Trung tâm thương mại đổi hướng kinh doanh
Xu hướng mua hàng trên mạng ngày càng phát triển nên các trung tâm mua sắm nghĩ cách níu chân khách, có thể là trưng bày tác phẩm nghệ thuật, điều trị sức khỏe, spa, tạo không gian mở để mọi người vui chơi, thư giãn…
Các chuyên gia bất động sản nhận định những trung tâm mua sắm phải trở thành khu dành cho cộng đồng với đầy đủ dịch vụ nếu như muốn tồn tại. Hiện tại, danh sách các nhà bán lẻ không thành công ngày càng nhiều lên, chẳng hạn như HMV và Blockbuster.
Mua sắm trên mạng Internet tiện lợi, nhưng lại thiếu đi sự gắn kết mang tính cộng đồng.
David Roberts, Giám đốc điều hành công ty kiến trúc Aedas cho rằng trong 20 năm tới, người dùng sẽ tìm những cửa hàng bán sách hay DVD trên các trang web. Đây cũng là lý do người dùng sẽ xem trung tâm mua sắm như là phòng trưng bày nghệ thuật, trung tâm giáo dục và điều trị sức khỏe và spa.
Các chủ sở hữu trung tâm mua sắm lớn như Land Securities, Intu, Westfield và Klepierre đã tăng số lượng nhà hàng, rạp phim để níu chân người mua sắm ở lại lâu hơn và đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi cho những khách hàng thường xuyên.
Tuy nhiên, những cách thức nói trên chưa đủ mạnh. Một số chuyên gia dự báo, khoảng 90% doanh số bán lẻ trực tuyến tăng ở Anh, Pháp và Đức từ giữa năm 2012 đến 2016, đạt 91,5 tỷ euro.
Robert cho rằng các chủ sở hữu trung tâm mua sắm cần mượn ý tưởng từ các thị trường đang phát triển như Dubai và Trung Quốc. Đây là những nơi mà các trung tâm mua sắm có các không gian mở để mọi người đến đây để thư giãn, vui chơi. “Mua sắm trên mạng Internet tiện lợi, nhưng lại thiếu đi sự gắn kết mang tính cộng đồng. Lỗ hổng này đang chờ đợi được lấp đầy”, ông nói.
Christian Ulbrich, Giám đốc điều hành tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi cho biết giờ đây các cửa hàng trở nên to hơn và trông giống như công viên thám hiểm để gây sự chú ý của người dùng. Ví dụ, cửa hàng Globetrotter đã trang bị bức tường leo núi và đường xe đạp để kiểm tra sản phẩm của họ ở Frankfurt, Đức.
Dù các nhà bán lẻ và chủ sở hữu trung tâm mua sắm đang phải vật lộn với những khó khăn để tìm ra phương thích kinh doanh phù hợp, nhưng tất cả đều đồng ý rằng các chủ sở hữu bất động sản nhà kho đều được hưởng lợi từ sự thay đổi thói quen bán lẻ hiện nay.
Cứ doanh số bán trực tuyến tăng 1 tỷ euro thì nhu cầu trung bình cần nhà kho thêm khoảng 72.000 m2 ở Anh, Đức và Pháp trong 5 năm qua, một báo cáo từ Prologis năm ngoái cho biết.
Simon Hope, Trưởng nhóm ở thị trường quỹ toàn cầu công ty tư vấn bất động sản Savills cho rằng xu hướng tiêu dùng đang thay đổi làm ảnh hưởng đến cách thức nhà đầu tư nhận thấy về bất động sản phục vụ cho hậu cần.
Video đang HOT
Thực tế, những quỹ đầu tư Na Uy và Trung Quốc gần đây đã rót tiền vào phân khúc bất động sản nhà kho. Lợi nhuận từ bất động sản liên quan đến hậu cần có thể đạt từ 6 hay 7% so với 4 hoặc 5% lợi nhuận kiếm được từ các trung tâm mua sắm hàng đầu.
