Trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi: Chuẩn bị kỹ để trở lại
Do ảnh hưởng dịch bệnh, lịch học ở các trường vẫn đang tạm ngưng và chuyện đến các lớp học năng khiếu, kỹ năng của nhiều bạn trẻ, thiếu nhi cũng bị ảnh hưởng.
Cán bộ, nhân viên NTN quận 3 sát trùng các lớp học kỹ năng, chuẩn bị để mở lớp trở lại
Một số nơi vẫn mở lớp chiêu sinh, các bạn trẻ tham gia, người vô tư, người thấp thỏm trước bệnh dịch. Đó là những gì chúng tôi ghi nhận được tại các trung tâm văn hóa (TTVH), nhà thiếu nhi (NTN), nhà văn hóa (NVH) trên địa bàn TPHCM những ngày này.
Tạm ngưng để phòng dịch
Để tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (Covid-19) gây ra, Sở GD-ĐT TPHCM đã đề nghị các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm việc ngưng tất cả hoạt động chính khóa và ngoại khóa có liên quan đến học sinh, sinh viên, học viên; kể cả các trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy thêm, học thêm và giáo dục kỹ năng sống. Anh Quách Hải Đạt, Giám đốc NVH Sinh viên TPHCM, cho biết: “Tháng 3 tới đây là tháng thanh niên, dự kiến sẽ có nhiều hoạt động nổi bật, tuy nhiên phải dựa vào tình hình và chủ trương của thành phố để tổ chức phù hợp. Khi sinh viên đi học trở lại, NVH chắc chắn sẽ có nhiều hoạt động, chương trình thiết thực hỗ trợ các em”.
Tại NTN quận 3, công việc vệ sinh và sát khuẩn lớp học, dụng cụ học tập đều đã hoàn tất. Dung dịch rửa tay khô tại các lớp học cũng đã được trang bị đầy đủ. Tuy nhiên mọi hoạt động đều tạm ngừng để bảo đảm an toàn sức khỏe cho các em. Chị Nguyễn Thị Thanh (31 tuổi, ngụ quận 3), phụ huynh có con theo học ở đây, kể: “Bé nhà tôi mấy bữa nay đòi đến lớp học vẽ, nhưng bên NTN đã cho nghỉ như lịch ở trường đến hết tháng 2. Chiều nào, hết ba rồi đến mẹ thay phiên nhau ngồi tô vẽ với con, bữa nào 2 vợ chồng bận việc phải gửi nhờ nhà mấy dì, rồi nhờ mấy dì ngồi vẽ chung với cháu. Cháu mê học vẽ lắm, không được vẽ là nhõng nhẽo”.
Tình hình các lớp năng khiếu, kỹ năng tại NTN quận Thủ Đức cũng không khác gì. Một nhân viên bảo vệ cho hay, các lớp học đều đã cho tạm ngưng từ tết tới nay, dự kiến đến tháng 3 mới bắt đầu nhận đăng ký chiêu sinh trở lại. Đưa con đi dạo trong NTN, chị Lê Thị Thảo (39 tuổi, ngụ khu phố 3, phường Linh Trung, quận Thủ Đức) cho biết, thỉnh thoảng vẫn đưa con vào đây chơi vì không gian thoáng mát. “Ở nhà hoài ngột ngạt lắm. Bé thích nhảy múa nên tính qua tháng 3 các lớp chiêu sinh trở lại, tôi cho con theo học lớp ballet. Mong tình hình dịch bệnh sắp tới không có gì đáng lo ngại để các cháu còn đi học ở trường, đi học thêm năng khiếu”, chị Thảo nói.
Trong khi đó, mặc dù lịch khai giảng bắt đầu vào tháng 3, nhưng một số bạn trẻ đã đến ghi danh các lớp nữ công gia chánh, năng khiếu tại NVH Phụ nữ TPHCM (cơ sở 2, số 2 Nguyễn Đổng Chi, phường Tân Phú, quận 7). Theo nhân viên phòng ghi danh, vì tình hình dịch bệnh hiện tại, nên các lớp hoãn lịch khai giảng sang tháng, nhưng vẫn mở ghi danh sớm để mọi người đăng ký.
