Trung tâm triển lãm và hội chợ Tân Bình thành bệnh viện dã chiến 3 tầng, quy mô 1.000 giường
Bệnh viện đặt tại Trung tâm triển lãm và hội chợ Tân Bình. Đây là bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 3 tầng, điều trị bệnh nhân nhẹ, trung bình và nặng với quy mô 1.000 giường đầu tiên ở TP.HCM.
Trung tâm triển lãm và hội chợ Tân Bình được hoán đổi thành Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 quy mô 1.000 giường – Ảnh: H.L.
Bệnh viện Thống Nhất (Bộ Y tế) ngày 18-8 khánh thành Bệnh viện dã chiến tiếp nhận COVID-19 3 tầng, quy mô 1.000 giường đặt tại Trung tâm triển lãm và hội chợ Tân Bình (446 đường Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM).
PGS.TS Lê Đình Thanh – giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, kiêm giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 – cho biết hiện nay số F0 quá đông, các bệnh viện đều quá tải, việc vận chuyển từ bệnh viện này sang bệnh viện khác không còn phù hợp.
Đơn vị làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận Tân Bình, khẩn trương thành lập bệnh viện dã chiến đa tầng nhằm tiếp nhận các bệnh nhân từ nhẹ đến nặng, tiết kiệm việc di chuyển, đồng thời giảm thiểu số ca mắc chuyển từ nhẹ sang nặng.
Dự kiến cuối tuần này, bệnh viện sẽ đi vào hoạt động, chính thức tiếp nhận bệnh nhân.
Cùng với sự hỗ trợ nguồn lực từ các bệnh viện, Trung tâm Y tế quận, để đảm bảo việc chăm sóc cho người bệnh, Bệnh viện Thống Nhất sẽ phân bổ 139 y bác sĩ (có cả nhân viên y tế nghỉ hưu) của đơn vị cùng tham gia. Ngoài ra, đơn vị còn trang bị 150 đầu oxy, nhiều máy thở, máy xét nghiệm, X-quang tại chỗ.
Video đang HOT
Với quy mô 1.000 giường cho 3 tầng điều trị, trong đó tầng 1 có 300 giường cho bệnh nhân nhẹ; 650 giường ở tầng 2 cho bệnh nhân mức độ trung bình và 50 giường ở tầng 3 cho bệnh nhân nặng.
Lãnh đạo Bộ Y tế kiểm tra việc thiết lập giường bệnh, các trang thiết bị y tế tại bệnh viện – Ảnh: H.L.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn – trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM – cho biết TP.HCM đang bước vào cao điểm 1 tháng kiểm soát dịch bệnh. Việc thành lập bệnh viện dã chiến này sẽ là cơ hội cho người dân Tân Bình có nơi điều trị tại chỗ, tiếp cận dịch vụ y tế nhanh và an toàn nhất.
Thứ trưởng đề nghị các đơn vị phải đảm bảo nguồn nhân lực, thiết bị, vật tư tiêu hao và đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc điều trị bệnh nhân.
Ông Tăng Chí Thượng – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết hiện TP.HCM đang thực hiện mô hình tháp 3 tầng điều trị bệnh nhân COVID-19.
Trong đó, tầng 1 cách ly F0 tại nhà và 153 cơ sở cách ly tập trung tại 22 quận huyện với gần 24.000 giường; tầng 2 gồm có 74 bệnh viện điều trị với 49.392 giường và tầng 3 gồm 8 bệnh viện hồi sức trên địa bàn và 5 Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 của Bộ Y tế với gần 3.850 giường.
Bình Dương gấp rút xây thêm bệnh viện dã chiến
Với gần 50.000 ca COVID-19 và tốc độ lây nhiễm chưa chậm lại, Bình Dương đang là vùng dịch "nóng" không kém TP.HCM.
Tỉnh này đang xây thêm bệnh viện dã chiến và chạy đua giảm tỉ lệ ca tử vong.
Thi công mở rộng khu điều trị dã chiến cho bệnh nhân COVID-19 tại Bình Dương - Ảnh: B.SƠN
Bình Dương đặt ra mục tiêu trở lại trạng thái "bình thường mới" từ ngày 1-9 (sớm hơn TP.HCM) với việc tổ chức sản xuất trở lại ở những "vùng xanh". Việc này được Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh đánh giá là "rất khó" nhưng sẽ nỗ lực thực hiện.
Cách ly F0 tại nhà: phải cân nhắc
Bác sĩ Nguyễn Hồng Chương - giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương - cho biết mục tiêu tỉnh đặt ra là cố gắng giảm tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 tử vong. Tuy nhiên, với tổng số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng cao thì việc cần thiết lúc này là có thêm giường bệnh, đặc biệt là giường bệnh cho các F0 nhẹ, chưa triệu chứng để cách ly, điều trị từ sớm, hạn chế bệnh nhân chuyển nặng gây áp lực cho các tuyến trên.
