Trung tâm thủ đô của Philippines bị phong tỏa, hơn 2 triệu người vẫn vào ra mỗi ngày
Chỉ vài tiếng sau khi Tổng thống Philippines – ông Rodrigo Duterte, tuyên bố phong tỏa 12,8 triệu dân thuộc vùng nội đô của Manila, cấp dưới của ông đã thông báo những “kẽ hở” của lệnh phong tỏa cho người dân.
“Lệnh phong tỏa sẽ không áp dụng với những người lao động sống ở vùng ngoại thành của Manila, nếu họ chứng minh được bản thân đang làm việc ở nội đô. Những công chức làm việc tại chính quyền địa phương cũng sẽ không bị hạn chế bởi lệnh phong tỏa”, ông Eduardo Ano, Bộ trưởng Nội vụ Philippines cho hay.
Theo thống kê, thông báo của ông Eduardo Ano đã “mở đường” cho hơn 2 triệu người ra vào khu vực phong tỏa mỗi ngày. Họ đều là người dân sống ở ngoại thành nhưng làm việc và học tập trong vùng nội đô Manila.
“Chủ các doanh nghiệp và các quan chức thuộc chính phủ cũng sẽ được miễn thực hiện lệnh phong tỏa. Những trường hợp cụ thể được miễn sẽ được công bố tại một bản thông báo trong thời gian tới”, ông Ano cho biết.
Theo tuyên bố của Tổng thống Rodrigo Duterte, lệnh phong tỏa nội đô Manila sẽ được thực hiện ở cả đất liền, trên biển và trên không. Đây là biện pháp mạnh mẽ nhất từ chính phủ Philippines nhằm đối phó với Covid-19.
Người dân Philippines sử dụng tàu điện ngầm trong dịch Covid-19 (ảnh: SCMP)
Tiến sĩ Anthony Leachon, cựu Hiệu trưởng của Đại học Y Philippines cho biết, lệnh phong tỏa của Philippines dường như được thực hiện một cách “nửa vời”.
Video đang HOT
Ông Anthony Leachon cho rằng, một lệnh phong tỏa thành công “phải được thực hiện cho tất cả hoặc không ai hết”.
“Tôi nghĩ rằng ông Rodrigo Duterte có ý định muốn phong tỏa tuyệt đối khu vực nội đô Manila, tuy nhiên, những quan chức khác thuộc nội các có vẻ chưa sẵn sàng. Họ có thể đối mặt với sự phàn nàn của người dân”, ông Leachon nói.
Tổng thống Philippines – ông Rodrigo Duterte làm xét nghiệm kiểm tra Covid-19 (ảnh: SCMP)
Bà Risa Hontiveros, thượng nghị sĩ Philippines cho rằng, còn có rất nhiều vấn đề của lệnh phong tỏa cần được làm rõ. Bà Risa Hontiveros cũng yêu cầu các ban ngành liên quan cần có hướng dẫn cụ thể về lệnh phong tỏa nội đô Manila.
“Người dân Philippines đang rất mong đợi một kế hoạch hiệu quả từ phía chính phủ. Họ cần được chính phủ lãnh đạo để đưa chúng ta ra khỏi đại dịch Covid-19″, bà Hontiveros cho biết.
Trong buổi họp báo về lệnh phong tỏa, ông Nograles – Bộ trưởng Nội các Philippines cũng tránh dùng từ phong tỏa mà gọi biện pháp của Tổng thống đưa ra là “cách ly cộng đồng”.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Theo danviet.vn
Bão Kammuri đổ bộ Philippines, ít nhất 3 người chết
Ít nhất ba người thiệt mạng khi bão Kammuri đổ bộ Philippines, gây mưa lớn, gió giật mạnh và phá huỷ nhiều nhà cửa.
Cảnh sát Philippines hôm nay cho biết hai trong ba nạn nhân là cư dân đảo Mindoro, phía nam thủ đô Manila. Một người đàn ông bị cây đổ trúng người, một người thiệt mạng do trúng mảnh gỗ. Nạn nhân thứ ba chết vì điện giật hôm 2/12 trong lúc sửa mái nhà để chống bão.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã hủy các công việc tại văn phòng chính phủ, trong khi các trường học và tòa án cũng phải đóng cửa khi bão Kammuri càn quét khu vực thủ đô Manila. 10 khu vực trên đảo Luzon bị mất điện do gió mạnh quật đổ cột điện.
Bão Kammuri tàn phá thị trấn Camalig trên đảo Luzon, Philippines hôm nay. Ảnh: Reuters.
Cơ quan khí tượng cho biết bão Kammuri đã suy yếu nhưng vẫn còn mạnh với sức gió lên tới 150 km/h. Sân bay quốc tế Manila phải đóng cửa từ 11h hôm nay và dự kiến 22h vận hành trở lại, tùy thuộc vào tình hình thời tiết. Gần 500 chuyến bay đã bị hủy, trong khi giới chức cảnh báo hành khách không nên tới sân bay.
Bão Kammuri đổ bộ đúng thời điểm Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 30 đang diễn ra tại Philippines, khiến các kế hoạch bị đảo lộn. Cuộc thi lướt ván đã bị tạm ngừng và nội dung ba môn phối hợp cũng được tổ chức sớm hơn dự kiến.
Khoảng 8.750 vận động viên và thành viên đoàn thể thao các nước Đông Nam Á tới Philippines tranh tài trong 56 bộ môn, giúp SEA Games 30 trở thành kỳ đại hội có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị của nước chủ nhà bị chỉ trích do hàng loạt sai sót về hậu cần.
Giám đốc điều hành ban tổ chức SEA Games 30 Ramon Suzara khẳng định Philippines đã có phương án dự phòng bão đổ bộ và đại hội sẽ không kéo dài hơn kế hoạch. "Với những môn như bóng rổ và bóng chuyền, các trận đấu sẽ được tổ chức theo kế hoạch mà không có khán giả. Điều này từng diễn ra trước đây", ông nói.
Theo danviet.vn
Lời xin lỗi SEA Games của TT Duterte 'chưa từng có ở lịch sử thể thao' Một quan chức Olympic cho rằng những lời xin lỗi của Tổng thống Rodrigo Duterte và Chủ tịch Hạ viện Alan Peter Cayetano là điều chưa có tiền lệ trong lịch sử thể thao. Vị quan chức Olympic phụ trách khu vực châu Á ca ngợi Tổng thống Rodrigo Duterte và Chủ tịch Hạ viện Alan Peter Cayetano, trưởng ban tổ chức SEA...