Trung tâm Văn hóa, thông tin, Thể thao và Du lịch cấp huyện: Chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền
Sau hơn 1 năm thực hiện sáp nhập, hệ thống trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch (VH,TT,TT&DL) cấp huyện đã từng bước khắc phục khó khăn, đổi mới phương pháp lãnh đạo, điều hành, năng động, sáng tạo trong công tác chuyên môn, đặc biệt là tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền.
Cán bộ, viên chức phụ trách công tác tuyên truyền của Trung tâm VH,TT,TT&DL huyện Bá Thước luôn tích cực tìm tòi, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động.
Trung tâm VH,TT,TT&DL các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) được thành lập trên cơ sở hợp nhất trung tâm văn hóa – thông tin, thể dục, thể thao; trung tâm văn hóa – thông tin; trung tâm thể dục thể thao; đài truyền thanh – truyền hình; ban quản lý các di tích của các địa phương trong tỉnh.
Ngay sau khi đi vào hoạt động theo mô hình mới, trung tâm VH,TT,TT&DL cấp huyện đã nhanh chóng bắt nhịp, duy trì nền nếp hoạt động. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, nhằm chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của Nhân dân trên địa bàn.
Tại huyện Bá Thước, ngay sau khi được thành lập, Ban Giám đốc Trung tâm VH,TT,TT&DL huyện đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị, từ đó đề ra kế hoạch và chương trình hành động cụ thể. Đối với đội ngũ cán bộ, viên chức phụ trách công tác tuyên truyền luôn tích cực tìm tòi, khai thác các đề tài, xây dựng chuyên mục, đảm bảo chất lượng nội dung các chương trình phát thanh, thời sự truyền hình. Qua đó, thực hiện tốt việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của đất nước và địa phương đến với người dân trên sóng truyền thanh. Trong năm 2020, trung tâm đã xây dựng được 155 chương trình phát thanh, với 971 tin, bài; 150 chuyên mục (trong đó có 28 chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật; 68 chuyên mục về phòng, chống đại dịch COVID-19)… Hoạt động thu, phát sóng ở cả 4 trạm thu, phát lại đều được thực hiện đúng theo quy định, đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, năm 2020, trung tâm đã tổ chức trên 60 lượt xe tuyên truyền lưu động đến 21 xã, thị trấn trong huyện; treo 150 băng rôn, 224 khẩu hiệu; làm mới 150 pano, 5 cụm tranh tuyên truyền. Ngoài ra, trung tâm còn cử cán bộ bám sát cơ sở hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan, đơn vị, làng, xã…
Cùng với Trung tâm VH,TT,TT&DL huyện Bá Thước, sau khi hợp nhất, Trung tâm VH,TT,TT&DL huyện Quan Sơn xác định công tác thông tin, tuyên truyền là điểm mạnh của đơn vị, phục vụ đắc lực công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin cho Nhân dân. Trong năm 2020, trung tâm đã thực hiện treo 596 băng rôn, khẩu hiệu; dựng 8 cụm panô tấm lớn, xây dựng 6 cổng chào tại bản Sa Ná (xã Na Mèo) phục vụ xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu… Cùng với đó, sản xuất 351 chương trình phát thanh; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử huyện 398 tin bài, 195 video, 208 chương trình phát thanh; 25 tin cộng tác với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh… Nhiều chương trình nghệ thuật được trung tâm tổ chức đạt hiệu quả cao như: giao lưu, biểu diễn văn nghệ tại xã, thị trấn chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của tỉnh, lễ hội truyền thống ở địa phương; chương trình văn nghệ “Tết Sa Ná ấm tình dân bản”…
Có thể nói, sau hơn một năm thực hiện việc sáp nhập, hệ thống trung tâm VH,TT,TT&DL cấp huyện đã phát huy tốt vai trò là “cầu nối” đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Qua đó, góp phần động viên Nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, chung tay xây dựng nông thôn mới và đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Video đang HOT
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"
TPhó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan yêu cầu các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" cần được đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành...
Sáng 31/3, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Tới dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh; đồng chí Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP, Trưởng ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của TP và các điển hình được tuyên dương trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".
Toàn cảnh Hội nghị
Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao TP cho biết sau 20 năm triển khai, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã có bước phát triển nhất định, chất lượng các danh hiệu văn hoá được nâng cao. Phong trào đã gắn kết được nhiều cuộc vận động và chương trình hành động cách mạng, phát huy vai trò tự quản của người dân gắn với vai trò chỉ đạo và tổ chức hoạt động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp. Qua đó, đã không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Các nền tảng giá trị đạo đức được quan tâm gìn giữ, các quy tắc ứng xử văn hoá được hình thành từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trên địa bàn dân cư. Các chương trình, kế hoạch kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của TP tiếp tục được lồng ghép vào các nội dung chính của phong trào, được triển khai đến tận cơ sở. Thông qua phong trào đã thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế hàng năm của đơn vị, địa phương.