Video đang HOT
Tập luyện giữ gìn sức khỏe
Hơn 16 giờ, một số bạn trẻ bắt đầu lui tới NVH Thanh niên TPHCM (số 4 Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1), các phòng chức năng vẫn hoạt động bình thường. Khu vực sảnh, vài bạn trẻ ngồi chờ đến giờ lên lớp. Thu Trâm (22 tuổi, ngụ quận 1) cho hay: “Tôi đăng ký lớp khiêu vũ và bữa nay là buổi đầu tiên, háo hức đi học lắm nên tranh thủ đến sớm. Nghe dịch bệnh cũng lo, nhưng tôi nghĩ ra ngoài đeo khẩu trang, rửa tay cẩn thận thì cũng không đến nỗi nào. Học khiêu vũ cũng là cách để mình thư giãn và rèn luyện sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh là cần thiết và chuyện tham gia lớp học năng khiếu cũng không có gì quá lo lắng”.
Đi cùng với Trâm, Trần Thị Thu Thủy (25 tuổi, ngụ quận 3) vừa hoàn thành lớp khiêu vũ giao tiếp và bắt đầu chuyển sang lớp chuyên đề. “Có dịch bệnh nên mọi người đến lớp cũng cẩn thận lắm, khẩu trang rồi nước rửa tay khô đều trang bị đầy đủ, nhưng ai cũng tranh thủ đi học chứ không có bỏ ngang giữa chừng”, Thủy nói. Theo chia sẻ từ cô Hương Liên (giáo viên dạy khiêu vũ tại NVH Thanh niên): “Hiện tại, các lớp khiêu vũ đã bắt đầu khai giảng các khóa học mới và nhận học viên liên tục. Riêng các lớp về kỹ năng dẫn chương trình, thuyết trình, người mẫu thời trang hiện tạm ngừng khóa học mới, dự kiến sẽ có lịch khai giảng vào khoảng tháng 3″.
Tại khu vực phòng tập thể hình, mọi hoạt động tập luyện diễn ra tích cực. Nguyễn Quốc Hưng (25 tuổi, ngụ quận 10) kể: “Hồi trước, tập xong nghỉ mệt cho xuống mồ hôi rồi về. Bây giờ trước và sau khi tập, tôi đều rửa tay với xà phòng cẩn thận. Còn chuyện đeo khẩu trang thì ra ngoài phòng tập tôi mới đeo, vì trong quá trình tập động tác còn đi kèm với nhịp thở, nên đeo khẩu trang xuyên suốt thì khá ngộp và vướng víu”.
Tại TTVH quận Thủ Đức, một số lớp học như lớp Aerobic, lớp thể hình, lớp khiêu vũ… vẫn hoạt động. Không ít học viên đã đăng ký và không muốn bỏ ngang. Đang ngồi đợi vào lớp nhảy hiện đại, bạn Trần Thị Trinh (22 tuổi, ngụ quận Thủ Đức), cho biết lớp học bắt đầu từ 6 giờ. “Mình bắt đầu đi học từ tuần trước. Tập nhảy cùng có khoảng 2 người nữa. Dù ít người nhưng thầy vẫn nhiệt tình đến lớp. Riêng mình, ở nhà hoài cũng chán, đi tập thấy tinh thần thoải mái hơn. Miễn là biết cách bảo đảm an toàn vệ sinh như khuyến cáo phòng chống dịch là được rồi, không cần quá căng thẳng”, Trinh nói.
Cô Mây (giáo viên dạy Aerobic) cho biết: “Trước tết, lớp khá đông nhưng nay trung bình còn khoảng 10 học viên/lớp. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng duy trì 3 lớp, vì việc tập luyện tăng sức đề kháng, rất có ích cho sức khỏe của các bạn trẻ”. Riêng thầy Hoàng Hiếu (giáo viên dạy lớp nhảy hiện đại, khiêu vũ) than thở: “Vì dịch bệnh nên nhiều người ngại ra đường, huống gì đến các lớp năng khiếu. Học viên đến lớp đều tự trang bị khẩu trang, nước rửa tay khô. Nay còn 10 học viên và chúng tôi vẫn cố gắng duy trì”.