Theo vietbao
Con số khủng khiếp của chiến đấu cơ khủng nhất hành tinh
Do chương trình cắt giảm chi tiêu tự động có hiệu lực nên Bộ Quốc phòng Mỹ bị mất hơn 40 tỉ USD trong số 549 tỉ USD cho năm tài khóa này.
F-35 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ sản xuất
Tuy nhiên, một chương trình của Lầu Năm Góc khó có khả năng bị tác động mạnh từ việc cắt giảm này chính là dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp F-35, bất chấp thực tế là chi phí cho chương trình này đắt gấp 4 lần so với bất kỳ chương trình vũ khí nào đang vận hành của Lầu Năm Góc.
Trong khi chi phí cho F-35 vượt mức ngân sách cho phép hàng tỉ USD và chậm giao hàng nhiều năm trời, chương trình này có vẻ như đang tiến triển tốt trong thời gian gần đây.
"Chúng tôi đã có tiến triển rất lớn trong những năm qua" - Steve O'Brya, Phó Chủ tịch chương trình phát triển kinh doanh F-35 của hãng Lockheed cho hay.
Người đứng đầu chương trình này bên phía quân đội là Trung tướng Christopher Bogdan đồng tình rằng có rất nhiều tiến triển trong thời gian qua nhưng Lockheed và nhà thầu chính nữa là Pratt & Whitney vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Ông Bogdan cho biế thêm là Australia cũng lên kế hoạch mua them 100 chiếc F-35 nữa.
Dưới đây là những con số khổng lồ liên quan tới chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 siêu tối tân của Mỹ. Đây cũng là một trong những chương trình vũ khí chi phí khổng lồ nhất của Mỹ từ trước tới nay.
Năm 2001: công việc xây dựng chiếc máy bay bắt đầu
84 tỉ USD: số tiền đã chi cho F-35
65: đây là con số máy bay đã được lắp ráp mặc dù việc thử nghiệm các máy bay vẫn còn chưa hoàn tất.
1,5 nghìn tỉ USD: đây là tổng số tiền cho việc phát triển, xây dựng và bay thử nghiệm cũng như bảo trì toàn bộ máy bay F-35 trong vòng đời 55 năm của máy bay.
2852: đây là con số máy bay mà Lầu Năm Góc đặt hàng từ năm 2001
81,7 triệu USD là tổng ước tính chi phí trên mỗi máy bay vào năm 2001
133.000 là con số việc làm mà chương trình F-35 hiện đang hỗ trợ.
2012 là năm được đề ra để bắt đầu sản xuất toàn tốc
15,3 triệu USD là tổng số tiền mà hãng Lockheed chi để vận động hành lang năm 2012
2019 là năm được lên kế hoạch để sản xuất đồng loạt
2443 là số lượng máy bay đang được đặt hàng.
162,5 triệu USD là ước tính hiện nay cho chi phí của mỗi máy bay
45 là số quốc gia mà hãng Lockheed và các nhà thầu phụ và nhà cung cấp cùng triển khai công việc sản xuất F-35
233 tỉ USD là ước tính tổng chi phí vào năm 2001
397 tỉ là ước tính tổng chi phí vào thời điểm hiện tại
365 là số máy bay dự kiến hoàn tất khi kết thúc đợt thử nghiệm vào năm 2018.
260.000 là số việc làm mà hãng Loockheed nói rằng chiếc máy bay này sẽ hỗ trợ khi việc sản xuất đồng loạt bắt đầu.
6,5 tỉ USD là trung bình thu nhập mà hãng Loockheed thu về từ các máy bay F-35 trong năm 2012. Hãng này kỳ vọng con số này sẽ tăng lên nữa trong những năm tới đây.
Theo vietbao
Nga phản đối video hướng dẫn tự tử Ngày 18-3, Cơ quan Giám sát hỗ trợ quyền tiêu dùng của Nga (Rospotrebnadzor) đã mạnh mẽ phản đối việc hướng dẫn tự tử được đăng tải trực tuyến trên mạng tìm kiếm Google và Youtube. Trong một tuyên bố Rospotrebnadzor cho biết: "Google tại Nga và Youtube LLC đã đăng tải video hướng dẫn hành động tự kết liễu đời mình, và...