng hóa là chuyện thường ngày ở huyện, đâu có gì mới lạ! “Bộ ba huyền thoại” cho tiếp viên xách tay bao gồm: Nhân viên điều phối lịch bay (thông thường sẽ kết nối các đầu nậu để biết lịch bay của các TVHK). Sau đó các đầu nậu sẽ trả tiền để yêu cầu các TVHK vận chuyển hàng từ VN qua các nước và ngược lại. Diệt tận gốc rễ có dễ thực hiện hay không? Nếu là người ngoài cuộc sẽ không dễ hiểu những gì tôi nói, nhưng những người trong cuộc thì chắc chắn sẽ hiểu ngay thôi” – Nguyễn Lê Thuần: thuannguyen_0682@yahoo.com
“Ra trường Quốc tế thì đội bay là hình ảnh cho Quốc gia, dân tộc. Nhưng vì tư lợi cá nhân, các bạn đã làm ảnh hưởng không chỉ tới VNA, mà nghiêm trọng hơn là khiến hình ảnh con người VN nói chung trong con mắt người nước ngoài lại thêm phần xấu đi. Các bạn có nghĩ việc mình làm là ảnh hưởng đến Quốc thể không?.. “Trung thực dù đời cơ cực” là thông điệp vừa được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giới thiệu gắn liền với các thông điệp đầy ý nghĩa về giá trị sống, để thế hệ trẻ áp dụng và thực hành nhằm khẳng định bản chất trung thực, đảm đang của con người VN chúng ta. Qua đây cũng mong VNA sẽ có biện pháp điều chỉnh kịp thời về đạo đức nghề nghiệp nói chung, và hơn nữa là chú trọng giáo dục nhân viên luôn biết nâng cao bản sắc, giá trị con người VN trên trường quốc tế” – Đỗ Minh Cường: minhcuong.marketing@gmail.com
Video đang HOT
“Theo tôi, những người được vào làm trong ngành HKVN là thuộc vào lớp những người khá giả trong xã hội VN… Dân thường có giỏi thế nào cũng dễ gì được vào đó làm chứ? Lương của ngành hàng không bao nhiêu, với chúng tôi là cao vời vợi, thế mà vẫn chưa đủ sao?… Giàu muốn giàu thêm, bất chấp ảnh hưởng xấu tới hình ảnh Quốc gia? Không chì là người NB nghĩ về con người VN, mà còn biết bao nhiêu nước trên thế giới khi đọc tin này người dân họ sẽ nghĩ về đất nước, con người VN như thế nào? Đây mới là vấn đề cần phải suy nghĩ???” – Nana: tanluong2808@gmail.com
“NB đang thu hút lao động VN. Chỉ vì sự việc có những vụ ăn cắp vặt của người VN bên đó, sẽ dễ dàng đi theo vết xe đổ như ở Hàn Quốc đó. Chúng ta cần phải cùng nhau góp phần tạo nên chữ TÍN thì mới bền vững được” – Trang: trangnguyen.kt.vcu@gmail.com
Vâng, hãy sống trung thực dù đời cơ cực, hay nói cách khác cũng là làm sao luôn chữ được TÍN với bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu…Điều đó đâu có gì khó mà không thể làm được nhỉ?
Theo Dantri
Nỗi lòng người mẹ có một con bị điếc, một con bị ung thư máu
Chưa đầy 30 tuổi nhưng trông chị Phượng già hơn nhiều bởi nước mắt lúc nào cũng khóc vì hai đứa con. Đứa con đầu chuẩn bị vào lớp 1 nhưng bị điếc một bên tai không có tiền chữa, còn tính mạng đứa thứ hai bị đe dọa bởi căn bệnh ung thư máu.