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Về kết quả cụ thể, trong thời gian qua, TP đã hỗ trợ vốn vay quỹ xoá đói giảm nghèo cho hơn 1 triệu lượt hộ, đảm bảo kịp thời nhu cầu vốn vay của hộ nghèo và cận nghèo. TP đã tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 196.437 lượt lao động, đã mua cấp khoảng 4,5 triệu thẻ Bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo của TP. Quỹ vì người nghèo các cấp đã hỗ trợ xây dựng khoảng 26.610 căn nhà tình thương, sửa chữa chống dột cho hơn 14 nghìn căn nhà, đồng thời xây mới và sửa chữa 880 căn nhà tình nghĩa...Đã có nhiều mô hình về thực hiện phong trào đoàn kết giúp nhau "xoá đói, giảm nghèo" ở cộng đồng dân cư đạt hiệu quả như: hộ khá giúp hộ khó, san sẻ yêu thương, hũ gạo tình thương, tủ đồ vì người nghèo...
Phong trào xây dựng gia đình văn hoá là một trong những nội dung trọng tâm của công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Phong trào đã đi vào nền nếp, góp phần xây dựng gia đình hoà thuận, không có bạo lực gia đình, có ý thức gìn giữ truyền thống gia đình Việt Nam. Trong 20 năm qua, đã có 20.788.697 lượt hộ gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hoá". Gia đình văn hoá cũng chính là cơ sở để TP triển khai tốt các phong trào xây dựng "khu phố - ấp văn hoá", "xã đạt chuẩn nông thôn mới", xã đạt chuẩn văn hoá - văn minh đô thị, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Trong 20 năm qua, đã có 23.967 lượt khu phố - ấp được công nhận danh hiệu "Khu phố - ấp văn hoá"; 1.657 lượt phường, xã, thị trấn đạt danh hiệu "phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị", " xã đạt chuẩn văn hoá- văn minh đô thị" và " xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới".
Tập thể và cá nhân nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch.
Qua phong trào xây dựng "người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến" đã xuất hiện các cá nhân tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: hiến đất làm đường, tham gia hiến máu nhân đạo, giúp đỡ người nghèo...
Theo đồng chí Trần Thế Thuận, thông qua phong trào đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng và hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, giữ vững môi trường văn hoá lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Phong trào được đánh giá thiết thực, hiệu quả nên đã lan toả và đi vào nhận thức của các tầng lớp nhân dân tạo ý thức tự giác, tự nguyện, tự quản của mọi tầng lớp Nhân dân khi tham gia thực hiện phong trào, góp phần hoàn thành các nội dung, chỉ tiêu trong từng danh hiệu văn hoá của phong trào.
Tại Hội nghị, đại diện các quận huyện, đơn vị, cá nhân đã trình bày tham luận, chia sẻ những kinh nghiệm và bài học từ thực tiễn; những mô hình nhằm giúp cho phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ngày một thiết thực, hiệu quả và có sức lan toả trong cộng đồng.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Trưởng ban Chỉ đạo phong trào cho biết, trải qua 20 năm, phong trào ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, và dần đi vào chiều sâu. Các nội dung tiêu chí trong phong trào đều gắn với cuộc sống hàng ngày của người dân. Từ cá nhân, gia đình, tổ dân phố, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu xây dựng con người văn hóa, môi trường văn hóa, lấy đó làm động lực thúc đẩy các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội.
Tập thể và cá nhân tiêu biểu được nhận bằng khen của UBND TP Hồ Chí Minh
Ghi nhận và biểu dương những kết quả mà TP cũng như những cá nhân, tập thể đã đạt được trong thời gian qua góp phần đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", đồng chí Võ Văn Hoan yêu cầu các địa phương trước hết cần đánh giá đúng vai trò, vị thế của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế -xã hội để có cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa. Cần nâng cao chất lượng các danh hiệu. Chỉ khi nhận thức được tính thực chất của các danh hiệu văn hóa được tôn vinh thì người dân mới hiểu được ý nghĩa thực sự mà các phong trào văn hóa mang lại cho cuộc sống của mình.
Hơn nữa, đồng chí cũng yêu cầu các phong trào cần được đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Đổi mới công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành. Đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm văn hóa cơ sở. Thường xuyên nhân rộng các mô hình sáng tạo, hiệu quả nhằm tìm ra các giải pháp mới, ứng dụng vào thực tiễn.
Dịp này, cán bộ và nhân dân khu phố 2, phường 10, quận 5 và hộ gia đình bà Trần Thị Bảo Hồng (khu phố 8, phường 5, quận 8) đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. 97 tập thể và 24 cá nhân được nhận Bằng khen của UBND TP Hồ Chí Minh vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn TP giai đoạn 2000-2020.
Phát huy vai trò của Mặt trận trong công tác bầu cử Các cơ quan, đơn vị, địa phương ở TP Cần Thơ đang tích cực triển khai những công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Thông tri số 13/TT-MTTW-BTT của Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQVN, Mặt trận các cấp tham gia thực hiện các...