Trung thu của trẻ em huyện đảo Trường Sa
Hơn 300 thiếu nhi là con em người dân, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ đội Biên phòng và trẻ em của gần 50 xã phường miền biển đảo trong toàn tỉnh Khánh Hòa đã cùng vui tết Trung thu.
Tối 27/9, tại UBND huyện đảo Trường Sa (bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa) diễn ra “Đêm hội trăng rằm hướng về trẻ em Trường Sa và biển đảo yêu thương”. Hơn 300 thiếu nhi là con em người dân, cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh và trẻ em đại diện gần 50 xã phường, thị trấn miền biển đảo trong toàn tỉnh Khánh Hòa đã cùng nhau vui Trung thu.
Vừa được vui chơi Tết Trung thu, các em còn được tặng quà. Ảnh: N.N.A
Các em được nghe đọc thư chúc tết Trung thu của Chủ tịch nước, tham gia các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ, xem múa lân, múa rối… Ngoài ra, mỗi em còn nhận được phần quà gồm: lồng đèn, cặp sách, vở, bánh, đồ hộp… và 100.000 đồng. Riêng 41 trẻ em đến từ huyện đảo Trường Sa (13 em ở đất liền và 28 em ở đảo) nhận thêm một áo sơ mi và 100.000 đồng.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND huyện Trường Sa cho biết, đây là dịp trẻ em huyện Trường Sa và tỉnh hòa đồng, vui chơi, giao lưu và kết bạn với nhau. Riêng những trẻ em đang ở các đảo xa, không về tham gia được, huyện sẽ chuyển quà và chỉ đạo UBND thị trấn, các xã đảo tổ chức văn nghệ, trò chơi, làm lồng đèn, phát bánh kẹo để các cháu có một Trung thu thật trọn vẹn.
Theo VNE
Đèn lồng Việt lên ngôi vì tin đồ chơi Trung Quốc gây ung thư
Với những đổi mới rất "thời sự" của hàng Việt, lồng đèn nhựa Trung Quốc đã "lép vế" trước đèn truyền thống nay càng khó tiêu thụ hơn sau thông tin có độc chất gây ung thư trong nhựa làm lồng đèn.
Theo ghi nhận của chúng tôi trên các tuyến đường Lương Nhữ Học, Nguyễn Án, Phú Định... trước khi chưa có thông tin về lồng đèn Trung Quốc chứa chất gây ung thư thì loại lồng đèn này vẫn còn bán được. Thế nhưng, trong những ngày gần đây, các sản phẩm lồng đèn Trung Quốc đã bị người tiêu dùng TPHCM tẩy chay, hầu hết các phụ huynh đều không thèm dòm ngó đến các sản phẩm độc hại này.
Đèn lồng nhựa Trung Quốc càng khó tiêu thụ sau thông tin có chứa chất độc hại gây ung hư.
Chị Trương Thị Thanh Hương (nhà quận 8) cho biết: "Trước khi chưa có thông tin về sản phẩm lồng đèn Trung Quốc gây ung thư mình vẫn mua cho mấy đứa nhỏ chơi. Nhưng mấy hôm trước nghe tin lồng đèn Trung Quốc có chứa độc chất thì mình không cho con chơi nữa dù cho tụi nhỏ có đòi".
Đèn giấy truyền thống được dịp đắt hàng.
Video đang HOT
Cũng chung tâm lý như chị Hương, anh Huỳnh Ngọc Phú (ngụ quận 5) kể, khi đọc được thông tin các sản phẩm lồng đèn của Trung Quốc gây ung thư trên báo chí, gia đình anh đã vứt bỏ các sản phẩm đèn lồng điện tử của Trung Quốc vừa mua hôm trước. Anh trở lại phố Lương Nhữ Học hôm nay để mua đèn lồng bằng giấy để con chơi cho yên tâm.