THIÊN THANH – CA DAO
Theo SGGP
Công trình măng non: Nơi học sinh chủ động phân loại rác thải nhựa
Hội Đông Đội Trung ương vừa phối hợp với nhãn hàng dụng cụ học sinh Điểm 10 tô chức lê phát động chương trình " Vì mái trường xanh" 2019.
Học sinh trường tiểu học Phương Liệt hăng hái tham gia trò chơi tại Lễ phát động.
Chương trình được tổ chức với mục đích trao học bổng cho các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học thông qua hoạt động phân loại rác thải nhựa tái chế và các dụng cụ học tập đã qua sử dụng ngay tại trường.
Bên cạnh đó, chương trình "Vì mái trường xanh" còn góp phần giáo dục các em học sinh ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định; kiến thức để phân loại rác hữu cơ, rác tái chế và các loại rác khác ngay tại địa phương.
Đồng thời, thông qua chương trình phát huy tinh thần tương thân, tương ái cho các em học sinh.
Phát biểu tại lễ phát động, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang nhấn mạnh: Rác thải đang trở thành vấn nạn của toàn cầu khi chúng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Ngoài việc hạn chế sử dụng đồ dùng khó tiêu hủy, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ việc phân loại rác thải tại nguồn trở nên đặc biệt quan trọng. Chỉ khi rác được để đúng nơi quy định, đúng chủng loại thì việc xử lý rác mới đạt được hiệu quả cao.
Chị Nguyễn Phạm Duy Trang - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội và đại diện Tập đoàn Thiên Long trao biểu trưng "Công trình măng non" cho thầy và trò trường tiểu học Phương Liệt.
Theo Ban tổ chức, Học bổng "Vì mái trường xanh" được xây dựng dựa trên số tiền quy đổi từ sản phẩm Thiên Long đã qua sử dụng do các em học sinh đóng góp vào "Công trình Măng Non". Đó có thể là dụng cụ học sinh Điểm 10 và các sản phẩm khác của Thiên Long.
Sau hai tháng phát động chương trình, Tập đoàn Thiên Long sẽ tổng hợp, kiểm đếm và quy đổi các sản phẩm Thiên Long thu gom được thành các suất học bổng cho mỗi trường với cách tính là cứ 500 đồng cho một sản phẩm.
Dự kiến, mỗi trường sẽ nhận được tổng giá trị học bổng khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng.
Được biết, ngay trong năm 2019, Ban tổ chức thực hiện thí điểm chương trình tại 10 trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng với trường Phương Liệt là trường tiểu học duy nhất nhận học bổng từ chương trình sẽ có 9 trường trung học cơ sở (THCS) khác gồm: Trường THCS Phú Lương (quận Hà Đông); THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm); THCS Kim Hoa, THCS Đại Thịnh, THCS Mê Linh, THCS Tiến Thắng (huyện Mê Linh); THCS Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm); THCS Thăng Long, THCS Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình).
"Công trình măng non" là một mô hình đặc biệt, nơi để các em học sinh phân loại rác thải nhựa tái chế ngay tại nguồn. Mô hình được thiết kế với kiểu dáng giống như một ngôi nhà nhỏ sinh động, gồm hai ngăn đựng riêng biệt: ngăn đựng rác thải nhựa tái chế được như: túi nhựa, hộp nhựa, hộp sữa... và ngăn đựng các sản phẩm Thiên Long đã qua sử dụng.
Với thiết kế độc đáo, bắt mắt, "Công trình măng non" hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm của các em học sinh, đóng góp và phân loại rác, giúp ngôi trường trở nên trong lành và sạch đẹp hơn.
Ngọc Trang
Theo giaoducthoidai
Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Nông gần 50 tỷ đồng xuống cấp trầm trọng Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Nông xây dựng gần 50 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng và chưa đươc quyêt toan hồ sơ xây dựng nhưng nhiều hạng mục bị xuống cấp. Trung tâm Văn hóa tỉnh co tổng diện tích được quy hoạch là 3,2 ha, giai đoan 1 đươc khanh thanh năm 2010, vơi tông kinh phí đầu tư...