Không giống như nhiều bệnh nhân nhi khác tại Viện huyết học và truyền máu TW, bé Phạm Trần Ngọc Diệp khiến chúng tôi không thể dời mắt bởi nét hồn nhiên và tinh nghịch cho dù trên tay lúc nào cũng giữ chặt mũi kim truyền. Chưa đầy 3 tuổi, nên em chưa biết đọc, cũng chưa biết viết nhưng ngày nào cũng thế, Diệp chỉ chơi quanh quẩn ở trước cửa phòng đọc sách để đợi các cô mở cửa là chạy ùa vào. Mỗi lần như thế, đôi mắt em tròn xoe, đáng yêu đến lạ, rồi lại vẫy vẫy đôi bàn tay bé xíu gọi mẹ ra chiều thích thú lắm.
Nét đáng yêu của Ngọc Diệp cho dù em đang phải truyền hóa chất vì căn bệnh ung thư máu.
Chị Trần Thị Minh Phượng (mẹ của bé Diệp) cho biết: "Cháu thích xem sách lắm rồi lại hỏi mẹ đấy là cái gì. Có những lúc nhìn thấy các anh chị lớn hơn tập vẽ, tập tô cháu cũng đòi mẹ mượn các cô cái bút chì để cầm rồi nghệch ngoạc trên giấy... Nhìn con lúc đó, chị đã nghĩ con không bị bệnh đâu em ạ".
Giọng chị chậm rãi, miên man kể cho tôi nghe chuyện bé Ngọc Diệp với ánh mắt như "đong đầy hạnh phúc" bởi con ngoan và đáng yêu lắm. Nhưng rồi thực tại nhanh chóng kéo chị về với nỗi đau đến đứt ruột mà từ lâu chị đã cố tình quên. Bắt đầu từ tháng 9/2013, sau trận sốt kéo dài, chị đưa con lên viện khám thì bác sĩ báo tin dữ con bị ung thư máu phải cấp cứu luôn. Tin bệnh của Diệp như tiếng sét đánh bên tai bởi chị biết ung thư máu là đồng nghĩa với việc mang án tử mà thần chết sẽ gọi đi lúc nào không hay.
Em rất thích được vẽ cho dù những nét nghệch ngoạc không thành hình.
Sau những giờ truyền hóa chất, bé Diệp lại say sưa bên những cuốn sách như thế này ở bệnh viện.
Căn bệnh khiến cho Diệp không còn được đi nhà trẻ mà phải bắt đầu làm quen với việc chọc tủy và những chai truyền hóa chất. Những tiếng con khóc thét rồi khản đặc đi vì đau đớn chị Phượng cũng đã quen, nhưng Ngọc Diệp của chị ngoan lắm bởi: "Cháu còn nhỏ nhưng mẹ dỗ là cháu ý thức cô ạ. Lúc nào đau quá, mẹ bảo lát dẫn vào phòng đồ chơi và phòng đọc truyện là cháu biết. Có lúc đau và khó chịu quá cháu cũng chỉ rơm rớm nước mắt thôi chứ không dám khóc to vì sợ mẹ dọa các cô đóng cửa phòng sách rồi không cho Diệp vào chơi nữa".
Nghe chị Phượng kể chuyện, Diệp ra chiều nũng nịu rồi lại cúi mặt xuống hí hoáy tập tô, tập vẽ. Gương mặt em sáng ngời và nụ cười mãn nguyện khi được khen "Diệp vẽ đẹp lắm". Đôi bàn tay bé xíu cầm cây bút chì còn khó, có lúc cọ cả vào mũi kim truyền làm em đau điếng, ấy vậy mà cô bé vẫn cứ say sưa cho đến tận tối mịt mới chịu về phòng. Có lẽ với em, bệnh viện và căn bệnh quái ác kia không là gì cả bởi sau đó em lại được chơi, được xem sách và nghe những câu chuyện cổ tích mẹ kể hàng ngày.
Nỗi lo canh cánh về số tiền chữa trị cho bé Diệp, chị Phượng còn đau đáu nỗi lo cho con trai lớn là bé Bảo bị điếc ở nhà.