Nhiều phụ huynh quyết định bỏ đèn nhựa trung quốc và mua lại đèn truyền thống cho con mình chơi Trung thu.
Theo ghi nhận của Dân trí tại các gian hàng bán lồng đèn Trung Quốc thì người mua rất vắng vẻ. Các chủ của hàng này cũng cho biết lượng khách giảm trên 50% so với trước khi thông tin lồng đèn nhựa Trung Quốc chứa chất gây ung thư, lúc đông nhất cũng chỉ có vài khách hàng.
Những gian hàng vắng vẻ.
Ông Mai Trung Thanh (chủ cửa hàng lồng đèn số 125 Lương Nhữ Học) cho biết: "Trước khi chưa có thông tin về lồng đèn Trung Quốc chứa chất gây ung thư thì sản phẩm này bán khá chạy. Nhưng kể từ ngày báo chí đăng thông tin này, khách hàng hầu hết đã "quay lưng". Các phụ huynh chuyển sang chọn lồng đèn giấy và lồng đèn kiếng của Việt Nam".
Mỏi mắt chờ khách
Các chủ cửa hàng cũng giải thích, đèn nhựa Trung Quốc năm nay vốn cũng bán không chạy bằng các năm trước vì đã "nhàm", hàng Việt mùa này lại có nhiều thay đổi, cập nhật xu hướng mới, nay lại càng khó bán hơn. Ngược lại, đèn truyền thống năm nay lại bán rất "xôm". Lồng đèn "made in Việt Nam" trung thu này đã "đổi ngôi", vươn vươn lên với các sản phẩm mới lạ.
Năm nay, đèn truyền thống "đổi ngôi", lấn lướt đèn nhựa Trung Quốc.
Lồng đèn đổi mới với những tạo hình thú vị.
Đầu tiên, phải kể đến chiếc lồng sáng tạo bằng giấy chính thức có mặt trên thị trường từ ngày 15/8, giá từ 20.000 - 60.000 đồng/bộ (gồm chiếc lồng đèn, 4 bức tranh tô màu, 5 chiếc bút sáp). Vật liệu chủ yếu bằng giấy, đế đèn vững chắc không để nến rơi vào chân các bé, thiết bị chụp bảo vệ đèn cầy giúp đèn khó bị ngã, cháy. Với bộ sản phẩm này, cha mẹ có thể cùng lắp ráp lồng đèn với trẻ hay tô màu lên các bức tranh...
Lồng đèn gỗ sau mùa Trung thu có thể dùng làm vật trang trí hay chế tạo thành chiếc đèn ngủ rất xinh.
Bên cạnh những chiếc lồng đèn giấy, nhựa, vải... thì lồng đèn gỗ là gương mặt "lạ". Lồng đèn gỗ thường có hình hộp vuông, tam giác, lục giác... nhưng vẫn mềm mại, uyển chuyển nhờ những mảnh gỗ được cắt gọt khéo léo tạo thành nhiều họa tiết. Theo đó, ánh sáng lung linh của nến cũng sẽ có những hình dáng thú vị.
Một chiếc đèn kéo quân có cả hình ảnh và thơ kể chuyện Thánh Gióng: "Từ ngày gặp sứ/ Gióng ăn rất khỏe/ Chỉ vài ba hôm/ Lớn nhanh như thổi..."
Chiếc đèn kéo quân "Thánh Gióng" này là sản phẩm của một cửa tiệm bán lồng đèn đã mấy chục năm. Cửa hàng có nhận làm làm lồng đèn theo mẫu riêng. Nếu khách hàng làm lồng đèn hình logo công ty lớn từ nửa mét, 1 mét, 2 mét... sau 10-12 ngày có thể giao hàng.
Những gian hàng riêng của lồng đèn truyền thống.
Gian hàng ở số 7 đường Phú Định là nơi duy nhất của phố lồng đèn chỉ bán độc nhất lồng đèn truyền thống Việt Nam với các kiểu đèn quen thuộc như con bướm, con gà, bông sen, ngôi sao, con gấu, con cá chép... Nhìn chung có 3 loại lồng đèn thường, lồng đèn có lông và lồng đèn đại.
