Trung tâm thương mại ở Moscow bốc cháy dữ dội, nhiều ngườicó thể vẫn mắc kẹt bên trong
Một đám cháy lớn đã bùng lên bên trong tòa nhà văn phòng Grand Setun Plaza ở Moscow ngày 3/6. Các lực lượng khẩn cấp đã được triển khai tới hiện trường.
Lực lượng cứu hộ Nga đánh giá, vụ cháy trên “ở mức nguy hiểm cao nhất”. Theo ghi nhận của truyền thông, việc sơ tán những người bên trong tòa nhà đang diễn ra. Interfax đưa tin, hiện có tới 15 nhân viên văn phòng đang mất tích.
“Có thể họ vẫn ở bên trong”, Interfax dẫn nguồn tin từ các lực lượng khẩn cấp cho hay.
Video từ hiện trường cho thấy một đám khói dày bốc lên từ tòa nhà. Các nhà chức trách đã chặn các phương tiện lưu thông ở con đường gần đó.
Video đang HOT
Hơn 120 người đã được sơ tán, cho tới nay, chưa có trường hợp thương vong nào được ghi nhận. Theo Tass, vụ cháy đã bốc lên 5 tầng của tòa nhà.
Bộ trưởng Bộ Các trường hợp khẩn cấp Alexander Kurenkov mới được bổ nhiệm cũng đã tới hiện trường để xem xét tình hình. Interfax dẫn một nguồn tin thân cận cho biết các nhà chức trách cho rằng chập điện có thể là nguyên nhân gây ra vụ cháy. Những bài báo khác thì nói rằng các điều tra viên vẫn đang kiểm tra xem liệu có liên quan đến các hành vi cố ý phá hoại hay không./.
Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga không phát huy tác dụng vì giá năng lượng tăng cao
Tác động từ lệnh cấm Nga của Liên minh châu Âu (EU) có thể bị cản trở do giá năng lượng tăng cao và các quốc gia khác sẵn sàng mua dầu Nga.
Tàu chở dầu Moscow University tại cảng Kozmino, Nga. Ảnh: Reuters
Quyết định cấm một phần dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU) được cho là một đòn cú giáng vào nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, tác động từ lệnh cấm này có thể bị cản trở do giá năng lượng tăng cao và các quốc gia khác sẵn sàng mua dầu Nga.
Theo hãng tin AP, cuối ngày 30/5, các nhà lãnh đạo EU đa nhất trí cắt giảm lượng dầu nhập khẩu của Nga tới 90% trong 6 tháng tới. Khối liên minh với 27 quốc gia thành viên phụ thuộc thuộc vào Nga với 25% dầu mỏ và 40% khí đốt tự nhiên.
"Lệnh trừng phạt có một mục tiêu duy nhất: buộc Nga chấm dứt xung đột và rút binh sĩ, đạt được nhất trí với Ukraine về một nền hòa bình công bằng và hợp lý", Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu. Ukraine ước tính lệnh cấm có thể khiến Nga thiệt hại hàng chục tỷ USD.
Các nhà lãnh đạo châu Âu ca ngợi quyết định trên là một bước ngoặt, nhưng giới phân tích cảnh báo EU cần thận trọng hơn. Lệnh cấm của EU được áp dụng đối với tất cả dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển. Với sự phản đối của Hungary, dầu của Nga vẫn sẽ chảy qua đường ống Druzhba tới một số quốc gia ở Trung Âu và đây là một sự miễn trừ trừng phạt.
Theo ông Chris Weafer - Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Macro-Advisory, bên cạnh việc duy trì một số thị trường châu Âu, Nga có thể bán một lượng dầu vốn dĩ chuyển cho châu Âu theo cam kết từ trước sang Trung Quốc, Ấn Độ và các khách hàng khác ở châu Á với giá "hữu nghị".
"Ngay hiện tại, lệnh cấm này không gây ra nỗi đau tài chính quá lớn cho Nga vì giá năng lượng toàn cầu đang gia tăng. Giá cao hơn rất nhiều so với năm ngoái. Ngay cả khi Nga đề nghị giá giảm, nước này vẫn thu về được lợi nhuận từ dầu tương đương năm ngoái", vị chuyên gia giải thích.
Ông Chris Weafer lưu ý "Ấn Độ luôn là một người mua sẵn sàng" và "Trung Quốc thì chắc chắn luôn muốn mua thêm dầu Nga" vì "hai nước này đều được giảm giá lớn so với giá thị trường toàn cầu".
Matteo Villa, một nhà phân tích tại viện nghiên cứu chiến lược ISPI ở Milan (Italy), cho biết Nga sẽ bị ảnh hưởng khá lớn ngay bây giờ nhưng cảnh báo về lâu dài, các lệnh trừng phạt có thể phản tác dụng. "Rủi ro là giá dầu toàn cầu tăng do các lệnh trừng phạt của châu Âu. Và nếu giá tăng nhiều, Nga bắt đầu kiếm được nhiều hơn. Khi đó, rõ ràng là châu Âu thua ngược", ông nói.
Cũng giống như các vòng trừng phạt trước, lệnh cấm dầu Nga không thể thuyết phục Điện Kremlin chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt của mình. Moskva cho rằng những lệnh trừng phạt mới này muốn "hủy diệt" nền kinh tế Nga và kêu gọi sự ủng hộ từ công chúng phản đối phương Tây.
Ông Dmitry Medvedev, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga, nhấn mạnh lệnh cấm vận dầu được đưa ra chỉ nhằm mục đích làm giảm thu nhập xuất khẩu của đất nước và buộc chính phủ phải giảm quy mô lợi ích xã hội.
Nga cho biết đã có những biện pháp đáp trả trước loạt lệnh trừng phạt dồn dập. Tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom của Nga cho biết họ ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho hai công ty lớn của Hà Lan là GasTerra và công ty Oersted của Đan Mạch, đồng thời cũng dừng việc vận chuyển dầu cho công ty năng lượng châu Âu Shell. Trước đó, Gazprom cũng đã ngưng dòng chảy đến Bulgaria, Ba Lan và Phần Lan.
Ngoại trưởng Nga: tăng quan hệ kinh tế với Trung Quốc, không chắc cần nối lại quan hệ phương Tây Ngày 23.5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Moscow hy vọng có thể tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Theo ông, Nga cũng có ý định xây dựng quan hệ với các nước không chịu ảnh hưởng của phương Tây và sẽ cân nhắc việc nối lại quan hệ với phương Tây lúc phù hợp và cần thiết. Phát biểu trước các...