Trung tâm y tế lại nhập về UBND quận, huyện sau 2 năm ‘khắc xuất’
Chỉ trong 2 năm, trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức đã 2 lần đổi đơn vị quản lý, từ UBND quận, huyện về Sở Y tế TP.HCM và giờ đây là ngược lại.
Người dân được nhân viên trạm y tế hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh – Ảnh: THU HIẾN
UBND TP.HCM vừa có quyết định về việc chuyển giao các trung tâm y tế trực thuộc Sở Y tế về UBND quận, huyện, TP Thủ Đức quản lý.
Như vậy, chỉ trong 2 năm trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức đã 2 lần đổi đơn vị quản lý, từ UBND quận, huyện về Sở Y tế TP.HCM (tháng 7-2020) và giờ đây là ngược lại.
Video đang HOT
Theo đó, các trung tâm y tế cấp huyện bao gồm cả phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế phường, xã, thị trấn trực thuộc Sở Y tế TP.HCM sẽ được chuyển giao về UBND quận, huyện và TP Thủ Đức quản lý, với nguyên tắc chuyển giao nguyên trạng về chức năng, nhiệm vụ.
Trong quá trình bàn giao, các trung tâm y tế cấp huyện vẫn đảm bảo hoạt động xuyên suốt, liên tục, không gián đoạn.
Trung tâm y tế là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc UBND quận, huyện, TP Thủ Đức, có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.
Lý giải về việc chuyển giao này, văn bản của Sở Y tế TP.HCM cho biết trước đây các đơn vị trên đã trực thuộc quản lý của quận huyện, sau khi chuyển đổi về sở thì dịch COVID-19 ập tới. Thực tế thời gian qua cho thấy ban chỉ đạo ở cấp phường xã đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống dịch, nếu y tế tuyến cơ sở trực thuộc ban chỉ đạo của địa phương sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Trước đó tháng 2-2019, UBND TP.HCM đã từng ban hành quyết định về phê duyệt đề án tổ chức lại bệnh viện, trung tâm y tế trực thuộc quận, huyện thành trung tâm y tế quận, huyện trực thuộc Sở Y tế TP.HCM quản lý cả nhân sự và tổ chức hành chính. Tháng 7-2020, việc sáp nhập nói trên hoàn tất.
Khi nào phải ký cam kết nếu không tiêm vắc xin Covid-19 ?
UBND TP.HCM vừa yêu cầu các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện chiến dịch truyền thông, phối hợp và triển khai quyết liệt, đồng loạt để vận động mọi người dân đi tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Theo đó, các doanh nghiệp lập danh sách người lao động đủ điều kiện tiêm mũi nhắc lại lần 2 để phối hợp chính quyền sở tại tổ chức tiêm vắc xin ngay tại chỗ. Căn cứ dữ liệu trên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, Sở TT-TT sẽ chủ động nhắn tin cho từng người dân đến các điểm tiêm đã được ngành y tế công khai để được tiêm nhắc lại nếu đủ điều kiện.
Danh sách điểm tiêm cố định, điểm tiêm lưu động sẽ được công khai, kết quả tiêm vắc xin của từng địa bàn cập nhật hằng ngày lên cổng thông tin điện tử ngành y tế. Trung tâm y tế các địa phương khẩn trương tiếp nhận hết vắc xin đã được phân bổ, đảm bảo trên 90% dân số trên địa bàn được tiêm mũi 3 và các đối tượng phù hợp tiêm mũi 4 được tiêm đầy đủ, không để xảy ra tình trạng hủy vắc xin do hết hạn sử dụng. Đáng chú ý, trong trường hợp đã được vận động mà người dân không đồng ý tiêm thì phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh. Các địa phương tổng hợp báo cáo số lượng người dân không đồng ý tiêm về Sở Y tế ngay sau khi đợt cao điểm kết thúc.
Trước TP.HCM, nhiều địa phương khác như Bình Phước, Sóc Trăng cũng yêu cầu người dân không đồng ý tiêm vắc xin Covid-19 phải ký cam kết, chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh và gặp phải nhiều ý kiến phản biện của chuyên gia dịch tễ.
Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) lý giải yêu cầu ký bản cam kết là thực hiện theo thông báo kết luận của Bộ Y tế. Cụ thể, Bộ Y tế yêu cầu ai không tiêm thì ký cam kết chịu trách nhiệm nếu làm lây lan dịch bệnh. Dù vậy, đến nay Bộ này cũng không hướng dẫn gì thêm việc chịu trách nhiệm ra sao.
Đại diện HCDC cho biết điều khoản xử phạt vi phạm nếu không tiêm dẫn đến lây lan dịch bệnh thì có thể áp dụng theo Nghị định 117/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nhưng trên thực tế, việc yêu cầu ký cam kết và chịu trách nhiệm để người dân nâng cao ý thức, mang tính răn đe hơn là kêu gọi tự nguyện bởi chưa có chế tài cụ thể. Ngành y tế khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin để tăng cường miễn dịch.
Giải đáp câu hỏi người dân ký cam kết ra sao, đại diện HCDC cho biết người dân nào được mời, vận động đi tiêm nhưng không đồng ý thì ký cam kết; và TP.HCM đang vận động, mời toàn dân trong độ tuổi tiêm. Sau khi ký cam kết, nếu có xảy ra tình huống thật thì xử lý theo Nghị định 117/2020 nhưng cần chứng minh những người mắc bệnh, ổ dịch phát sinh thực tế là do người dân đã ký cam kết gây ra là điều không dễ.
Theo khảo sát của PV Thanh Niên, nhiều địa phương cho biết trước mắt vẫn tập trung vào công tác vận động, giải thích lợi ích của việc tiêm vắc xin Covid-19 mũi tăng cường để người dân hiểu chứ chưa đặt nặng yêu cầu ký cam kết. Trước đây, các địa phương đã từng áp dụng yêu cầu này đối với những người cao tuổi, có bệnh lý nền không thể tiêm vắc xin hoặc gia đình thấy không an tâm. Do đó, việc yêu cầu ký cam kết sẽ thực hiện khi người dân đến điểm tiêm và không đồng ý tiêm.
Người dân TP.HCM không tiêm vắc xin Covid-19 phải ký cam kết, chịu trách nhiệm Sau khi được vận động tiêm vắc xin phòng Covid-19, TP.HCM yêu cầu người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh. Ngày 24.6, UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ban, ngành,tổ chức chính trị - xã hội, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục thực hiện chiến dịch...