Ông chủ cửa hàng này rất quan tâm đến sức khỏe trẻ em nên phần lớn là bán loại lồng đèn không có lông bởi vì ông lo ngại là lông dễ rơi ra, trẻ con hít phải hay nuốt phải thì không tốt. Ngoài ra, giá của loại có lông mắc hơn 10.000-15.000đ, không phù hợp túi tiền của các em nhỏ. Điều đặc biệt nữa là, đến ngày trung thu, những lồng đèn bán không hết ông chủ sẽ tặng những người lao công, bán vé số, bán hàng rong... để họ đem niềm vui trung thu về cho con trẻ.
Trao cho con một góc tuổi thơ của cha mẹ
Phố lồng đèn tại TPHCM thường duy trì khoảng 1,5 tháng, bắt đầu từ mồng một tháng 7 (âm lịch) cho đến hết rằm tháng 8, trải dài trên các con đường Lương Nhữ Học, Nguyễn Ân, Phú Định... ở quận 5. Sau khi gửi xe ở nhà dân trên đường này với giá 10.000 đồng/chiếc, du khách có thể tha hồ tản bộ để thưởng lãm.
Gia đình chị Kim lần đầu đưa các con về Việt Nam. Khi được hỏi, chị trả lời ngay lập tức: "Dĩ nhiên là tôi mua lồng đèn Việt Nam cho các bé. Tôi vẫn nhớ những chiếc lồng đèn đơn giản, làm thủ công thời thơ ấu của tôi ngày xưa".
Một nét khác lạ ngoài mong muốn của người bán lẫn người mua là năm nay, phố lồng đèn đồng loạt treo biển "Xin đừng chụp hình", lý do là nhiều nhóm bạn trẻ chỉ quan tâm tới việc chụp cho mình những tấm ảnh đẹp mà gây trở ngại cho việc buôn bán. Tuy nhiên, nếu bạn mua hàng hoặc hành xử lịch sự thì chủ nhân vẫn vô cùng thoải mái.
Tấm biển cấm hài hước: "Mua xong mới chụp, mua 10 cái chụp thoải mái"
Nhiều người bán hàng dí dỏm đeo mặt nạ đứng tiếp khách.
Lồng đèn ống trúc, giá từ 40.000 đồng trở lên
Chú chim Angry Bird nổi tiếng từ trong game bước ra phố lồng đèn
Nhiều du khách mong muốn dịp Trung thu, phố lồng đèn sẽ trở thành phố đi bộ
Bạn Anh Ngọc, nhà ở quận 9, năm nào cũng dạo phố lồng đèn bày tỏ: "Tôi luôn trân trọng chiếc lồng đèn Việt Nam. Có lẽ tính tôi ưa cái gì giản dị và hơi hoài cổ. Lồng đèn Trung Quốc trông rất bắt mắt và giá lại mềm nhưng nghe thông tin nó chứa chất gây ung thư nên tôi chỉ ngắm thôi. Tôi cũng mong muốn là những mùa Trung thu năm sau, khu phố lồng đèn sẽ được quy hoạch trở thành phố đi bộ chứ mấy đứa nhỏ mải mê ngắm lồng đèn mà xe cộ cứ chạy qua chạy lại như vầy thật là nguy hiểm quá".
Theo Dantri
Bất an "phố lồng đèn" Đường Lương Nhữ Học (Q.5, TPHCM) những năm gần đây được biết đến như một "phố lồng đèn" trong lòng thành phố. Cứ mỗi mùa Trung thu, người đổ về đây như trẩy hội. Tuy vậy, cái thú "du Trung thu" ấy có thể sẽ biến thành nỗi ám ảnh... Người xe = chật như nêm Đây là khu tập trung buôn bán...