Bình Dương hiện đã có tới 21 khu điều trị, trong đó có những bệnh viện dã chiến rất lớn do doanh nghiệp hỗ trợ nhưng cần phải tiếp tục mở rộng công suất mới có thể đáp ứng được số ca bệnh vẫn đang tăng. Ông Nguyễn Văn Lợi - bí thư Tỉnh ủy Bình Dương - mới đây đã đi khảo sát khu điều trị dã chiến Thới Hòa, thị xã Bến Cát và yêu cầu nâng công suất thêm 7.000 giường, tổng cộng sẽ thành 12.300 giường.
Một vấn đề mới đang được quan tâm là cho cách ly F0 tại nhà. Mặc dù UBND tỉnh Bình Dương vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc để triển khai, nhưng có ý kiến cho rằng đặc thù của Bình Dương rất khác với TP.HCM về điều kiện nơi ở trọ, hoàn cảnh của người lao động nên nếu cách ly F0 tại phòng trọ sẽ có rủi ro rất cao.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Chương cho biết Bình Dương mới thí điểm cho 1.000 F0 cách ly tại nhà và chỉ áp dụng cho một số huyện, thị phía bắc của tỉnh có điều kiện rộng rãi. Còn các đô thị đông dân và gần TP.HCM như TP Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên..., do mật độ dân số, điều kiện phòng trọ nhỏ hẹp... nên việc cách ly F0 tại nhà sẽ được xem xét thận trọng.
Đại diện một số doanh nghiệp hỗ trợ Bình Dương xây dựng bệnh viện dã chiến cho rằng không nên cách ly F0 tại nhà khi điều kiện của tỉnh chưa đến mức quá tải và doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ tỉnh mở rộng các khu điều trị dã chiến để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Tiêm vắc xin, giữ chân công nhân
Đại diện Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cho biết tới nay các bệnh viện dã chiến phát huy tác dụng rất tốt. Ví dụ như khu điều trị Thới Hòa tuy mới đưa vào hoạt động nhưng đã tiếp nhận 2.240 ca F0 và đã cho xuất viện 580 ca F0 (tỉ lệ xuất viện 26%).
Tính tới nay, người dân Bình Dương đã giãn cách theo chỉ thị 16 hơn một tháng (áp dụng trước khi Chính phủ có chủ trương thực hiện cho 19 tỉnh phía Nam) nên người lao động "ở đâu ở yên đó" hiện đang khá bí bách, gặp khó khăn khi không được về quê mà ở lại cũng không đi làm nên không có thu nhập. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết chỉ tạo điều kiện cho một số trẻ em, người già... về quê khi có văn bản đề nghị của UBND các tỉnh. Đối với người trong độ tuổi lao động, tỉnh đề nghị bà con ở lại.
Đại diện Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Bình Dương cho biết để giữ chân, hỗ trợ người lao động, ngoài chính sách chung của trung ương (hỗ trợ lao động tự do mất việc 1,5 triệu đồng/người...), tỉnh còn hỗ trợ cho người lao động khó khăn một phần tiền phòng trọ 300.000 đồng/người và tiền lương thực, thực phẩm 500.000 đồng/người. Ước tính sẽ có hàng trăm ngàn người dân được nhận hỗ trợ, nhưng tiến độ thực hiện trong thực tế hiện nay chưa cao.
Ông Bùi Minh Trí - trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương - cho biết tới nay 87% người lao động thực hiện "3 tại chỗ" tại hơn 1.300 nhà máy đã được tiêm vắc xin mũi 1 nên phần nào họ cũng yên tâm hơn. Nhưng để chuẩn bị cho doanh nghiệp trở lại sản xuất khi chuyển sang trạng thái "bình thường mới" thì cần thêm rất nhiều vắc xin cho công nhân.
Ưu tiên vắc xin cho người lao động
Ông Nguyễn Hoàng Thao - phó bí thư Tỉnh ủy Bình Dương - cho biết vừa qua Bộ Y tế đã có quyết định phân bổ cho tỉnh 250.000 liều vắc xin AstraZeneca và hơn 15.000 liều Pfizer. "Chúng tôi cam kết sẽ tiêm hết số vắc xin này trong vòng 3 ngày và sẽ phân bổ minh bạch, trong đó tiếp tục ưu tiên tiêm cho công nhân, người lao động ở tuyến đầu sản xuất. Việc kiểm soát đúng đối tượng, các cơ quan thanh tra, điều tra sẽ có biện pháp nghiệp vụ để giám sát" - ông Thao nói.
Kịch bản tăng lên 50.000 ca mắc Covid-19, Bình Dương vẫn kiểm soát được Bí thư Bình Dương nêu kịch bản toàn tỉnh có số ca mắc Covid-19 lên 50.000 người thì các ngành chức năng, cùng với sự giúp sức của chuyên gia, đơn vị chi viện, địa phương vẫn kiểm soát được. Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nêu kịch bản toàn tỉnh có 50.000 ca mắc Covid-19 thì tỉnh vẫn...