Trung thu, mỏi mắt tìm đồ chơi Việt
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Trung thu. Khắp các phố phường Đà Nẵng ngập tràn những sắc màu rực rỡ của các đồ chơi trung thu. Nhưng chiếm lĩnh thị trường vẫn là đồ “made in China”, hàng Việt hầu như vắng bóng.
Những ngày này, trên một số tuyến phố kinh doanh đồ chơi trung thu đã nhộn nhịp khách ra vào. Theo chủ các đại lý thì họ đã bắt đầu bán đồ chơi trung thu cách đây gần một tháng. Giá các loại đồ chơi năm nay tăng từ 10 – 15% so với năm ngoái.
Nhìn chung các loại đồ chơi trung thu đa dạng và phong phú với nhiều mẫu mã rất bắt mắt, trong đó đồ chơi Trung Quốc chiếm đến 90%.
So với một rừng đồ chơi Trung Quốc, đồ chơi truyền thống khá ít ỏi, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhìn chung thị trường hàng trung thu sẽ dễ dàng nhận thấy đồ chơi Trung Quốc mẫu mã phong phú, đa dạng, được thay đổi liên tục. Ví dụ như đèn lồng Trung Quốc mỗi năm đều thay đổi về hình dáng và có thêm nhiều tính năng.
Các nhà sản xuất ở nước láng giềng rất nhạy bén trong việc nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, mỗi năm lại cho ra hàng loạt các loại đồ chơi mới mô phỏng theo các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng hoặc những game online được các em rất ưa thích. Năm nay, bộ xếp hình máy bay trực thăng, Chiến tranh giữa các vì sao, Bộ chỉ huy tiền phương… là những món hàng “lên ngôi”.
Trong khi đó, những mặt hàng truyền thống, làm thủ công của Việt nam như đầu lân, trống, ông địa, đèn lồng, đèn ông sao…năm nào cũng thế, mẫu mã không có gì thay đổi.
Các cửa hàng bán đồ chơi trung thu cho biết, khách hàng chủ yếu chọn đồ chơi Trung Quốc. Có cung ắt có cầu, người dân có nhu cầu thì các cửa hàng mới nhập hàng Trung Quốc nhiều đến vậy.
Video đang HOT
Khi được hỏi lý do không chọn mua đồ chơi Việt cho con em, hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng, không phải họ không thích dùng hàng trong nước mà do đồ chơi Việt Nam sản xuất mẫu mã còn hạn chế, tính năng lại kém hấp dẫn. Bọn trẻ không thích nên bắt buộc cha mẹ cũng phải lựa chọn theo “khẩu vị” của các em.
Nhiều bậc phụ huynh cũng chia sẻ, có nghe thông tin đồ chơi Trung Quốc nhiễm độc, có thể gây hại cho các cháu nhưng với những lý do khó giảng giải cho con trẻ, các gia đình vẫn phải chọn đồ chơi Trung Quốc.
Kiểm tra đèn lồng Trung QuốcChiều 25/9, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Đo lường chất lượng và Thanh tra Sở KHCN Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra mặt hàng đồ chơi trung thu được bày bán trên địa bàn TP.
Theo đó, các mặt hàng được kiểm tra là đồ chơi trẻ em trong đó tập trung vào lồng đèn có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc.
Đoàn kiểm tra liên ngành lấy mẫu đèn lồng kiểm tra
Nội dung kiểm tra về nhãn hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ tem hợp quy. Tại buổi kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành đã thu giữ một số đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác, không có tem hợp quy.Chi cục Đo lượng chất lượng TP đã lấy một số mẫu đồ chơi Trung Quốc trong đó có đèn lồng con thỏ để đi kiểm tra.Theo ông Nguyễn Nho Hậu, phó Chi cục quản lý thị trường Đà Nẵng cho biết: “Hiện chúng tôi chưa được nhận bản nào kết luận đèn lồng Trung Quốc có chứa chất gây ung thư và yêu cầu thu hồi sảm phẩm trên. Vì thế, chúng tôi không thể thu hồi hàng của họ được”.Còn các tiểu thương cho rằng: “Cơ quan chức năng cần có thông tin sớm để tiểu thương chúng tôi không phải nhập hàng về, cũng như công khai chủng loại đèn trung thu có chứa chất cấm để tránh thiệt hại cho tiểu thương chúng tôi”.Theo Dantri
Nghệ nhân cuối cùng làm đồ chơi Trung thu
Cách trung tâm Hà Nội chừng 15 km, người nghệ nhân cuối cùng ở làng Hậu Ái vẫn miệt mài, tỉ mỉ dán từng chiến đèn ông sao mỗi dịp trung thu.
Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 15 km, cứ mỗi dịp trung thu hàng năm, gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến ở làng Hậu Ái (xã Vân Canh, Hoài Đức) lại rộn ràng chuẩn bị đồ chơi. Cả phòng khách, sân nhà chất đầy các món đồ chơi như đèn ông sao, tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng...
Từng là ngôi làng nổi tiếng về làm đồ chơi trung thu, song hiện Hậu Ái chỉ còn mỗi chị Tuyến là người duy nhất còn theo nghề. Đồ chơi Trung thu của chị được khách hàng ưa thích bởi chúng luôn được cải tiến về mẫu mã để sinh động và hấp dẫn hơn nhưng kết cấu vẫn phải giữ nguyên theo lối cổ. Ngoài những loại đèn cổ truyền chị còn sáng tạo thêm các loại đèn mới như đèn con hươu, con cá, con tôm...
Vừa làm luôn tay, chị vừa kể về sự tích của những loại đồ chơi: "Đèn con thỏ là dựa vào tích truyện Thỏ Ngọc cứu bạn trong đêm rằm tháng 8" "đèn ông sao vừa là biểu tượng cho ngôi sao vàng năm cánh trên quốc kỳ, vừa thể hiện cho ước muốn hòa bình của người Việt Nam". Theo chị Tuyến, để có một chiếc đèn ông sao làm đúng theo lối cổ phải qua nhiều công đoạn, từ chọn nứa cho đến cắt, dán. Nan dùng làm đèn ông sao phải được chẻ bằng loại nứa bánh tẻ, đốt dài thì mới có độ dẻo để uốn. Chọn nứa xong, phải chặt thành nhiều đoạn rồi ngâm trong nước vôi trong để chống mối mọt...
Chị Tuyến đang vẽ mặt cho ông đánh gậy sau khi đã nung từ đất sét và nhuộm màu. Dụng cụ đơn sơ, công việc đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn của người thợ.
Mỗi động tác hay sự sắp xếp dù nhỏ đều thể hiện sự tinh tế của người nghệ nhân.
Ông đánh gậy trông trăng là món đồ chơi ít thấy. Khi kết hợp hai ông đánh gậy với một ông tiến sĩ sẽ thành một bộ hoàn chỉnh tượng trưng cho "quan" và "lính".
Dù chỉ là đồ chơi cho con trẻ nhưng tiến sĩ giấy cũng được phân thành "cấp bậc". Bộ to được gọi là "Ông nghè" còn bộ nhỏ chỉ được gọi là "Tiến sĩ" những "ông" mặc áo màu đỏ sẽ có tước vị cao hơn những ông mặc áo xanh. Món đồ chơi thể hiện ước vọng con em sẽ học giỏi, đỗ đạt cao.
Là người thứ theo nghề truyền thống nhiều đời của gia đình, thu nhập cũng không đáng kể, song nghệ nhân này cho biết, nhìn thấy niềm vui và sự háo hức tìm hiểu ý nghĩa từng món đồ chơi của bọn trẻ chị lại có thêm động lực để đeo đuổi nghề.
Đứa cháu ngoại thứ hai của chị Tuyến nằm chơi bên cạnh chồng đèn ông sao đã chuẩn bị cho dịp Tết thiếu nhi. Nhiều năm nay, chị được Bảo tàng Dân tộc học đặt hàng và mời hướng dẫn cho trẻ em làm các loại đồ chơi truyền thống. "Có lẽ do thiếu người hướng dẫn, bố mẹ cũng không kể về các sự tích, ý nghĩa gắn đồ chơi ấy nên trẻ con mới quay sang đồ chơi Trung Quốc, đồ chơi ngoại. Nhiều em được tôi chỉ cho cách tự làm đèn ông sao rất thích thú với món đồ mình làm ra", chị Tuyến tâm sự.
Theo VNE
Mùa Trung thu: Tràn lan đồ chơi bạo lực Loay hoay tìm kiếm trong hàng chục món đồ chơi đầy màu sắc trên phố Lương Văn Can, chị Hoàng Thu Trang, ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa thất vọng quay ra vì chỉ thấy toàn đồ chơi bạo lực... Đồ chơi ngoại nhập vẫn lấn sân Mặc dù còn gần 1 tháng nữa mới đến rằm Trung thu, song thị...