Con bệnh đã thế, trong lòng chị Phượng còn ngổn ngang thêm mối lo khi đứa đầu là bé Phạm Gia Bảo (5 tuổi) bị điếc đột ngột một bên tai. Nhớ lại những ngày con đi nhà trẻ nhưng lại không nghe được lời cô giáo dặn và tiếng gọi của bạn bè, chị Phượng xót xa: "Mỗi lần đi học về nhà cháu lại hỏi mẹ tại sao con không nghe được cô nói gì cả, ban đầu vợ chồng chị tưởng con mải chơi, mải nghịch nên không chú ý nhưng việc đó diễn ra trong nhiều ngày nên cho con đi khám, bác sĩ nói con bị điếc hoàn toàn bên tai phải và phía tai bên trái cũng đang có dấu hiệu tương tự. Ở bệnh viện, bác sĩ cũng hướng dẫn gia đình phải cho cháu cấy điện cực ốc tai mới có thể nghe được nhưng chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng, chị không thể có được em ạ".
Công việc đi thu cước tiền điện thoại khiến chị không đủ sức để lo cho con.
Dứt lời, nước mắt chị lại giàn giụa, nỗi đau và sự tủi thân thi nhau trào lên cùng một lúc khiến chị không cầm lòng được. Căn bệnh ung thư máu của Ngọc Diệp chị biết hi vọng sống rất mong manh nhưng: "Chị còn cách nào khác đâu ngoài việc đi vay tiền cho con lên viện truyền hóa theo lịch hẹn của bác sĩ. Còn thằng bé Bảo ở nhà, có lẽ cả đời này cháu chịu bị điếc vậy thôi em ạ vì thật sự anh chị không thể có tiền để chữa cho con".
Hai vợ chồng với công việc làm thuê bấp bênh, chị Phượng nhận đi thu tiền cước điện thoại, còn anh Phạm Hoàng Phương (chồng chị) hàng ngày đi lái xe tải thuê, cố gắng lắm cũng chỉ đỡ được phần nào khoản tiền vay đi viện cho bé Diệp, còn căn bệnh của Bảo thì đành chịu vậy. Thương Bảo chuẩn bị vào lớp 1 với đôi tai không nghe thấy gì, ở bệnh viện đêm nào chị Phượng cũng khóc nhưng biết làm thế nào khác được khi sự sống của Diệp đang bị kéo ngắn lại từng ngày.
Cuộc sống đang bị kéo ngắn lại của bé Ngọc Diệp bởi bố mẹ không đủ sức lo được tiền chữa bệnh cho con.
29 tuổi, cả gia tài chị Phượng có là 2 đứa con mà chị nâng niu, trân trọng và giữ gìn như báu vật nhưng sao ông trời nhẫn tâm khiến chúng không được "lành lặn" và "bình thường" như bao đứa trẻ khác. Ngồi ngoài hành lang bệnh viện, đôi mắt chị lại ướt nhẹp mơ hồ, sợ hãi về một ngày mai khi không còn đủ sức giữ bé Diệp bên mình và bé Bảo sẽ không còn được nghe bất kì âm thanh nào trong cuộc sống này nữa, cả kể tiếng khóc não nề của mẹ khi em gái không còn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Chị: Trần Thị Minh Phượng và anh Phạm Hoàng Phương Tổ 9A, khu 3, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Số ĐT : 01686.442.767 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân
Theo Dantri
Viết tiếp hồi kết cho "kịch bản" thu phí trên đại lộ Thăng Long Từ bài học sốt dẻo về việc chia tách quận Từ Liêm được Hà Nội làm cái rụp, dân tình nhanh chóng đưa ra dự đoán về "con số báo cáo tương tự" - 99% đồng thuận với đề xuất thu phí trên đại lộ Thăng Long (ĐLTL). Chắc chắn hồi kết phải đẹp như mơ... huyền! (minh họa: Ngọc Diệp) Mỡ nó...